Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Chocolate

cho trẻ ăn chocolate

Sô cô la – Siêu thực phẩm mới?

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng sô cô la rất có lợi cho sức khỏe. Đây quả là một tin vui đối với những “tín đồ sô cô la”. Tuy vậy, bạn có thể băn khoăn liệu ăn bao nhiêu sô cô la là đủ? Sô cô la có tốt trẻ em hay không? Nên cho trẻ ăn nhiều hay ít?

Bất cứ loại thực phẩm nào đều có mặt tốt và mặt xấu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu cả hai mặt của vấn đề và sau đó bạn có thể tự rút ra sự lựa chọn cho chính mình.

Vậy sô cô la là gì?

Thành phần chính của sô cô la là hạt cacao. Hạt cacao được phơi khô, rang, xát vỏ. Từ cacao thô có thể chế biến thành dạng rắn như bột cacao bạn thường mua tại siêu thị, hoặc dạng bơ (chất béo thực vật được sử dụng không chỉ trong chế biến thực phẩm mà còn trong việc làm đẹp như là một chất dưỡng ẩm). Sô cô la dạng rắn chứa rất ít chất béo.

Sô cô la nguyên chất thường là hỗn hợp cả chất rắn và dạng bơ. Tỷ lệ hai chất này sẽ tác động tới liều lượng chất béo trong sản phẩm cuối cùng được tạo ra (cùng với bất kỳ thành phần bổ sung khác). Sữa chocolate bao gồm đường, sữa và chocolate tạo thành chất lỏng có màu vàng và có vị đắng nhẹ.

Sô cô la đen là một hỗn hợp chứa tới 70% cacao rắn, đường và các chất béo khác. Công thức pha trộn thường được giữ bí mật về sự cân bằng tinh tế giữa vị ngọt và vị đắng. Đáng chú ý là không hề có sữa trong sô cô la đen.

cho trẻ ăn chocolate

Sô cô la trắng là gì?

Về cơ bản thành phần của sô cô la trắng giống với sô cô la nâu. Nhưng thay vì chứa cacao rắn, sô cô la trắng chứa bơ cacao cộng thêm các chất béo thực vật khác tạo thành hợp chất dễ tan trong miệng.

Sô cô la chứa những chất gì?

Thành phần chính xác của các sản phẩm sô cô la tùy thuộc vào công thức chế biến. Tuy nhiên phần lớn đều chứa các dưỡng chất như carbohydrate tinh giản, chất béo, khoáng chất như canxi, ma-giê, đồng, sắt và kẽm, và có thể có cả vitamin E. Đặc biệt, theobromine và flavanoids tự nhiên có sẵn trong cacao.

Thành phần dinh dưỡng của sô cô la:

Theo bảng phía dưới ta có thể thấy trong 100g sữa sô cô la bao gồm:

  • 43% carbohydrates, trong đó 97% là ở dạng đường tinh giản (đường sucrose).
  • 51% chất béo trong đó 62% là chất béo bão hòa.
  • 500 calories (đối với phụ nữ trên 60kg, lượng calories này chỉ khoảng 20% lượng cần thiết cho một ngày).
  • Rất ít protein.

Bảng 1: Hàm lượng chất trung bình trong sô cô la

 

Grams per 100g

Calories

Tỉ lệ phần trăm

Carbohydrates

57

228

43%

Đường

55.5

222

97% of Carbs

Protein

8.2

32.8

0.6%

Chất béo

29.7

267.3

51%

Chất béo bão hòa

18.7

168.3

62% chất béo

Tổng

 

528

100%

Lưu ý rằng đường sucrose là một trong những nguyên nhân gây sâu răng. Đường này tạo ra một nồng độ pH lý tưởng cho các vi khuẩn răng miệng phát triển mạnh gây ảnh hưởng đến các răng nhỏ dễ bị tổn thương.

Cacao là một thực phẩm tốt

Cacao dạng rắn chứa phần lớn các chất có mặt ở các loại thực vật. Ước tính có khoảng 500 thành phần thực vật chứa trong hạt cacao, trong số đó có nhiều chất chống oxy hóa.

Các nhà khoa học nói gì?

  • Những ích lợi cho sức khỏe từ việc ăn sô cô la sẽ tùy thuộc vào yếu tố cá nhân mà khác nhau ở mỗi người.
  • Chính thành phần của cacao trong sô cô la thành phẩm mới quyết định đến những lợi ích sức khỏe của bạn. Điều này có nghĩa là khi bạn ăn sô cô la, ngoài cacao bạn còn ăn các chất khác chứa trong sô cô la nữa.
  • Phải tìm hiểu xem ai là người đưa ra các nghiên cứu khoa học. Lẽ dĩ nhiên, các nhà sản xuất luôn vì mục tiêu lợi nhuận và có thể đưa ra các kết quả có lợi cho họ hơn là vì sức khỏe của người tiêu dùng.
  • Một vài nghiên cứu tập trung vào cacao như là một loại đồ uống chứ không phải là sô cô la.
  • Tuy nhiều báo cáo đã chỉ ra ích lợi của sô cô la đối với sức khỏe con người. Mặc dầu vậy cũng có những kết quả không mấy khả quan. Do đó các bằng chứng về ích lợi của sô cô la vẫn chưa thực sự đủ mạnh.

Cacao thực sự phát huy tác dụng trong việc phòng chữa bệnh tim mạch. Kết quả từ 136 nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất flavonoids tìm thấy trong cacao có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ. Cacao giúp hạ huyết áp (chủ yếu ở người có tiền sử cao huyết áp), giảm viêm, giảm tiểu cầu dính, tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu. Thêm vào đó, dầu stearic chứa trong sô cô la (đại diện cho một nửa chất béo) làm giảm thiểu tác dụng của chất béo bão hòa. Kết quả là lượng cholesterol trở nên trung lập và không gây ảnh hưởng.

Sự thật hay hư cấu ?

Sô cô la có chứa caffeine? Điều này hoàn toàn không đúng. Mặc dù sô cô la có thể có tác dụng kích thích, tuy vậy không hề chứa caffeine. Cacao có chứa chất theobromine methylxanthine (MT) có tác động lên hệ thống thần kinh tương tự như caffeine mà thôi. Tuy cacao chứa rất ít chất MT này, bạn vẫn cần nên lưu ý khi cho con bạn ăn sô cô la.

Sô cô la giúp bạn cảm thấy tuyệt vời? Rất nhiều người cho rằng chocolate là một thực phẩm tạo niềm vui do chất phenethylamine trong sô cô la cân bằng các truyền dẫn thần kinh tới não ảnh hưởng lên tâm trạng. Sự thực là, phenethylamine nhanh chóng bị phá vỡ trong cơ thể con người và không hề có tác động nào đáng kể tới tâm trạng. Có khả năng sự kết hợp của đường, chất béo và nhận thức sô cô la như một loại thực phẩm yêu thích tạo cho bạn cảm giác hưng phấn. Hoặc, nó có thể do hiệu ứng từ chiến dịch marketing của các nhà sản xuất chocolate.

Sô cô la gây phát ban trên da, đau đầu và một số vấn đề khác? Cho đến nay, các chuyên gia nghiên cứu vẫn không cho rằng sô cô la là nguyên nhân gây ra các vấn đề trên. Tuy vậy họ cũng khuyến nghị bạn nên ngừng ăn sô cô la nếu bạn gặp những vấn đề này.

Nếu bạn thích Sô cô la sữa hơn? Việc ăn nhiều sô cô la sữa hơn có thể sẽ tăng lượng calories nạp vào cơ thể bạn. Hơn nữa có một số kết quả nghiên cứu cho thấy protein trong sữa ngăn cản cơ thể hấp thu flavonoids chứa trong sô cô la. Về mặt logic thì ăn sô cô la đen sẽ có lợi hơn cho cơ thể bạn.

Phán quyết

Như vậy rõ ràng sô cô la mang lại những ích lợi cho sức khỏe nhưng không có nghĩa là bạn nên ăn nhiều. Bạn có thể ăn các loại rau xanh, trái cây ít đường và chất béo để hấp thụ thành phần thực vật lành mạnh cho cơ thể. Ngoài ra bạn nên ăn một chút sô cô la để cân bằng.

Nếu bạn muốn tận dụng những lợi ích của cacao thì nên uống một cốc cacao. Cacao chứa catechin – một chất chống oxy hóa và có tác dụng tốt hơn là một tách trà.

Đối với trẻ em, bạn nên kìm hãm bé để bé ăn với một hàm lượng phù hợp. Không nên cho bé ăn nhiều quá và chọn thời điểm thích hợp cho bé ăn.

Những thông tin trên được cung cấp bới Leanne Coopper – một chuyên gia dinh dưỡng và là mẹ của hai bé trai hiếu động. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về thực phẩm cho bé trong mục Dinh dưỡng cho trẻ em hoặc Chăm sóc bé.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;