MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Trẻ mấy tháng ăn dặm được?
- Khi nào bắt đầu cho bé ăn dặm là phù hợp?
- Những lợi ích khi cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm
- Các phương pháp ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi
- Cho bé ăn dặm như thế nào là đúng cách?
- Cách tập cho bé bắt đầu ăn dặm
- Thực phẩm cho trẻ ăn dặm
- Lưu ý khi chế biến món ăn dặm cho bé
- Những câu hỏi thường gặp về trẻ ăn dặm
Ăn dặm là quá trình những trẻ đang bú sữa mẹ được làm quen với thức ăn thô. Trẻ mấy tháng ăn dặm hay ăn dặm bắt đầu từ đâu, cần có lưu ý gì là những câu hỏi mà rất nhiều ông bố bà mẹ băn khoăn. Đừng vì vậy mà lo lắng, hãy theo dõi bài viết sau từ Huggies để cập nhật toàn bộ những thông tin liên quan đến việc ăn dặm của bé.
>> Có thể mẹ quan tâm:
- Tã giấy: Hướng dẫn mẹ lựa chọn tã giấy tốt, an toàn cho trẻ sơ sinh
- Tã dán là gì? Thông tin mẹ cần biết và kinh nghiệm mua tã dán an toàn cho bé
- Tã bỉm quần là gì? Các loại tã quần tốt và cách chọn bỉm quần phù hợp cho trẻ
Trẻ mấy tháng ăn dặm được?
Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng thời điểm thích hợp nhất cho trẻ ăn dặm là từ 4-6 tháng tuổi. Vì bắt đầu từ thời điểm trẻ 6 tháng tuổi, năng lượng từ sữa mẹ không còn đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Ăn dặm lúc này trở nên cần thiết để bù đắp cho sự thiếu hụt này và đảm bảo sự phát triển của trẻ. Dinh dưỡng cho bé ăn dặm từ một lượng nhỏ thức ăn rắn có thể cung cấp những chất dinh dưỡng thiếu hụt trong sữa mẹ, chẳng hạn như sắt và kẽm.
Biểu hiện của trẻ mấy tháng thì ăn dặm được? Bố mẹ có thể quan sát một số dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng để ăn thức ăn dặm như là:
- Bé ngồi dậy được và kiểm soát đầu tốt.
- Bé có thể ngậm thức ăn trong miệng và sẵn sàng nhai.
- Bé muốn gắp thức ăn và đưa vào miệng.
- Bé thích thú và muốn tham gia vào các bữa ăn với bố mẹ.
Tham khảo:
- 15 loại sữa cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi tốt nhất được khuyên dùng
- Nuôi con theo phương pháp EASY: Bé khoẻ, mẹ nhàn tênh
- Hướng dẫn mẹ cách sử dụng miếng lót chống thấm hiệu quả nhất
Thời điểm thích hợp cho trẻ ăn dặm là từ 4-6 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)
Khi nào bắt đầu cho bé ăn dặm là phù hợp?
Khi bé tròn 6 tháng hoặc có dấu hiệu sẵn sàng, ba mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lo ngại và trì hoãn quá lâu, có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Vậy, nên cho trẻ ăn dặm khi nào là thời điểm lý tưởng?
Trẻ ăn dặm sớm có sao không?
Rất hiếm trẻ sẵn sàng ăn dặm trước 4 tháng. Tuy nhiên, một số bậc cha mẹ muốn con tăng cân để phát triển nhanh hơn, nên cho bé 5 tháng ăn dặm hay thậm chí là 4 tháng tuổi.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 4 tháng tuổi). Vì hệ tiêu hóa lúc đó của bé chưa hoàn chỉnh về cấu trúc và chức năng để hấp thu các loại thức ăn mới. Nếu mẹ cho bé ăn dặm lúc này, bé sẽ bị khó tiêu và có thể gặp các phản ứng khó chịu như đầy bụng, đau bụng, táo bón, tiêu chảy,...
Các nguy cơ khi cho trẻ ăn dặm quá muộn
Khi nào cho trẻ ăn dặm? Dưới 6 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng chính của bé là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên, khi bé bước vào giai đoạn phát triển, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao để hỗ trợ sự phát triển toàn diện về thể chất, trí não, cân nặng và chiều cao. Lúc này, sữa mẹ hoặc sữa công thức không còn đáp ứng đủ dinh dưỡng, vì vậy bé cần bắt đầu ăn dặm với các loại thực phẩm phong phú để cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Ngoài ra, việc cho bé ăn dặm đúng thời điểm không chỉ giúp hình thành kỹ năng nhai nuốt mà còn tạo cơ hội cho bé làm quen với nhiều hương vị mới.
Tham khảo:9 cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm ngon miệng, an toàn
Mẹ có biết:
Hành trình phát triển của bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.
Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.
Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!
Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu u, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.
Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)
Những lợi ích khi cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm
Bé mấy tháng ăn dặm là vấn đề rất quan trọng. Vậy nên, mẹ cần cho bé ăn dặm đúng cách, đúng thời điểm. Điều này không chỉ giúp bé phát triển toàn diện về mặt thể chất cũng như trí não mà còn có thêm những lợi ích sau:
Giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm
Đối với việc cho bé 4 tháng ăn dặm, lúc này hệ tiêu hóa của trẻ chỉ ở trạng thái “đường ruột mở”. Chúng sẽ dễ dàng cho phép các đại phân tử nguyên vẹn bao gồm toàn bộ các protein và tác nhân gây bệnh, vượt qua và đi trực tiếp vào máu. Điều này có thể gây dị ứng và xâm nhập các mầm bệnh làm trẻ dễ ốm đau. Vậy nên mẹ cần cho bé ăn dặm đúng thời điểm để tránh các tình trạng trên.
Tham khảo:Trẻ mấy tháng ăn được váng sữa, sữa chua và phô mai?
Cung cấp đầy đủ sắt, giảm nguy cơ thiếu máu
Vào 6 tháng đầu sữa mẹ luôn có đủ lượng sắt cần thiết trong chế độ ăn của trẻ sơ sinh và chỉ bị thiếu hụt khi trẻ bước qua tháng thứ 6, 7. Nên cho bé ăn dặm lúc này để kịp thời bổ sung lượng sắt thiếu hụt này và giảm nguy cơ thiếu máu ở trẻ.
Ăn dặm đúng lúc sẽ giúp bé hợp tác khi ăn hơn
Ăn dặm đúng với thời điểm cơ thể muốn và cần sẽ khiến trẻ có hứng thú và ăn ngon miệng hơn. Nếu bé hợp tác ăn ngoan ngay từ những ngày đầu thì thời gian sau cũng vậy.
Tham khảo:30 thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi tăng cân, đủ dưỡng chất
Các phương pháp ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi
Hiện nay, có nhiều phương pháp ăn dặm cho bé để bố mẹ áp dụng. Trong đó, có 3 phương pháp phổ biến nhất là ăn dặm theo kiểu truyền thống, tự bé chỉ huy BLW và kiểu nhật.
Ăn dặm theo kiểu truyền thống
Đây là phương pháp đã không còn quá xa lạ với các mẹ Việt Nam. Để bé làm quen, trước hết các mẹ sẽ bắt đầu xay nhuyễn mịn bột chung với các loại thức ăn như thịt, rau, cá. Đến khi trẻ mọc răng thì sẽ chuyển sang thức ăn nghiền hoặc cắt nhỏ, sau đó là dạng ngón và cuối cùng là những miếng nhỏ.
Ưu điểm:
- Trong cách tiếp cận này, bé có thể ăn số lượng nhiều ngay từ những ngày đầu.
- Đồ ăn được xay nhuyễn giúp bé dễ làm quen và an toàn cho hệ tiêu hóa.
Nhược điểm:
- Ăn nhiều thức ăn xay nhuyễn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn thô sau này của bé.
- Vì xay nhiều thức ăn chung nên mẹ sẽ khó phát hiện bé dị ứng với đồ ăn nào.
- Khiến bé gặp khó khăn khi phân biệt từng loại nguyên liệu.
Tham khảo:4 Cách Nấu Cháo Cho Bé Ăn Dặm Dinh Dưỡng, Đơn Giản, Dễ Làm
Ăn dặm truyền thống là phương pháp quen thuộc với các mẹ ở Việt Nam (Nguồn: Sưu tầm)
Ăn dặm tự bé chỉ huy BLW (Baby led weaning)
Ăn dặm BLW là phương pháp phổ biến ở các nước phương Tây. Đối với phương pháp này, mẹ sẽ không cần xay nhuyễn thức ăn hay đút thìa mà chỉ ngồi hướng dẫn bé đưa thức ăn vào miệng. Bé sẽ được tự quyết định ăn gì ngay từ đầu, từ đó cho phép trẻ khám phá thức ăn nhiều hơn.
Ưu điểm:
- Khuyến khích trẻ ăn uống độc lập sớm hơn.
- Trẻ có thể phát triển được kỹ năng nhai và kiểm soát thức ăn.
- Bé sẽ được tự do khám phá các mùi vị yêu thích.
- Trẻ có thể dễ dàng tham gia bữa ăn cùng mọi người trong gia đình.
Nhược điểm:
- Bé tự ăn nên sẽ khó kiểm soát lượng thức ăn bé đã ăn được.
- Bé bắt đầu đã tập ăn đồ cứng nên nguy cơ bị hóc cao.
- Mẹ tốn thời gian dọn dẹp “chiến trường” sau khi trẻ ăn xong.
Tham khảo:Các món ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật, BLW, truyền thống
Ăn dặm BLW là bé sẽ tự ăn thức ăn (Nguồn: Sưu tầm)
Ăn dặm kiểu Nhật
Ăn dặm theo phương pháp của Nhật là pha cháo loãng qua rây tới tỷ lệ 1:10 chứ không quấy thành bột. Các loại rau, thịt cũng được chế biến riêng với độ thô phù hợp với bé.
Ưu điểm:
- Trẻ sẽ làm quen được nhiều loại thức ăn khác nhau, giúp cho khả năng nhận diện mùi vị thức ăn phát triển.
- Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật tốt cho thận của bé.
- Tạo cảm giác thoải mái khi ăn đồng thời tạo được thói quen ngồi ăn nhanh và tập trung ở bé.
Nhược điểm:
- Tốn thời gian để dạy cho bé ngồi và cầm thìa.
- Chuẩn bị các loại thức ăn riêng biệt cũng rất tốn thời gian.
Tham khảo:Có nên cho trẻ ăn hạt nêm? Cách làm hạt nêm cho bé an toàn
Cho bé ăn dặm như thế nào là đúng cách?
Theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng Quốc gia, khi bắt đầu cho bé ăn dặm cần tuân theo các nguyên tắc cho bé ăn dặm đúng cách: cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ tinh đến thô, từ ít loại đến nhiều loại. Các loại thức ăn trong một bữa ăn được tăng lên khi sức khỏe cùng với bộ máy tiêu hóa của bé ngày càng phát triển.
Ngoài ra, dựa trên kinh nghiệm từ Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics), việc cho bé ăn dặm đúng cách cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc “ngọt - mặn”
Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, mẹ nên chọn các loại thức ăn có vị gần giống sữa mẹ hoặc sữa công thức để bé dễ làm quen với các thực phẩm mới. Thông thường, nên cho bé ăn bột ngọt trước vì hương vị tương đồng với sữa mẹ, sau đó mới chuyển sang bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.
Nguyên tắc “ít - nhiều”
Để hệ tiêu hóa của bé dần thích ứng, mẹ cần cho bé ăn với lượng ít rồi tăng dần. Ban đầu, mỗi bữa ăn có thể gồm 10g bột, 10g rau xanh, 10g thịt xay nhuyễn, và 5ml dầu ăn hoặc mỡ động vật, giúp cung cấp đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho bé.
Nguyên tắc “loãng - đặc”
Từ thức ăn loãng, mẹ dần tăng độ đặc để bé quen dần với các loại thực phẩm phức tạp hơn, giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động hiệu quả.
Nguyên tắc “tô màu chén bột”
Bữa ăn dặm cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm quan trọng để bé phát triển toàn diện, gồm chất đạm, chất béo, bột đường, và vitamin/khoáng chất.
Nguyên tắc “không ép trẻ ăn”
Nếu bé tỏ ra không muốn ăn hoặc từ chối, mẹ nên ngừng việc ăn dặm trong 5-7 ngày và thử lại sau đó để bé không bị căng thẳng. Việc ép bé ăn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen ăn uống của trẻ.
Kiên nhẫn với việc thử thức ăn mới
Nếu lần thử đầu tiên bé chưa tiếp nhận thức ăn, mẹ không nên nản lòng. Hãy thử lại nhiều lần, vì thường cần từ 6-10 lần bé mới bắt đầu chấp nhận thức ăn mới và khả năng này tăng lên sau 12-15 lần thử.
Tham khảo: 13 Cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm bổ dưỡng, ăn là thèm
Cho trẻ ăn nhiều bữa trong 1 ngày để làm quen với ăn dặm (Nguồn: Sưu tầm)
Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh chia sẻ:
Giai đoạn từ 6-12 tháng, khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, có nghĩa là tập ăn và làm quen với thức ăn. Thường trẻ chưa thể ăn nhiều và ba mẹ cũng không cần lo lắng khi trẻ ăn ít. Chú ý rằng giai đoạn này sữa vẫn là nguồn cung cấp năng lượng chính, do đó ba mẹ vẫn tiếp tục duy trì lượng sữa cho trẻ ít nhất 500ml/ngày. Giai đoạn này trẻ có thể thiếu máu nhẹ do thiếu sắt, ba mẹ có thể tham khảo thêm bác sĩ để bổ sung sắt dự phòng cho trẻ nhé.Giai đoạn cho trẻ ăn dặm là vô cùng quan trọng giúp bé phát triển toàn diện. Vậy nên, việc chuẩn bị một thực đơn ăn dặm cho bé phải đa dạng và đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Mẹ có thể tham khảo một vài thực đơn ăn dặm cho bé cùng với HUGGIES® nhé.
Tham khảo: Top 10 món cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm tăng cân, dễ làm
Cách tập cho bé bắt đầu ăn dặm
Ăn dặm là một quá trình lâu dài, do đó, mẹ không cần phải vội vã đặt vấn đề trẻ mấy tháng ăn dặm rồi ép bé ăn. Mẹ nên tham khảo cách tập cho bé bắt đầu ăn dặm sau:
Nếm thử đầu tiên
Trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm, bé sẽ được làm quen với các loại thức ăn. Mẹ hãy cố gắng biến điều này thành một trải nghiệm tích cực cho trẻ bằng cách cho bé chơi, chạm và nếm thức ăn mới.
Thời gian khoảng một giờ sau khi bú sữa và khi bé không quá mệt thường là lúc thích hợp để cho bé thử thức ăn. Trộn thức ăn với một ít sữa mẹ hoặc sữa công thức để bé làm quen và dần chấp nhận.
Thức ăn đầu tiên thích hợp để bé nếm thử bao gồm:
- Rau, củ quả chín mềm: Các mẹ có thể xay nhuyễn, nghiền các loại rau củ như bông cải xanh, cà rốt, khoai tây, khoai lang, bí đỏ,...
- Các loại trái cây mềm xay nhuyễn/nghiền: Chuối, xoài, việt quất, mâm xôi, bơ, lê hoặc táo nấu chín, mận, đào,...
- Ngũ cốc: Bột yến mạch, gạo, hạt diêm mạch, hạt kê nấu chín, nghiền hoặc xay nhuyễn để trộn với một lượng nhỏ sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Bố mẹ nên bắt đầu với một vài thìa hoặc vài miếng mỗi ngày trong thời gian một tuần để xem bé muốn ăn nhiều hay ít. Đối với thức ăn mới mẹ hãy cho bé nếm thử mỗi ngày hoặc lâu hơn để bé cảm nhận được vị của thức ăn rồi mới chuyển sang loại thức ăn mới.
Tham khảo:Thực đơn cho bé 15 tháng (1 tuổi) ngon và đầy đủ dinh dưỡng
Cho bé nếm thử các loại trái cây mềm, xay nhuyễn hoặc nghiền (Nguồn: Sưu tầm)
Hình thành chất rắn
Khi bé đã quen ăn thức ăn đặc, mẹ có thể cho bé ăn nhiều loại hơn để từ từ tạo thành ba bữa ăn hàng ngày. Hãy đảm bảo cung cấp các kết cấu khác nhau, không phải chỉ các loại thức ăn mềm xay nhuyễn mà mẹ có thể bắt đầu cho bé thử các loại rắn hơn bao gồm:
- Thịt, gia cầm và cá: Loại bỏ xương và đảm bảo chúng mềm dễ ăn.
- Trứng được nấu chín kỹ.
- Các loại ngũ cốc và ngũ cốc có chứa gluten: mì ống, mì hộp và lúa mạch,...
- Thức ăn nhẹ khác: Bánh ăn dặm cho bé, bánh gạo, bánh mì, rau củ, trái cây mềm và quả, hạt được nghiền mịn hoặc cho vào bơ hạt.
- Lưu ý, mẹ không nên cho bé dưới 5 tuổi ăn các loại hạt nguyên hạt.
Ngoài ra, bố mẹ cần biết là vào khoảng 7-9 tháng, nhiều em bé có thể ăn ba bữa nhỏ mỗi ngày. Khoảng 9-11 tháng, nhiều trẻ có thể ăn các bữa ăn theo gia đình (được cắt thành từng miếng nhỏ). Hãy nhớ rằng mỗi em bé có nhu cầu ăn khác nhau, có thể là ăn nhiều hơn hoặc ít hơn nên phụ huynh hãy cố gắng theo dõi.
Tham khảo: Top 6 cách làm bánh ăn dặm cho bé ngon, đầy đủ dinh dưỡng
Thực phẩm cho trẻ ăn dặm
Khi bắt đầu ăn dặm, trẻ vẫn cần tiếp tục bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3-4 lần, kết hợp với 2 bữa cháo/bột ăn dặm cho bé 6 tháng và tăng dần lên 3-4 bữa khi bé đạt 1 tuổi. Ngay từ 6 tháng tuổi, việc ăn dặm đúng cách là rất quan trọng, với chế độ dinh dưỡng cân đối 4 nhóm thực phẩm sau:
Chất bột đường
Nhóm chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chính. Mẹ có thể bắt đầu bằng cháo nghiền, khoai hoặc bột yến mạch. Sử dụng gạo tẻ, tránh gạo nếp và các loại hạt khó tiêu như ý dĩ, hạt sen, đậu xanh. Khi bé trên 1 tuổi, nên đa dạng thực đơn với súp, phở, bún để tránh tình trạng biếng ăn.
Chất đạm
Những thực phẩm bao gồm thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà. Sau 7 tháng, mẹ có thể cho bé ăn thịt bò, cá, tôm, cua. Từ 1 tuổi, bé có thể ăn trứng gà cả lòng đỏ và lòng trắng. Đạm giúp cung cấp axit amin cần thiết cho sự phát triển. Mẹ nên kết hợp đạm động vật và thực vật (các loại đậu) để bé phát triển toàn diện, nhưng cần chú ý không cho bé ăn quá nhiều đạm để tránh ảnh hưởng hệ tiêu hóa.
Rau củ và trái cây
Rau củ và trái cây cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ hỗ trợ tiêu hóa. Mẹ có thể cho bé ăn hoa quả tươi như chuối, cam, xoài, đu đủ. Những loại thực phẩm này bổ sung nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Khi chế biến rau củ, mẹ nên rửa kỹ dưới vòi nước và không dự trữ quá lâu để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng.
Chất béo
Chất béo cung cấp năng lượng, hỗ trợ sự phát triển của não và giúp vitamin A, D, E, K hấp thu tốt hơn. Bé cần được ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn) theo tỷ lệ 1:1. Các loại dầu thực vật nên đa dạng như dầu đậu nành, mè, dầu cá hồi. Dầu gấc chỉ nên cho bé ăn 1-2 lần/tuần để tránh thừa vitamin A gây vàng da.
Một số thực phẩm mẹ cần tránh khi cho trẻ ăn dặm
Mặc dù khuyến khích các bé phải ăn nhiều loại thực phẩm, nhưng cũng có một số loại thực phẩm nên tránh là:
- Mật ong: Mẹ tuyệt đối không cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi uống mật ong. Vì trẻ có nguy cơ ngộ độc với mật ong - một dạng ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng.
- Trứng chưa nấu chín: Trứng chưa chín có thể chứa vi khuẩn Salmonella gây bệnh cho trẻ.
- Sữa chưa tiệt trùng: Uống sữa chua thanh trùng, tiêu diệt vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng cho bé.
- Thực phẩm hoặc đồ uống có đường, muối: Đường có thể làm hỏng răng và quá nhiều muối sẽ ảnh hưởng đến thận của trẻ.
- Các loại hạt: Không cho trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi ăn vì nguy cơ hóc, mắc nghẹn.
- Sữa bò: Mẹ có thể thêm một lượng nhỏ sữa bò vào thức ăn. Tuy nhiên, không bao giờ được dùng nó như một thức uống chính vì nó không cung cấp đủ chất sắt và chất dinh dưỡng cho bé.
Tham khảo: Cách chế biến phô mai cho bé ăn dặm
Mẹ nên cho trẻ ăn dặm với đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho sự phát triển của bé (Nguồn: Sưu tầm)
Lưu ý khi chế biến món ăn dặm cho bé
Các thức ăn của trẻ khi ăn dặm cần chú ý một vài vấn đề sau:
- Cần thêm một chút dầu ăn trong khi nấu đồ ăn dặm cho bé. Dầu ăn rất giàu năng lượng, giúp tiêu hóa tốt hơn, cung cấp năng lượng dồi dào và hòa tan các vitamin, hỗ trợ cơ thể hấp thu tốt vitamin D và canxi cho bé.
- Mẹ không nên thêm nước mắm hoặc muối vào món ăn dặm cho trẻ ăn dặm dưới 1 tuổi, vì việc ăn muối quá sớm có thể gây hại cho sức khỏe thận của trẻ.
- Các nguyên liệu cần đảm bảo an toàn, sạch sẽ, không có sinh vật gây bệnh và tuyệt đối không sử dụng các hóa chất có hại.
- Giữ vệ sinh cho các loại dụng cụ làm bếp, đồ đựng thức ăn của trẻ.
- Thức ăn dặm chế biến cho trẻ cần cho bé ăn ngay trong 2 giờ.
Chọn thực phẩm an toàn, sạch sẽ và giữ vệ sinh khi chế biến đồ ăn dặm (Nguồn: Sưu tầm)
Những câu hỏi thường gặp về trẻ ăn dặm
Trẻ 5 tháng ăn dặm được chưa?
Trẻ 5 tháng chưa nên ăn dặm. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé tròn 6 tháng tuổi. Ở thời điểm này, hệ tiêu hóa của bé mới phát triển đủ để hấp thu các loại thực phẩm đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ. Việc cho trẻ ăn dặm quá sớm có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.
Trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa?
Bố mẹ cần lưu ý trẻ 4 tháng chưa nên ăn dặm để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Khi cho trẻ ăn dặm quá sớm, một số tác hại có thể xảy ra, bao gồm rối loạn tiêu hóa. Ở giai đoạn này, cơ thể bé chưa sản xuất đủ men amylase để tiêu hóa tinh bột, dẫn đến khó tiêu và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
Bé bắt đầu ăn dặm nên ăn gì?
Khi tập cho bé ăn dặm, mẹ nên tuân thủ trình tự như sau: bắt đầu với ngũ cốc (như cháo trắng), sau đó là rau củ và trái cây (như khoai lang, cà rốt, bí đỏ, chuối, bơ...), và tiếp đến là các loại đạm như thịt heo, thịt gà nạc. Đặc biệt, mẹ cần tránh cho bé sử dụng những thực phẩm dễ gây dị ứng như mật ong, đậu phộng, để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của bé.
Tham khảo: 6 loại men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Dùng sao cho đúng?
Bài viết của HUGGIES đã giải đáp thắc mắc trẻ mấy tháng ăn dặm cùng với những lưu ý kèm theo. Mẹ cũng cần chú ý quan sát phản ứng của cơ thể bé khi lần đầu tiên tiếp xúc với bất kỳ thực phẩm nào. Nếu có câu hỏi nào trong quá trình cho bé ăn dặm, mẹ hay gửi về Góc chuyên gia để được giải đáp sớm nhất.
>> Mẹ có thể tham khảo thêm các loại bỉm tốt cho bé phù hợp cho các giai đoạn phát triển của bé:
- Trẻ sơ sinh nên dùng miếng lót hay tã dán? Loại nào phù hợp cho da bé?
- Bỉm vải cho bé: Có nên dùng? Cách chọn tã vải khô thoáng, an toàn
- Bỉm cho bé 20kg vừa vặn, thấm hút tốt lại an toàn cho làn da
Sản phẩm bố mẹ tìm mua nhiều:
tã dán Huggies size M, bỉm dán Huggies,tã dán Huggies size L, bỉm dán Huggies tràm trà size XL, tã dán Huggies size XXL, tã quần Huggies, tã quần Huggies size L, tã quần Huggies size M, tã quần Huggies size XL, tã quần Huggies tràm trà size XXL