Một chế độ ăn khoẻ mạnh, uống nhiều nước, lối sống năng động và thói quen vệ sinh hợp lý sẽ giúp giảm nguy cơ táo bón. Trẻ ăn dặm bị táo bón là trường hợp thường gặp. Và các bậc phụ huynh cũng sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi thấy phân của bé đổi thành dạng viên từ lúc bé tập ăn dặm. Các bé lớn hơn cũng có thể bị bón khi bắt đầu tập ngồi bô.
Tham khảo: Chế độ ăn cho trẻ sơ sinh
Táo bón là gì?
Táo bón là tình trạng đi tiêu khó khăn. Phân sẽ cứng và khô, khi đi tiêu có thể bị đau. Táo bón có thể làm cho mọi người cảm thấy rất lo lắng.
Một phần nước cơ thể hấp thu là từ nước trong thức ăn. Tuy nhiên, những lúc cơ thể thiếu nước, ruột sẽ hấp thu nước trong thức ăn nhiều hơn bình thường làm cho phân trở nên khô cứng hơn.
Phân nên có khuôn, mềm và dễ đi. Bạn nên nhớ trẻ em cũng như chúng ta thôi. Một số bé đi tiêu mỗi hai ngày hoặc hơn. Một số bé khác có thể đi 2-3 lần mỗi ngày. Do đó, bạn nên để ý những thay đổi của bé. Một bé đi tiêu mỗi ngày và đột ngột không thấy đi tiêu cả mấy ngày nay có thể là đang bị bón.
Một số dấu hiệu khác của táo bón:
- Phân khô cứng.
- Phân dạng viên.
- Khó đi tiêu (có thể kèm đau bụng hoặc không).
- Đau bụng.
- Ngại đi tiêu vì sợ đau.
Ở trẻ nhỏ, táo bón kéo dài có thể làm bé dễ són phân trong tả.
Nguyên nhân trẻ bị táo bón
Có nhiều nguyên nhân gây táo bón kể cả cai sữa và tập đi bô.
- Uống ít nước.
- Do một số loại sữa công thức.
- Sai tỉ lệ nước với sữa bột.
- Chế độ ăn thiếu chất xơ.
- Ngại đi vệ sinh (do các bé mới được tập đi bô, ham chơi hoặc không thích dùng bồn cầu ở trường).
- Ít vận động.
- Do chất sắt.
- Do thuốc .
Làm sao để phòng ngừa táo bón?
Phòng ngừa luôn tốt hơn là để bệnh rồi mới chữa.
Táo bón ở em bé
Các bé bú sữa mẹ sẽ ít bị bón hơn các bé bú sữa công thức. Nếu không phải bé ăn dặm bị táo bón và bạn không tìm ra nguyên nhân rõ ràng thì bạn nên đưa bé đến bác sĩ càng sớm càng tốt.
Dĩ nhiên, khí hậu nóng cũng là một nguyên nhân. Nếu bạn thắc mắc về việc uống nước của bé, bạn có thể đến bác sĩ để tư vấn thêm.
Nếu bé uống sữa công thức, bạn nên kiểm tra
- Tỉ lệ sữa bột và nước. Bạn nên đong nước trước và kiểm tra xem mỗi muỗng sữa bột có bị ém đầy quá không. Bạn có thể tìm đường dây nóng của các hãng sữa để hỏi thêm.
- Chắc chắn loại sữa bé đang dùng là hợp với bé. Các loại sữa công thức có bổ sung men vi sinh có thể làm mềm phân hơn trong khi các protein thì lại có thể gây bón.
Với các bé hơn 4 tháng tuổi và đã tập ăn dặm:
- Thận của bé vẫn chưa hoàn thiện nên không thể xử lý các chất thải từ thức ăn như người lớn. Thận sẽ cần nhiều nước hơn để loại bỏ các chất thải này. Do đó, một số bé chỉ cần bú sữa mẹ là đủ, một số khác thì cần phải bổ sung thêm nước.
- Cẩn thận với các loại củ đậu và ngũ cốc. Ăn nhiều đậu và chất xơ có thể ảnh hưởng lượng dịch trong cơ thể. Đó cũng là lý do tại sao các món này không dùng trong lúc tập cho bé ăn dặm. (Tham khảo: Cho bé ăn dặm như thế nào)
Mẹo vặt khác:
Mát xa cho các bé nhũ nhi và tắm ấm có thể sẽ hữu ích cho bé.