Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tuổi & kinh nghiệm chăm con
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho trẻ nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng từ A - Z
Cho con bú
Phát triển của bé qua từng tháng
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Trẻ 7 tháng ăn được gì? 20 loại thực phẩm - khoáng chất chăm bé khỏe tăng đề kháng

Ở giai đoạn 7 tháng tuổi, trẻ sẽ đạt được một số dấu mốc quan trọng về thể chất như biết ngồi, mọc chiếc răng đầu tiên, hệ cơ phát triển cứng cáp hơn,... Chính vì thế, việc cung cấp đầy đủ các loại dinh dưỡng trong giai đoạn này là vô cùng cần thiết, giúp bé phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, không ít mẹ bỉm thắc mắc bé 7 tháng ăn được gì để có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của  bé. Cùng theo dõi chia sẻ của Huggies trong bài viết dưới đây để lựa chọn thực phẩm phù hợp với bé yêu của mình nhé!

>> Tham khảo thêm: 

1. TOP 3 rau củ dành cho trẻ 7 tháng tuổi

Dưới đây là top 3 loại rau củ dành cho bé 7 tháng tuổi cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể của bé:

1.1. Cà rốt

Cà rốt là một loại thực phẩm giàu vitamin A giúp trẻ tăng cường thị lực. Đồng thời chứa nhiều dưỡng chất như sắt, canxi và kali giúp phát triển trí não, chiều cao và tăng sức đề kháng cho trẻ. Do đó, các mẹ bỉm có thể tham khảo các món ăn dặm từ cà rốt để thay đổi khẩu vị cho bé. Mẹ có thể nấu cà rốt theo nhiều cách khác nhau như cháo cà rốt thịt bò, làm bánh cà rốt hoặc nước ép cà rốt nguyên chất,...

Cà rốt

Cà rốt rất giàu vitamin A giúp trẻ tăng cường thị lực (Nguồn: Sưu tầm)

1.2. Khoai lang

Những thành phần dưỡng chất trong khoai lang như vitamin A, chất xơ, canxi,... giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cũng như hệ tiêu hóa của bé. Các mẹ bỉm có thể làm những món ăn dặm từ khoai lang cho bé như nấu cháo khoai lang thịt gà, súp khoai lang hoặc bánh khoai lang,...

Khoai lang

Khoai lang chứa vitamin A, chất xơ, canxi giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch (Nguồn: Sưu tầm)

1.3. Bông cải 

Bông cải xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất, không chỉ có khả năng chống ung thư mà còn có lợi cho tim mạch, hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ dị ứng ở trẻ. Bông cải xanh rất dễ chế biến, các mẹ có thể sơ chế rồi mang đi hấp cho bé ăn trực tiếp hoặc nấu cháo thịt bò bông cải xanh.

Bông cải xanh

Bông cải xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho tim mạch, hệ tiêu hóa (Nguồn: Sưu tầm)

2. TOP 7 trái cây dành cho trẻ 7 tháng tuổi

7 tháng là giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm, tập làm quen với các loại thực phẩm ngoài sữa mẹ, trong đó có trái cây. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện nên không phải loại hoa quả nào bé cũng có thể ăn được. Sau đây là 7 loại trái cây cho bé ăn dặm khi được 7 tháng tuổi mà mẹ đừng bỏ lỡ:

2.1. Táo

Táo là một loại trái cây giàu dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe tim mạch, hệ miễn dịch, sự phát triển của tế bào và hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ. Khi chế biến táo cho bé 7 tháng tuổi, các mẹ cần gọt vỏ, cắt nhỏ và hấp chín rồi xay nhuyễn với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Còn nếu mẹ muốn dùng táo làm thức ăn bốc tay cho bé thì cần gọt vỏ rồi cắt những miếng thật mỏng để bé dễ nhai và không bị nghẹn.

Quả táo

Táo giàu dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe tim mạch, hệ miễn dịch (Nguồn: Sưu tầm)

2.2. Chuối

Quả chuối chứa nhiều carbohydrate và các chất dinh dưỡng thiết yếu như folate, vitamin B6, vitamin C, kali và chất xơ,... cung cấp năng lượng cho cơ thể giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi cho trẻ 7 tháng tuổi ăn, mẹ nên chọn chuối chín vì chuối chưa chín có thể chứa tanin - một loại polyphenol dễ gây táo bón. Để chế biến chuối cho bé ăn dặm, các mẹ bỉm có thể nghiền nửa trái chuối trộn với sữa mẹ hay sữa công thức hoặc kết hợp với các loại trái cây khác như táo, đu đủ, bơ,…

Quả chuối

Quả chuối chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể (Nguồn: Sưu tầm)

2.3. Đu đủ

Đu đủ chín cũng là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe bởi loại quả này chứa nhiều vitamin A, C - những dưỡng chất tốt cho thị lực, da và hệ miễn dịch. Các mẹ có thể chế biến đu đủ cho bé ăn dặm bằng cách gọt vỏ, bỏ hột, cắt thành miếng nhỏ cho bé ăn bốc hoặc xay nhuyễn với sữa mẹ hay sữa công thức.

Đu đủ

Đu đủ chín chứa nhiều vitamin A, C - những dưỡng chất tốt cho thị lực, da và hệ miễn dịch (Nguồn: Sưu tầm)

2.4. Dâu tây

Trong mỗi quả dâu tây có chứa nhiều khoáng chất và vitamin giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tăng khả năng miễn dịch. Hơn nữa, loại quả này còn giàu dưỡng chất Axit folic rất quan trọng trong quá trình phát triển não bộ của trẻ.Dâu tây là loại trái cây được nhiều trẻ yêu thích vì hương vị chua ngọt dễ ăn, mẹ có thể  cắt lát mỏng cho bé ăn bốc hoặc xay nhuyễn làm sữa chua dâu để cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm.

Dâu tây

Dâu tây chứa nhiều khoáng chất và vitamin giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh (Nguồn: Sưu tầm)

2.5. Kiwi

Kiwi là loại trái cây có lượng đường tự nhiên thấp hơn so với những loại trái cây khác. Không chỉ vậy, kiwi còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể giúp bé phát triển toàn diện. Bố mẹ có thể tập cho bé ăn kiwi bằng cách cắt nhỏ cho bé ăn bốc hoặc kết hợp với các loại trái cây như táo, chuối,... và xay nhuyễn với sữa mẹ hay sữa công thức. 

Kiwi

Kiwi chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể giúp bé phát triển toàn diện (Nguồn: Sưu tầm)

2.6. Xoài

Xoài chứa nhiều vitamin, đặc biệt là beta-carotene – một tiền chất của vitamin A rất tốt cho mắt, hệ miễn dịch và các chức năng của não bộ. Tuy nhiên, do xoài chín chứa nhiều đường tự nhiên nên bố mẹ chỉ nên cho bé ăn với lượng vừa phải, kết hợp thêm các loại trái cây khác để bổ sung dưỡng chất đa dạng. Để chế biến xoài cho bé 7 tháng tuổi, mẹ có thể gọt vỏ và cắt nhỏ rồi xay nhuyễn với sữa mẹ hoặc sữa chua. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cắt xoài thành từng miếng nhỏ và cho trẻ ăn bốc.

Quả xoài

Xoài chứa nhiều vitamin rất tốt cho hệ miễn dịch và các chức năng của não bộ (Nguồn: Sưu tầm)

2.7. Bơ

Bơ là loại trái cây dễ ăn, có kết cấu mềm, ít khi gây nghẹn và dị ứng. Đồng thời lại giàu dinh dưỡng rất tốt cho quá trình tăng trưởng và phát triển trí não của bé. Cách làm bơ ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi cũng khá đơn giản, mẹ chỉ cần nghiền bơ với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu mẹ tập cho bé ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy thì có thể cắt bơ thành từng thanh dài nhỏ và cho bé thưởng thức.

Quả bơ

Bơ giàu dinh dưỡng rất tốt cho quá trình tăng trưởng và phát triển trí não của bé (Nguồn: Sưu tầm)

3. 6 loại khoáng chất cần thiết trong giai đoạn trẻ 7 tháng tuổi

3.1. Sắt

Sắt là dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra các tế bào máu, giúp hạn chế tình trạng thiếu máu ở trẻ. Ngoài ra, loại dưỡng chất này còn tham gia vào hoạt động xây dựng cấu trúc não, hệ thống thần kinh giúp trẻ thông minh hơn. Trẻ bé 7 tháng ăn được gì để bổ sung sắt? Câu trả lời là thịt đỏ, ngũ cốc và các loại rau có lá màu xanh đậm,…

3.2. Kẽm

Bổ sung vi chất kẽm là điều rất cần thiết để hỗ trợ trẻ tăng trưởng chiều cao, cân nặng, đồng thời nâng cao sức miễn dịch chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Các mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ thông qua các loại thực phẩm như tôm, thịt bò, thịt cừu, gà tây, bí đỏ, măng tây, sữa chua,…

Kẽm

Các loại thực phẩm chứa kẽm dành cho bé (Nguồn: Sưu tầm)

3.3. Vitamin C

Vitamin C là một trong những loại vi chất rất cần thiết cho cơ thể của trẻ, giúp nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ chảy máu và tăng khả năng làm lành vết thương của da. Vậy trẻ 7 tháng nên ăn gì để bổ sung vitamin C? Nguồn vitamin C rất dồi dào trong nhiều loại trái cây và rau củ như dâu tây, cam, đu đủ, xoài, bông cải xanh...

3.4. Vitamin A

Vitamin A hỗ trợ quá trình phát triển thị lực của trẻ, đồng thời giúp xương chắc khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Các nguồn bổ sung vitamin A cho bé mà mẹ không nên bỏ qua gồm cà rốt, khoai lang và các loại rau lá xanh đậm, sữa nguyên chất, cá, thịt bò, thịt cừu,...

3.5. Vitamin D

Vitamin D có chức năng quan trọng giúp tạo xương chắc khỏe, tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất. Ở giai đoạn dưới 1 tuổi, chiều cao của trẻ có sự phát triển vượt bậc. Chính vì thế, để hỗ trợ con phát huy tối đa chiều cao trong giai đoạn này, bố mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, ngũ cốc nguyên hạt, sữa bò, sữa chua và các sản phẩm từ sữa khác.

3.6. Omega-3

Bên cạnh chiều cao, trí não của trẻ trong giai đoạn 7 tháng tuổi cũng có nhiều sự thay đổi lớn. Lúc này, việc bổ sung Omega-3 cho trẻ trở nên vô cùng quan trọng. Vậy các mẹ bỉm có biết trẻ 7 tháng ăn được gì để cung cấp Omega-3 chưa? Câu trả lời chính là cá biển, tảo biển hay quả óc chó, hạt chia và hạt lanh bằng cách xay nhuyễn cho vào cháo.

Omega 3

Các loại thực phẩm giàu omega 3 (Nguồn: Sưu tầm)

4. 4 loại đồ ăn dành cho bé ăn dặm 7 tháng tuổi

4.1. Cháo

Ngoài bột ăn dặm, các mẹ cũng có thể cho bé 7 tháng ăn cháo được làm từ các loại ngũ cốc như gạo, lúa mì, yến mạch, hạt kê,... Điều này không chỉ làm tăng hương vị cho bữa ăn mà còn giúp trẻ nhận được đa dạng dưỡng chất.

>> Xem thêm:

Cháo cho trẻ ăn dặm

Cháo cho trẻ ăn dặm được làm từ các loại ngũ cốc như gạo, lúa mì, yến mạch (Nguồn: Sưu tầm

4.2. Thịt xay nhuyễn

Đạm (Protein) cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Theo đó, các mẹ bỉm có thể lựa chọn cá, tôm, cua, thịt gà,… để bổ sung protein cho bé. Cách chế biến khá đơn giản, mẹ chỉ cần nấu chín rồi xay nhuyễn và cho con ăn cùng với bột hoặc cháo.

4.3. Trứng

Đối với câu hỏi trẻ 7 tháng ăn được gì thì trứng là thực phẩm mà mẹ không nên bỏ qua. Bởi vì, trứng là nguồn bổ sung chất béo và protein rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Điều cần lưu ý là hệ đường ruột của trẻ 7 tháng tuổi còn non nớt nên khi chế biến mẹ phải luôn làm chín trứng, tuyệt đối không cho bé ăn trứng lòng đào hoặc trứng sống.

>> Tham khảo thêm:

4.4. Phô mai

Phô mai là thực phẩm rất giàu chất béo, canxi, protein và vitamin. Hơn thế nữa, hương vị béo thơm hấp dẫn của phô mai cũng rất kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Mẹ có thể trộn phô mai với bột, cháo trong bữa ăn chính hoặc cho bé ăn phô mai trong bữa phụ.

>> Xem thêm:

Phô mai

Phô mai rất giàu chất béo, canxi, protein và vitamin (Nguồn: Sưu tầm)

5. Gợi ý lịch trình ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

Buổi trong ngày

Khẩu phần

Bữa sáng

- Bữa ăn nhẹ vào buổi sáng: 150ml sữa mẹ/sữa công thức

- Bữa sáng: 3 đến 4 thìa cơm trộn với 60ml sữa mẹ/sữa công thức

- Bữa ăn phụ giữa buổi sáng: 180ml sữa mẹ/sữa công thức

Bữa trưa

¼ đến ¾ bát* thức ăn đặc

Bữa chiều

180ml sữa mẹ/sữa công thức

Bữa tối

- Bữa ăn tối:  ¼ đến ¾ bát thức ăn đặc

- Bữa ăn phụ buổi tối: 180ml sữa công thức/sữa mẹ

6. Gợi ý khẩu phần ăn theo loại thực ăn - thực phẩm cho bé 7 tháng

Loại thực phẩm

Trọng lượng khẩu phần

Các loại ngũ cốc

½ bát cơm/gạo lứt (100g)
 ½ bát mì (100g)
 1 củ khoai tây lớn (180g)

Hoa quả

1 quả cam, lê, táo hoặc xoài nhỏ (130g)
 1 miếng dứa, đu đủ hoặc dưa hấu (130g)
 1 quả chuối vừa

Rau quả

¾ cốc hoặc 1 bát cơm nhỏ đựng rau nấu chín (100g)
 ¼ đĩa rau

Thịt và những thứ khác

1 miếng cá, thịt nạc hoặc thịt gia cầm bỏ da cỡ lòng bàn tay (90g)
 2 khối đậu mềm nhỏ (170g)
 ¾ cốc hoặc 1 bát cơm nhỏ đựng đậu nấu chín (ví dụ: đậu lăng) (120g)

7. 7+ kinh nghiệm chăm con 7 tháng tuổi: Mẹ chăm TỐT - Con háu ăn 

Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, ngoài việc quan tâm trẻ 7 tháng ăn được gì, bố mẹ cũng cần phải biết những kinh nghiệm chăm con sau đây:

  • Ở giai đoạn 7 tháng tuổi, trẻ chỉ mới bắt đầu tập nhai, tập đưa đồ ăn vào miệng và nuốt. Do đó, bố mẹ cần chuẩn bị cho con những thực phẩm mềm, dễ nhai, dễ nuốt, nghiền hoặc xay nhuyễn để trẻ không bị hóc thức ăn.
  • Bố mẹ nên cho trẻ ăn 1 loại quả vào 1 thời điểm để xác định chính xác con có thích loại trái cây này không hay có bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào xảy ra cho trẻ hay không.
  • Khi tập cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm, bố mẹ giữ cho trẻ ngồi thẳng, luôn tương tác và khen ngợi khi con chịu ăn. Như vậy sẽ tạo cảm giác vui thích, cải thiện mối quan hệ giữa bố mẹ và con, giúp tăng tỉ lệ thành công khi thay đổi loại thức ăn mới vào lần sau.
  • Cho bé ngồi trên ghế cao trong giờ ăn sẽ giúp cố định bé ở một vị trí nhất định, nhằm hạn chế tình trạng trẻ bò lung tung hay quấy phá mà không chịu ngồi yên. Đồng thời tập cho trẻ thói quen ăn uống khoa học, ngồi ăn ngoan một chỗ và đúng tư thế.
  • Do hệ miễn dịch và đường ruột của trẻ còn non yếu nên tẻ sẽ dễ dị ứng với một số loại thực phẩm có tính dị nguyên cao. Vì thế, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nhi khi nghi ngờ con mình dị ứng với một loại thức ăn nào đó. Các bác sĩ sẽ thăm khám và có thể thực hiện một số xét nghiệm chuyên khoa để xác định chính xác thức ăn mà trẻ bị dị ứng.
  • Hệ tiêu hóa của trẻ vô cùng non yếu, vì thế hãy đảm bảo thực phẩm đã được vệ sinh và nấu chín kỹ trước khi cho con ăn để tránh chướng bụng, tiêu chảy,…. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên hạn chế thêm muối hoặc nước mắm vào bữa ăn dặm để tránh gây hại cho thận của bé. 
  • Không ít bố mẹ muốn con nhận được nhiều dưỡng chất nên thường ép con ăn nhiều. Thế nhưng, điều này có thể gây ra tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ. Nếu bé không hợp tác, bố mẹ nên dừng lại và có thể tiếp tục cho trẻ ăn theo nhu cầu.
  • Bố mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, quà vặt, nhất là trước giờ ăn. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên có khung giờ ăn cố định và chỗ ngồi ăn để trẻ có thể hình thành tính kỷ luật từ sớm.

>> Tham khảo thêm: Những mẹo tập cho bé ăn dặm

Hy vọng, qua bài viết mà Huggies chia sẻ trên đã giúp bố mẹ biết được bé 7 tháng ăn được gì. Mẹ cần xây dựng thực đơn cho bé 7 tháng đa dạng để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho trẻ phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng thiết yếu nhất cho bé 7 tháng tuổi.

>> Xem thêm:

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

nguyên nhân trẻ bị ho về đêm và cách chữa
Chăm sóc bé 23/09/2020

Trẻ ho về đêm: 8 Nguyên nhân và 12 cách trị ho cho bé

Mẹ lo lắng khi trẻ bị ho về đêm không dứt? Vì sao trẻ ho nhiều về đêm? Làm sao trị trẻ bị ho nôn trớ nhiều? Cùng Huggies tìm hiểu vấn đề trẻ ho về đêm mẹ nhé.
Ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Chăm sóc bé 01/03/2019

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt và cách chữa trị hiệu quả

Hiện tượng nấc cụt hay còn gọi là nấc, xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là “hic”. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;