Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Chế độ ăn của trẻ sơ sinh - những điều cần biết

Chế độ ăn của trẻ sơ sinh - những điều cần biết

Không chỉ khác với người lớn, mẹ có biết chế độ ăn của trẻ sơ sinh trong từng giai đoạn cũng có sự khác biệt? Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh cần lưu ý điều gì?

Trong suốt 12 tháng đầu đời, bé sơ sinh sẽ trải qua nhiều giai đoạn dinh dưỡng khác nhau: Từ 0-3 tháng tuổi, từ 4-6 tháng và từ 6-12 tháng tuổi. Với mỗi giai đoạn, Huggies gợi ý mẹ một số lưu ý về chế độ ăn của trẻ sơ sinh cũng như khẩu phần cho bé trong từng giai đoạn nhé!

Tham khảo: Men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Dùng sao cho đúng?

Chế độ ăn của trẻ sơ sinh từ 0-3 tháng tuổi

Với các bé sơ sinh trong giai đoạn 0-3 tháng tuổi, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng duy nhất. Mẹ có thể cho bé con bú mẹ, hoặc dùng sữa công thức. Tuy nhiên, tuyệt đối không cho trẻ uống bất kỳ dạng chất lỏng nào khác ngoài sữa, thậm chí cho bé uống nước lọc cũng không nên mẹ nhé! Theo các chuyên gia Nhi khoa, cho bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể dẫn đến một vài vấn đề sức khỏe cho bé.

Tham khảo: Trẻ dị ứng sữa do bất dung nạp lactose

Chế độ ăn của trẻ sơ sinh

Sữa là nguồn dinh dưỡng duy nhất của các bé 0-3 tháng tuổi

Mẹ cũng nên lưu ý là dạ dày các bé sơ sinh trong giai đoạn này cũng rất nhỏ. Các bé 1 tháng tuổi mỗi cữ bú có thể “nạp” khoảng 30ml sữa. Trẻ 2 tháng tuổi trở lên có thể bú từ 60-120ml sữa mỗi lần. Mẹ nên cho bé bú mỗi 2-3 giờ, tùy theo nhu cầu của bé.

Trong khi cho con bú, mẹ cũng nên chú ý đến thái độ của bé cưng. Nếu bé quấy khóc sau khi được cho ăn, rất có thể bé cưng vẫn đói và muốn ăn thêm. Ngược lại, bé quay mặt đi nơi khác, từ chối bú đồng nghĩa bé cưng đã no và không cần ăn thêm nữa.

Tham khảo: Trẻ mấy tháng ăn được váng sữa, sữa chua và phô mai?

Chế độ ăn của trẻ sơ sinh từ 4-6 tháng tuổi

Trẻ mấy tháng ăn dặm được? Có nên cho bé ăn dặm sớm? Bé từ 4-6 tháng tuổi sẽ bắt đầu có những dấu hiệu ăn dặm, báo hiệu chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh hoàn toàn mới.

Chế độ ăn của trẻ sơ sinh từ 4 - 6 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi đã có thể chuyển sang giai đoạn ăn dặm

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, chế độ ăn dặm của trẻ sơ sinh tốt nhất nên bắt đầu khi 6 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu. Ăn dặm trong giai đoạn này chỉ giúp bé tập làm quen với mùi vị thực phẩm và chế độ ăn đặc hơn. Vì vậy, mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm 1 bữa trong ngày trong thời gian đầu. Không nên cho bé ăn quá nhiều ngay trong lần đầu tiên mà chỉ nên tăng dần khẩu phần ăn theo từng ngày. Mẹ có thể tham khảo các cách làm bánh ăn dặm cho bé để đổi khẩu vị hằng ngày.

Tham khảo: 30+ Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Tăng Cân, Đủ Chất

Lưu ý dành cho mẹ:

  • Ngoài bữa ăn dặm, mẹ có thể cho con ăn thêm bữa phụ với sữa chua giữa các cữ bú.
  • Cho bé làm quen với một món ăn trong vòng 3 ngày rồi mới chuyển sang món mới. Nhờ vậy, mẹ có thể dễ dàng biết được liệu bé có bị dị ứng với một loại thực phẩm nào không.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh lưu ý rằng:

bac si

Từ 6 tháng trẻ bắt đầu tập ăn dặm. Khởi đầu ăn dặm bạn chú ý các vấn đề sau:

  1. Ăn bột ngọt: bột gạo, bột lúa mì, bột từ củ: khoai tây, khoai lang, khoai mỡ pha với sữa để bé quen khẩu vị dần. Trái cây gồm các loại mềm như chuối, xoài, đu đủ..., nước hoa quả gồm các loại nước ép như: nước cam, táo, dưa hấu...
  2. Bột chỉ đặc hơn sữa 1 tý, khi ăn tốt mới từ từ pha đặc dần
  3. Mỗi ngày chỉ cần 2 buổi vào thời gian nhất định, mỗi cữ chỉ từ 2-3 muỗng cà phê, từ từ tăng dần
  4. Mỗi ngày chỉ nên thử 1 loại thức ăn cho bé quen mùi vị
  5. Khi cho ăn dặm, bạn cần theo dõi tình trạng ọc, ói, và đi tiêu. Nếu bé không ói, tiêu phân vàng mềm, chứng tỏ bé hấp thu và tiêu hóa tốt.
  6. Nguyên tắc ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến sệt, đặc, từ mịn đến thô, từ 1 nhóm đến nhiều món thực phẩm
  7. Một điều quan trọng nữa, khi bé ăn dặm tốt, theo các chuyên gia hiện nay có xu hướng chuyển nhanh từ chế độ ăn bột ngọt sang bột mặn với đầy đủ 4 thành phần dinh dưỡng: đạm, bột, rau, và dầu để giảm bớt tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt cho bé! Bé dưới 12 tháng không thêm bất cứ gia vị gì vào chén bột, cháo.

bac si

Tham khảo: Dinh dưỡng cho bé ăn dặm 

Chế độ ăn của trẻ sơ sinh từ 6-12 tháng tuổi

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh từ 6-12 tháng tuổi đã được “nâng cấp” hơn nhiều so với các giai đoạn trước. Các bé từ 7-9 tháng tuổi đã có thể ăn 2 bữa chính/ngày ngoài các cữ sữa. Với các bé từ 9-12 tháng tuổi, khẩu phần ăn của trẻ có thể tăng lên 3 bữa/ngày và thêm 1-2 bữa phụ.

Mẹ nên tham khảo thêm ý kiến chuyên gia để biết cách cân đối khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh trong giai đoạn này. Mẹ nên tập cho bé ăn thêm rau xanh và các loại trái cây. Cho bé ăn rau quả luộc cắt miếng có thể giúp trẻ tập nhai tốt hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý không nên cho bé ăn các loại thức ăn nhỏ như đậu phộng, lạc rang, nho khô. Bé có nguy cơ nghẹn, hóc khi ăn các thực phẩm này. (Tham khảo: Các món cháo dinh dưỡng cho bé)

Tóm lại, chế độ ăn của trẻ sơ sinh tại mỗi giai đoạn sẽ có sự khác biệt. Mẹ nên tìm hiểu kỹ để biết cách chăm sóc bé cưng cũng như giúp bé phát triển tối ưu. Bên cạnh tối ưu dinh dưỡng, các sản phẩm tã cho bé cũng cần được bố mẹ chú trọng lựa chọn những sản phẩm chất lượng, phù hợp với chiều cao và cân nặng của bé. Mẹ đừng quên ghé Huggies để tìm hiểu các loại tã em bé Huggies chất lượng nhé!

Mẹ cũng có thể tham khảo thêm các thông tin về Dinh dưỡng của trẻ sơ sinh tại website Huggies.com.vn.

Tham khảo: Thực Đơn Cho Bé 1 Tuổi Biếng Ăn, Đủ Chất, Giúp Bé Tăng Cân 

EmptyView

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;