Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Trẻ 7 tháng ăn được thịt gì? 4 loại nên ăn và 3 loại không nên ăn

Theo Hiệp Hội Dinh Dưỡng Lâm Sàng tại Anh khuyến cáo rằng, bố mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn thịt từ khoảng 6 - 6.5 tháng tuổi để cung cấp đủ chất đạm và sắt cho cơ thể. Đây là hai nguyên tố quan trọng cho quá trình phát triển cơ thể và não bộ của trẻ em. Vậy trẻ 7 tháng ăn được thịt gì, hãy cùng Huggies tìm hiểu thông tin trong nội dung bài viết sau đây.

1. 4 loại thịt trẻ 7 tháng ăn được chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ 7 tháng có thể ăn được các loại thịt như thịt heo, thịt bò, thịt gà, thịt cừu và chỉ nên ăn thịt nạc khoảng 30g mỗi ngày.

Loại thịt

Khoáng chất

Thịt gà

Protein, vitamin A, vitamin E, vitamin B, canxi, phốt pho, sắt, omega 3

Thịt lợn (thịt heo)

Protein, chất xơ, vitamin B6, vitamin B12, kẽm, phốt pho, sắt

Thịt bò

Protein, chất xơ, vitamin B6, kẽm, sắt, phốt pho

Thịt cừu

Protein, vitamin B6, kẽm, sắt, omega 3

1.1 Thịt gà

Thịt gà là lựa chọn tuyệt vời trong thực đơn ăn dặm của bé 7 tháng tuổi bởi chúng rất mềm, dễ nhai. Bên cạnh đó, loại thịt này còn cung cấp một hàm lượng lớn protein và giàu dưỡng chất giúp hỗ trợ trẻ phát triển chiều cao và tăng cân ổn định. 

Các mẹ có thể cho trẻ ăn bột, súp, cháo với thịt gà băm nhuyễn và cho thêm một số loại rau củ để tăng hương vị thơm ngon, màu sắc hấp dẫn, thu hút bé có hứng thú ăn hơn.

Thịt gà chứa hàm lượng lớn protein và giàu dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể

Thịt gà chứa hàm lượng lớn protein và giàu dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể (Nguồn: Sưu tầm)

>> Xem thêm

1.2 Thịt lợn (thịt heo)

Bé 7 tháng ăn được thịt gì? Câu trả lời là thịt lợn bởi đây là nguồn thực phẩm rất lành tính, giàu dưỡng chất đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và nguồn năng lượng cho trẻ. Khi cho trẻ ăn dặm, mẹ nên chọn thịt heo ở phần mông trên, thịt thăn ngoài hoặc thăn nội. Sau đó sơ chế sạch sẽ, xay nhuyễn rồi nấu cùng với bột hoặc cháo. Để gia tăng thêm dinh dưỡng cho món ăn, mẹ có thể nấu cùng với các loại hạt hoặc rau củ.

Thịt heo là nguồn thực phẩm rất lành tính, giàu dưỡng chất

Thịt heo là nguồn thực phẩm rất lành tính, giàu dưỡng chất (Nguồn: Sưu tầm) 

>> Xem thêm

1.3 Thịt bò

Thịt bò là một trong các loại thực phẩm giàu dưỡng chất mà các mẹ bỉm nên bổ sung vào thực đơn ăn dặm của trẻ 7 tháng tuổi. Khi hấp thụ những món ăn được chế biến từ thịt bò, các bé sẽ có sự phát triển toàn diện về cân nặng, chiều cao cũng như não bộ. Tuy nhiên, loại thịt này chứa nhiều cholesterol dễ gây tích tụ mỡ trong máu, vì thế bố mẹ cần lưu ý bổ sung chế độ ăn của trẻ đúng cách.

Với hương vị thơm ngon ngọt nhẹ, các mẹ có thể đa dạng các món ăn dặm cho bé như súp thịt bò bí đỏ, cháo thịt bò rau dền, cháo thịt bò cải bó xôi,... Bố mẹ cũng nên lưu ý, thịt bò tương đối dai nên cần xay nhuyễn trước khi cho con ăn.

Thịt bò giàu dưỡng chất giúp trẻ phát triển toàn diện

Thịt bò giàu dưỡng chất giúp trẻ phát triển toàn diện (Nguồn: Sưu tầm)

>> Xem thêm

1.4 Thịt cừu

Chắc hẳn nhiều ông bố bà mẹ sẽ bất ngờ khi thấy thịt cừu nằm trong danh sách trẻ 7 tháng ăn được thịt gì. Trên thực tế, thịt cừu chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt protein giúp trẻ tăng cân, tăng sức đề kháng và phát triển toàn diện hơn.

Thịt cừu có kết cấu mềm mại hơn thịt bò, tuy nhiên chúng lại có mùi đặc trưng nên bố mẹ cần sơ chế kỹ lưỡng để giúp món ăn thơm ngon và dễ ăn hơn. Một số món ăn dặm từ thịt cừu các mẹ có thể tham khảo như cháo thịt cừu khoai lang, súp thịt cừu cà rốt, cà ri cừu,...

>> Xem thêm:Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi dễ làm, bé tăng cân nhanh

2. 3 loại thịt bé 7 tháng tuổi không được ăn

Ngoài việc quan tâm trẻ 7 tháng ăn được thịt gì, bố mẹ cũng nên tìm hiểu về các loại thịt mà bé 7 tháng tuổi không nên ăn. 

2.1. Thịt hải sản có vỏ

Trẻ 7 tháng tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, vì thế rất dễ xảy ra nguy cơ dị ứng khi ăn thịt động vật giáp xác như tôm, cua, tôm,... hoặc động vật nhuyễn thể như nghêu, sò,... Do đó, bố mẹ không nên thêm các loại thịt hải sản có vỏ vào thực đơn ăn dặm của bé.

Không nên cho trẻ ăn các loại thịt hải sản có vỏ dễ gây dị ứng

Không nên cho trẻ ăn các loại thịt hải sản có vỏ dễ gây dị ứng (Nguồn: Sưu tầm) 

2.2. Thịt cá kiếm, cá thu, cá kình

Trẻ 7 tháng tuổi không nên ăn các loại cá biển như cá thu, cá kình, cá kiếm, bởi vì chúng thường sống ở tầng nước sâu nên trong cơ thể chứa hàm lượng thủy ngân cao. Nếu bé tiêu thụ lượng thủy ngân này sẽ gây dị ứng, ngộ độc và ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.

Cá thu chứa hàm lượng thủy ngân cao dễ gây ngộ độc cho trẻ

Cá thu chứa hàm lượng thủy ngân cao dễ gây ngộ độc cho trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

2.3. Thịt đóng hộp, chế biến sẵn

Những loại thịt đóng hộp, chế biến sẵn không chỉ có hàm lượng dinh dưỡng thấp mà còn chứa nhiều gia vị và chất bảo quản. Nếu trẻ tiêu thụ loại thịt này sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe của bé. 

Thịt đóng hộp chứa nhiều gia vị và chất bảo quản gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Thịt đóng hộp chứa nhiều gia vị và chất bảo quản gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

3. 6 lưu ý chuyên gia khuyến cáo cho bé ăn thịt từ 7 tháng tuổi

Khi bổ sung các loại thịt vào thực đơn ăn dặm của bé 7 tháng tuổi, các mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

  • Không nên cho trẻ ăn tiết canh, giò sống, nem chua,… vì những món ăn này có thể chứa nhiều mầm bệnh như E. coli, Salmonella và Listeria monocytogenes gây buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, sốt,…
  • Tuyệt đối không để thịt sống và thịt chín cạnh nhau, sự xâm nhập của vi khuẩn sẽ mạnh hơn, làm ảnh hưởng đến chất lượng thịt.
  • Nên chọn thịt đã qua kiểm dịch, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Không nên cho trẻ ăn quá nhiều thịt, cần phải bổ sung thêm vitamin C và khoáng chất từ các loại trái cây, rau củ quả để bé tiêu hóa tốt hơn.
  • Không nên hâm nóng thịt quá nhiều lần sẽ làm giảm đi hàm lượng protein có trong thịt.

>> Xem thêm

Qua bài viết này, chắc hẳn các mẹ đã biết trẻ 7 tháng ăn được thịt gì và những lưu ý khi bổ sung các loại thịt để cho bé có bữa ăn ngon và khỏe mạnh hơn. Hy vọng rằng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bố mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong quá trình nuôi dưỡng con yêu.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;