Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Những mẹo tập cho bé ăn dặm

Những mẹo tập cho bé ăn dặm

Ăn dặm là một trong những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tập cho bé ăn dặm chưa bao giờ dễ dàng đối với các bậc phụ huynh, đặc biệt đối với những người cha mẹ chưa có kinh nghiệm chăm sóc trẻ. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số mẹo hữu ích giúp bố mẹ tập cho bé ăn dặm dễ dàng hơn.

Vai trò quan trọng của ăn dặm

Cho bé ăn dặm là cho bé làm quen và tập ăn các thức ăn thô. Song song với việc ăn dặm, mẹ vẫn bổ sung đủ dinh dưỡng cho bé qua sữa mẹ, vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Đạt mốc 6 tháng tuổi, con cần khoảng 700kcal/ngày để đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, trong sữa mẹ lúc này chỉ có thể cung cấp gần 450kcal/ngày. Bên cạnh đó, lượng sắt trong sữa mẹ đã giảm nhiều, nên có thể chưa cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho con. Vì vậy, con cần được bổ sung thêm năng lượng ngoài sữa mẹ, và ăn dặm có thể giúp con bù trừ khoảng dinh dưỡng đó.

Cho bé ăn dặm vào giai đoạn nào?

Ăn dặm sớm có thể làm con chán ti mẹ, dẫn đến việc thiếu nguồn dinh dưỡng quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Vì vậy, theo healthline, thời điểm con có thể ăn dặm tốt nhất là ngưỡng con đạt 6 tháng tuổi, mẹ nhé.

Tham khảo: Bé 5 tháng ăn dặm được chưa?

Một số lưu ý trước khi tập cho bé ăn dặm

  • Mẹ nên nhớ trẻ con rất khác nhau. Mỗi bé có sở thích về những món ăn khác nhau, khẩu phần ít nhiều khác nhau, tốc độ ăn nhanh hay chậm cũng khác nhau.
  • Trước khi bắt đầu tập cho bé ăn dặm, mẹ vẫn nên cho bé bú sữa trước để đảm bảo đủ dinh dưỡng mỗi ngày cho bé.
  • Không nên ép bé ăn quá nhiều vì có thể làm bé cảm thấy khó chịu . Bé sẽ cho mẹ biết khi nào bé sẵn sàng để ăn.
  • Những thực phẩm có thể gây dị ứng cho bé là những thành phần có trong các món ăn như trứng, sữa, hải sản, đậu phộng, đậu nành và lúa mì.

các mẹo tập cho bé ăn dặm

Mẹo tập cho bé ăn dặm

  • Mẹ nên cho bé ăn món mới sau mỗi 3-5 ngày và nhớ để ý phản ứng của bé.
  • Mẹ nên chuẩn bị phần bột nhuyễn của bé đặc hơn bình thường. Nếu cần mẹ hoàn toàn có thể làm ấm bột và pha loãng bột bằng nước nóng hoặc sữa.
  • Nếu mẹ nấu bột cho bé ăn liền thì đừng làm quá đặc. Mẹ nên nấu loãng để bé dễ ăn cho đến khi bé uống nước tốt. Như vậy sẽ giúp bé tránh táo bón.
  • Mẹ có thể trữ đông đồ ăn của bé bằng khay đá viên. Cách này sẽ giúp mẹ dễ sử dụng và không phí phạm. Mẹ chỉ cần lưu ý bọc kín và ghi ngày tháng chính xác. Một số công ty đồ dùng nhà bếp còn sản xuất hộp trữ dạng đá viên có thể đóng kín rất tiện dụng.
  • Mẹ nên nấu 3-4 loại rau quả riêng biệt rồi nghiền hoặc cà nát cho bé. Sau đó cất từng loại trong những túi kín khí. Mỗi túi chỉ cho đồ ăn khoảng 1/3 thể tích túi, ghi rõ tên món ăn và ngày tháng. Mỗi khi chế biến, mẹ có thể dễ dàng hơn trong việc kết hợp nhiều loại rau với nhau .
  • Mẹ cũng nên chuẩn bị một ít viên đá trong ngăn đông. Nếu thức ăn quá nóng, mẹ chỉ cần bỏ 1 viên vào để làm nguội.
  • Những loại rau củ to và cứng, mẹ nên cắt nhỏ để nấu nhanh hơn và nghiền dễ hơn.
  • Mẹ cũng nên mua nhiều yếm ăn với nhiều màu sắc cho bé. Mẹ có thể quy định ngày ăn củ dền mặc yếm đỏ, ăn đậu mặc yếm xanh chẳng hạn.
  • Bé có thể chán ăn mỗi khi mọc răng. Nên mẹ cũng đừng lo lắng, việc này chỉ là tạm thời và sẽ qua rất nhanh.
  • Có khi mẹ cần cho bé thử hơn 10 lần để bé tiếp nhận một món ăn mới. Quan trọng là phải kiên nhẫn! Và mẹ cũng đừng cho là bé ghét món gì đó khi bé từ chối không ăn.
  • Mẹ không nên cho bé ăn những bữa ăn tương tự như người lớn. Vì chúng không phù hợp với lứa tuổi này. Mẹ sẽ có rất nhiều dịp khi bé hơn 1 tuổi.
  • Khi bé hiếu động hơn, bé có thể xao lãng việc ăn uống. Chỉ là do bé ham chơi thôi. Mẹ đừng quá lo, mọi chuyện sẽ qua nhanh thôi.

Tham khảo: Phương pháp ăn dặm BLW

Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích cho việc chăm sóc bé, mẹ hãy ghé thăm chuyên mục Chăm sóc béGóc chuyên gia của Huggies nhé!

Thông tin được cung cấp bởi Leanne Cooper – chuyên gia dinh dưỡng và là mẹ của 2 bé trai năng động – Dinh dưỡng cho trẻ con và em bé Sneakys

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;