MỤC LỤC BÀI VIẾT
Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé theo từng giai đoạn là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm. Thực đơn phải vừa đảm bảo dinh dưỡng, món ăn phong phú và còn phải giúp trẻ tăng cân. Bài viết của Huggies sẽ cung cấp cho mẹ thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi dễ làm và tăng cân nhanh!
>> Tham khảo thêm:
- 15 loại sữa cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi tốt được khuyên dùng
- Bé bị đầy bụng và nôn: Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả
- Nuôi con theo phương pháp EASY: Bé khoẻ, mẹ nhàn tênh
Nguyên tắc khi cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm
Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi, mẹ cần tuân theo những nguyên tắc sau:
- Trong những năm đầu đời, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ. Vậy nên, mẹ không được bỏ bú cho trẻ hoàn toàn, nên duy trì cho trẻ bú sữa mẹ khoảng 600ml - 800ml sữa/ngày.
- Bố mẹ cũng nên cho bé ăn thịt, cá, trứng… ở mức vừa phải, để tránh t làm gan và thận của trẻ phải làm việc quá sức, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Khi chế biến món ăn cho trẻ, nên hạn chế cho thêm gia vị và cố gắng giữ được vị nguyên bản của thực phẩm. Điều này sẽ giúp bé cảm nhận được trọn vẹn hương vị của món ăn, đồng thời tập cho trẻ thói quen ăn nhạt để đảm bảo sức khỏe của trẻ.
- Quy tắc chuẩn để nấu cháo cho bé lười ăn là 70ml nước và 10g gạo.
- Khi chế biến món ăn cho trẻ, bố mẹ có thể cho thêm chất béo. Lưu ý là cần cân đối giữa chất béo từ động vật và thực vật, cũng như không nên lạm dụng.
- Thực đơn cho bé nên được cân bằng giữa 4 nhóm chất chính: nhóm bột đường; nhóm chất đạm; nhóm chất béo; nhóm vitamin, khoáng chất và chất xơ.
- Khẩu phần ăn của trẻ nên được cân đo để phù hợp với cân nặng và độ tuổi. Tránh để bé ăn quá no, sẽ dẫn đến cảm giác chán ăn và lười ăn.
- Để thay đổi khẩu vị cho trẻ, thỉnh thoảng mẹ có thể cho trẻ ăn các loại rau củ luộc nhừ một chút để trẻ làm quen với việc cầm nằm, mút, cắn thức ăn.
>> Tham khảo:
- Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật từ 6 tháng đến 18 tháng toàn diện
- Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW cho bé 6 tháng
Đôi khi mẹ có thể cho trẻ ăn các loại rau củ để thay đổi khẩu vị (Nguồn: Sưu tầm)
Tham khảo thực đơn cho bé ăn dặm 7 tháng giúp bé phát triển
Bảng thực đơn ăn dặm của Viện dinh dưỡng Quốc gia
Khi xây dựng thực đơn cho bé, dù là ở bất kỳ độ tuổi nào, mẹ cũng nên cân nhắc theo khẩu phần và sở thích của bé. Vậy nên, mẹ không nên quá cứng nhắc trong việc ăn uống của bé mà nên linh động với nhu cầu của con. Dưới đây là thực đơn bé 7 tháng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia trong 1 tuần, mẹ có thể tham khảo:
Giờ | Thứ 2, 4 | Thứ 3, 5 | Thứ 6, Chủ nhật | Thứ 7 |
6h | Bú mẹ hoặc sữa công thức: 150-200ml | Bú mẹ hoặc sữa công thức: 150-200ml | Bú mẹ hoặc sữa công thức: 150-200ml | Bú mẹ hoặc sữa công thức: 150-200ml |
9h |
Bột thịt lợn Thịt lợn nạc: 10g Bột gạo: 10g Dầu ăn: 5g Lá rau xanh: 1 thìa cà phê |
Bột thịt gà Thịt gà: 10g Bột gạo: 10g Dầu ăn: 5g Lá rau xanh: 1 thìa cà phê |
Bột sữa Sữa bột: 3 thìa Bột gạo: 10g Dầu ăn: 5g Lá rau xanh: 1 thìa cà phê |
Bột trứng Trứng gà: 1/2 quả (lòng đỏ) Bột gạo: 10g Dầu ăn: 5g Lá rau xanh: 1 thìa cà phê |
10h | 1/3 quả chuối tiêu | 50g đu đủ | 1/3 quả hồng xiêm | 50g xoài |
11h | Bú mẹ | Bú mẹ | Bú mẹ | Bú mẹ |
14h |
Bột sữa Sữa bột: 3 thìa Bột gạo: 10g Dầu ăn: 5g Lá rau xanh: 1 thìa cà phê |
Bột thịt lợn Thịt lợn nạc: 10g Bột gạo: 10g Dầu ăn: 5g Lá rau xanh: 1 thìa cà phê |
Bột thịt gà Thịt gà: 10g Bột gạo: 10g Dầu ăn: 5g Lá rau xanh: 1 thìa cà phê |
Bột sữa Sữa bột: 3 thìa Bột gạo: 10g Dầu ăn: 5g Lá rau xanh: 1 thìa cà phê |
16h | Nước cam | Nước cam | Nước cam | Nước cam |
18h | Bú mẹ hoặc sữa công thức: 150-200ml | Bú mẹ hoặc sữa công thức: 150-200ml | Bú mẹ hoặc sữa công thức: 150-200ml | Bú mẹ hoặc sữa công thức: 150-200ml |
>> Tham khảo: Top 19 loại bánh ăn dặm cho bé 6 tháng ngon, dinh dưỡng
Bảng thực đơn cho bé ăn dặm 7 tháng theo Viện Dinh Dưỡng Quốc gia (Nguồn: Huggies)
Bảng thực đơn ăn dặm của Trung tâm dinh dưỡng Tp. HCM – Theo Sách Nuôi Con Mau Lớn
Ngày | 7:30 sáng | 11:30 sáng | 16:30 chiều |
Thứ Hai | Bột đậu với bí đỏ | Bột thịt heo và rau dền | Bột cá với bí xanh |
Thứ Ba | Bột đậu với bí đỏ | Bột cá và cà rốt | Bột gan với rau dền |
Thứ Tư | Cháo sườn kèm trứng (lòng đỏ) | Bột trứng và rau muống | Cháo gà với nấm rơm |
Thứ Năm | Bột sữa với cà rốt | Bột tôm và bí đỏ | Cháo óc heo với đậu Hà lan |
Thứ Sáu | Bột Risolac | Bột cua và rau mồng tơi | Cháo đậu xanh với khoai lang bí |
Thứ Bảy | Bột khoai tây nghiền với sữa | Bột tàu hũ và rau ngót | Bột đậu phộng và rau mồng tơi |
Chủ Nhật | Bột sữa với bông cải | Bột thịt bò và rau dền | Bột thịt heo và rau xà lách |
>> Tham khảo: Top 10 loại bột ăn dặm cho bé từ 5 tháng tuổi tốt nhất
Bảng thực đơn cho bé ăn dặm 7 tháng của Trung tâm dinh dưỡng Tp. HCM (Nguồn: Huggies)
Gợi ý thực đơn cho bé 7 tháng ăn dặm dinh dưỡng, bé tăng cân
1. Thực đơn cho trẻ 7 tháng: Cháo chim bồ câu và ngô ngọt
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Bột gạo: 20g;
- Thịt chim bồ câu: 20g;
- Một ít hạt ngô non xay nhỏ (lọc bỏ bã ngô);
- Dầu ăn.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Thịt chim bồ câu làm sạch, xay nhuyễn rồi xào chín với 1 thìa cà phê dầu ăn và ngô đã xay nhỏ.
- Bước 2: Trộn đều 20g bột gạo với nước luộc chim bồ câu, cho lên bếp đun lửa vừa và lưu ý khuấy đề tay.
- Bước 3: Sau 5 phút thì cho hỗn hợp ngô và thịt chim vào nồi, khuấy đều tay cho đến khi bột chín là đã hoàn thành món ăn.
>> Tham khảo: 9 cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm ngon miệng, đơn giản
2. Thực đơn cho bé 7 tháng tuổi: Cháo thịt bò
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Thịt bò: 30g;
- Cháo trắng nấu sẵn;
- Nấm rơm, ngô bao tử, ớt chuông;
- Dầu olive, phô mai.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Thịt bò rửa sạch, để ráo nước và thái lát nhỏ. Nấm rơm, ngô bao tử, ớt chuông cũng mang rửa sạch và thái hạt lựu.
- Bước 2: Đảo thịt bò với một chút dầu olive trên lửa vừa. Tiếp tục cho ngô, nấm, ớt chuông vào đảo đều cho tới khi chín.
- Bước 3: Cho cháo đã nấu sẵn vào hỗn hợp trên và đảo đều, sau đó tắt bếp và cho thêm phô mai vào. Để cháo nguội rồi cho vào máy xay nhuyễn là được.
>> Tham khảo: Cháo thịt bò cà rốt
3. Thực đơn cho bé 7 tháng tuổi: Cháo cá lóc
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Thịt cá lóc đã lọc xương: 50g;
- Cháo trắng nấu sẵn;
- Rau xanh xay nhuyễn: 1 thìa cà phê;
- Dầu ăn.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Thịt cá làm sạch rồi xay nhuyễn. Sau đó xào săn thịt cá với một ít dầu ăn.
- Bước 2: Tiếp theo cho cháo trắng vào nồi nấu sôi. Khi cháo sôi cho thịt cá và rau xanh xay nhuyễn vào trộn đều, nấu thêm 3 - 5 phút để rau chín. Lưu ý nên khuấy đều tay để cháo không bị khê.
Cháo cá lóc là món ăn nhiều dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)
4. Thực đơn cho bé 7 tháng tuổi: Bột thịt lợn rau ngót
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Bột gạo;
- Rau ngót;
- Thịt lợn nạc;
- Dầu ăn.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Thịt nạc rửa sạch rồi xay nhuyễn. Rau ngót cũng rửa sạch, xay nhuyễn rồi lọc lấy nước.
- Bước 2: Bắc nồi lên bếp, cho bột gạo vào trộn đều với nước rau ngót, sau đó cho thịt xay vào và khuấy đều đến khi bột chín. Đổ bột ra bát thêm chút dầu ăn là đã hoàn thành.
>> Tham khảo: Súp đậu hũ rau ngót
5. Thực đơn cho bé 7 tháng tuổi: Bột tôm rau cải ngọt
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Bột gạo;
- Tôm: 20g;
- Rau cải ngọt: 20g;
- Dầu ăn.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Tôm làm sạch, bóc vỏ và chỉ lấy phần thân, sau đó hấp chín rồi xay nhỏ.
- Bước 2: Rau cải ngọt chỉ lấy phần lá, rửa sạch rồi cho vào máy xay nhuyễn, lọc lấy nước.
- Bước 3: Trộn đều bột gạo với khoảng 200ml nước, sau đó cho vào nồi và khuấy đều tay. Đến khi bột sệt lại, cho tôm và rau vào, khuấy đều tay đến khi bột chín. Đổ bột ra bát rồi cho thêm chút dầu ăn.
>> Tham khảo: Món ngon cho bé: Súp tôm cà rốt
6. Thực đơn cho bé 7 tháng tuổi: Bột thịt lợn rau chùm ngây
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Thịt lợn nạc: 20g;
- Bột gạo: 20g;
- Rau chùm ngây: 20g;
- Dầu ăn.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Thịt nạc làm sạch, thái nhỏ, xay nhuyễn rồi đảo qua với một chút dầu ăn.
- Bước 2: Rau chùm ngây tuốt lấy lá, rửa sạch, thái nhỏ rồi đem xay nhuyễn.
- Bước 3: Trộn đều bột gạo với nước lọc rồi cho lên bếp đun với lửa vừa. Lưu ý khuấy đều tay để không bị vón cục.
- Bước 4: Khi bột sôi được khoảng 1 phút, cho thịt và rau đã xay nhuyễn vào trộn đều, cho tới khi bột sệt lại là được.
Các món ăn dặm cho bé 7 tháng dễ làm cho mẹ (Nguồn: Sưu tầm)
7. Thực đơn cho bé 7 tháng tuổi: Cháo sườn rau củ
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo: 20g;
- Sườn non: 4 miếng;
- Ngô ngọt, cà rốt, đậu hà lan: 10g;
- Dầu ăn.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Sườn non làm sạch, để ráo nước rồi cho vào ninh nhừ. Sau đó lọc hết phần thịt, nước luộc xương lọc bỏ cặn. Mang phần thịt lọc được xay nhuyễn.
- Bước 2: Gạo vo sạch, cho vào nồi nước xương đã lọc cặn, nấu thành cháo chín nhừ.
- Bước 3: Các loại rau củ rửa sạch, cho vào hấp chín rồi xay nhuyễn.
- Bước 4: Khi cháo đã chín nhừ, cho phần rau củ và phần thịt đã xay nhuyễn vào trộn đều . Khuấy đều tay thêm khoảng 5 phút nữa là đã hoàn thành món ăn.
>> Tham khảo:Trẻ biếng ăn: Nguyên nhân, cách giúp trẻ hết lười ăn
8. Thực đơn cho bé 7 tháng tuổi: Bột tôm khoai mỡ
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Bột gạo tẻ: 20g;
- Khoai mỡ: 20g;
- Tôm thịt: 5 con;
- Dầu ăn.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Tôm làm sạch, bóc vỏ, chỉ lấy phần thân rồi bằm nhuyễn.
- Bước 2: Khoai mỡ gọt vỏ, làm sạch, ngâm nước cho hết nhựa rồi mang hấp chín và nghiền nhuyễn.
- Bước 3: Trộn đều bột gạo với nước lọc rồi cho lên bếp khuấy đêu. Tiếp tục cho khoai và tôm đã băm nhuyễn vào khuấy đều, đến khi bột chín thêm chút dầu ăn là được.
>> Tham khảo: Cháo cho bé: Cháo tôm cải xanh dinh dưỡng, ngon miệng
9. Thực đơn cho bé 7 tháng tuổi: Bột đậu phụ trứng gà
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 lòng đỏ trứng gà;
- Đậu phụ: 20g;
- Bột gạo: 20g.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đậu phụ rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi. Sau đó vớt ra để ráo và dùng thìa nghiền nhuyễn.
- Bước 2: Trộn đều bột gạo với nước lọc cho hòa tan hết.
- Bước 3: Cho đậu phụ đã nghiền và lòng đỏ trứng vào một cái bát nhỏ rồi khuấy đều lên, tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Bước 4: Cho hai hỗn hợp bột và trứng, đậu phụ hòa tan với nhau rồi đặt lên bếp đun với lửa nhỏ, cho thêm chút dầu vào đợi sôi rồi tắt lửa.
Món ăn bột đậu phụ trứng gà (Nguồn: Sưu tầm)
10. Thực đơn cho bé 7 tháng tuổi: Bơ nghiền
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 quả bơ;
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Cách thực hiện:
Lọc lấy phần thịt của quả bơ, cho thêm sữa, đem nghiền nhuyễn hoặc xay mịn.
>> Tham khảo: 13 loại trái cây tốt cho bé ăn dặm và cách làm hoa quả ăn dặm cho bé
Lời khuyên của chuyên gia khi mẹ cho bé 7 tháng ăn dặm
Sau đây là một số điều nên và không nên làm. các mẹ cần lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm bé 7 tháng tuổi:
Những điều mẹ nên làm khi bé 7 tháng ăn dặm
- Tập cho trẻ ăn dặm vào một giờ nhất định để giúp xây dựng đồng hồ sinh học. Khi trẻ đói, trẻ sẽ ăn ngon hơn và tiêu thụ được nhiều hơn.
- Thay đổi các món ăn dặm cho bé 7 tháng thường xuyên để tăng thêm khẩu vị, giúp trẻ không bị ngán. Đừng quên bổ sung chất béo trong chế biến.
- Nếu bé ăn dặm bị táo bón, mẹ có thể bổ sung thêm rau củ và cho trẻ uống nước trái cây để tăng cường chất xơ.
- Mẹ cần đảm bảo lượng sữa tối thiểu từ 600 - 800ml/ngày cho trẻ, duy trì nguồn dinh dưỡng cần thiết.
- Mẹ có thể tận dụng hương vị tự nhiên và màu sắc của thực phẩm để giúp trẻ cảm nhận mùi vị thức ăn tốt hơn.
- Nếu muốn cho trẻ làm quen với loại thực phẩm nào đó, hãy cho bé nếm thử vào bữa ăn đầu tiên trong ngày với một lượng nhỏ (1 muỗng).
>> Tham khảo: 6 loại men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Dùng sao cho đúng?
Những điều mẹ không nên làm khi bé 7 tháng ăn dặm
- Không nên thêm ngũ cốc vào cháo: Nhiều mẹ nghĩ rằng ngũ cốc sẽ làm tăng dinh dưỡng, nhưng chúng có thể gây khó tiêu cho trẻ. Hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, nên cần hạn chế nhé.
- Không nên lạm dụng máy xay sinh tố, quá trình ăn dặm của trẻ sẽ bắt đầu từ ăn loãng, mịn rồi chuyển sang thức ăn đặc và nguyên hạt. Mẹ không nên xay nhuyễn quá nhiều, hãy xay thô dần để bé làm quen.
- Không nên dùng nước hầm xương nấu cháo, thực tế, nước hầm chỉ có vị ngọt và thơm, còn phần dinh dưỡng lại nằm ở phần thịt. Chất béo trong xương cũng gây cản trở trong việc hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.
- Không nấu cháo để con ăn cả ngày vì có thể làm giảm chất dinh dưỡng trong cháo. Cháo chỉ nên bảo quản trong 2 tiếng ở nhiệt độ thường và 3 tiếng ở ngăn mát tủ lạnh.
- Không nên ép bé ăn quá no
>> Tham khảo: Trẻ mấy tháng ăn dặm được? Có nên cho bé ăn dặm sớm?
Mẹ không nên ép trẻ ăn quá no dẫn đến tình trạng biếng ăn (Nguồn: Sưu tầm)
Câu hỏi thường gặp về dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi
Trẻ 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?
Khi trẻ đạt 7 tháng tuổi, bé trai thường có cân nặng dao động trong khoảng 7,4 - 9,2 kg và chiều cao trung bình từ 67 - 71 cm. Đối với bé gái, cân nặng thường nằm trong khoảng 6,8 - 8,6 kg, với chiều cao trung bình từ 65 - 69 cm.
>> Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi chuẩn WHO [Mới update]
Bé 7 tháng ăn ngày mấy bữa 1 ngày?
Các chuyên gia khuyên rằng, ở giai đoạn 7 tháng tuổi, trẻ có thể ăn 3 bữa/ngày, bao gồm bữa sáng, bữa trưa và bữa chiều. Tuy nhiên, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho cơ thể trẻ. Mỗi ngày, nên cho trẻ uống từ 3 – 4 cữ sữa, tương đương khoảng 600 - 800ml/ngày.
Bé 7 tháng tuổi ăn trái cây gì?
Ở giai đoạn 7 tháng tuổi, song song với việc bú sữa mẹ, bé sẽ cần bổ sung thêm các loại trái cây ăn dặm như: bơ, chuối chín, táo, xoài chín, cam, đào, lê, dưa hấu, đu đủ, kiwi,... Khi cho trẻ ăn trái cây, mẹ nên nghiền nát hoặc cắt nhỏ để bé dễ ăn và tránh nghẹn.
Trên đây là những nguyên tắc và các món ăn mẹ có thể tham khảo để xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi. Hy vọng thông qua bài viết này mẹ sẽ tránh được những sai lầm không đáng có và tự tin hơn khi chuẩn bị đồ ăn cho con. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác về quá trình ăn dặm của con, hãy ghé thăm Huggies ngay!
>> Bố mẹ có thể xem thêm:
- Thực Đơn Ăn Dặm 8 Tháng Cho Bé Tăng Cân, Phát Triển Khỏe Mạnh
- Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng đủ chất, tăng cân, chóng lớn
- Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi tăng cân, khỏe mạnh
Sản phẩm Huggies bố mẹ tìm mua nhiều:
Tã dán Huggies, tã dán Huggies tràm trà size M, tã dán Huggies tràm trà size L, tã dán Huggies tràm trà size XL, tã dán Huggies tràm trà size XXL, tã quần Huggies, tã quần Huggies tràm trà size L, tã quần Huggies tràm trà size M, tã quần Huggies tràm trà size XL, tã quần Huggies tràm trà size XXL