MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là gì?
- Khi nào nên bắt đầu tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật?
- Ưu điểm và hạn chế của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
- Nguyên tắc khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
- Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé theo từng giai đoạn (5 - 18 tháng tuổi)
- Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng trong 30 ngày
- Một số lưu ý khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
- Những câu hỏi thường gặp khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật
Ăn dặm là quá trình trẻ bắt đầu làm quen với thức ăn thô, là bước chuyển từ giai đoạn chỉ uống sữa sang giai đoạn nhai và nuốt thức ăn. Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp được nhiều mẹ tin tưởng và áp dụng con mình. Vậy ăn dặm kiểu Nhật là gì? Bài viết của Huggies sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc đó và gợi ý các thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 6 - 18 tháng tuổi!
>> Tham khảo:
- 30 thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi tăng cân, đủ dưỡng chất
- Có nên cho trẻ ăn hạt nêm? Cách làm hạt nêm cho bé an toàn
- Các món ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật, BLW, truyền thống
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là gì?
Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau để xây dựng thực đơn phong phú, ngon miệng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Nhờ đó, trẻ sẽ ăn ngon, tiêu hóa tốt và hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng. Mục tiêu chính của phương pháp này là khuyến khích bé tự lập trong việc ăn uống sớm và ăn theo nhu cầu của bé.
Với cách ăn dặm kiểu Nhật, ba mẹ không sử dụng máy xay mà thay vào đó sẽ dùng cối giã và rây để làm mịn thức ăn, giúp trẻ dễ nuốt và cảm nhận đầy đủ hương vị của các loại thực phẩm.
Thời gian đầu, mẹ nên cho bé ăn cháo lỏng đã được làm mịn bằng rây. Việc này giúp bé làm quen với việc sử dụng thìa và nuốt thức ăn khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. Sau khi trẻ đã quen với cháo lỏng, bạn có thể cho bé ăn cháo đặc hơn kèm theo rau củ nghiền mịn. Ở giai đoạn tiếp theo, trẻ sẽ được ăn cơm nấu từ gạo vỡ, từ nhão đến đặc, cùng với cá, thịt và rau củ,...
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật được phân thành 4 giai đoạn dựa trên độ tuổi của trẻ: từ 5-6 tháng, 7-8 tháng, 9-11 tháng, và 12-18 tháng.
>> Tham khảo thêm:
- Trẻ mấy tháng ăn dặm được? Có nên cho bé ăn dặm sớm?
- Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng trong 30 ngày tăng cân, dễ tiêu hóa
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật khuyến khích bé tự lập ăn uống sớm và ăn theo nhu cầu sở thích của bé (Nguồn: Sưu tầm)
Khi nào nên bắt đầu tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật?
Theo hướng dẫn của Bộ Y Tế - Lao động - Phúc lợi Nhật Bản, thời gian thích hợp ăn dặm là khi bé đạt 5 tháng 15 ngày. Đồng thời, bé phải đạt được những mốc phát triển sau:
- Bé đã giữ vững cổ.
- Bé tự ngồi được.
- Bé tỏ ra thích thú với thức ăn.
- Khi đưa thìa vào miệng bé, bé ít dùng lưỡi đẩy ra.
>> Tham khảo thêm: Top 10 loại bột ăn dặm cho bé từ 5 tháng tuổi tốt nhất
Ưu điểm và hạn chế của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật này có thể kể đến như:
- Trẻ cảm nhận hương vị, tính chất của món ăn: Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật sử dụng cối giã và rây làm mịn thức ăn giúp bé dễ nuốt và cảm nhận đầy đủ hương vị thực phẩm, đồng thời cho phép mẹ điều chỉnh độ lỏng, đặc của thức ăn theo giai đoạn phát triển của bé.
- Bé tập làm quen với với kỹ năng nhai và nuốt: Việc cho bé dặm ăn từ lỏng đến đặc, từ mịn đến thô, từ ít đến nhiều,... giúp bé phát triển dần các kỹ năng nhai, nuốt và giúp bé tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
- Kích thích vị giác: Cho bé ăn riêng từng loại thực phẩm giúp bé nhận biết các mùi vị khác nhau tốt hơn.
- Hạn chế thừa cân, béo phì: Người Nhật dùng thường dùng nước từ cá khô bào và rong biển thay vì xương thịt để nấu giúp trẻ khỏe mạnh và tránh béo phì.
Bên cạnh đó, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật này cũng có một số mặt hạn chế như:
- Tốn nhiều thời gian: Phương pháp này đòi hỏi mẹ phải dành nhiều thời gian cho việc lên thực đơn, chuẩn bị nguyên liệu, chế biến và bảo quản đồ ăn.
- Chi phí đầu tư cao: Mẹ cần trang bị riêng bộ dụng cụ để nấu đồ ăn dặm cho bé như: đĩa mài, rây, chày nghiền, bát, muỗng,...
- Trẻ không ăn được nhiều: Trong giai đoạn đầu, bé có thể sẽ không tăng cân nhanh như khi ăn dặm truyền thống. Bởi phương pháp này dựa trên sự tôn trọng trẻ.
>> Tham khảo thêm: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Ăn dặm kiểu Nhật giúp nâng cao khả năng tự lập từ sớm của bé (Nguồn: Sưu tầm)
Mẹ có biết:
Khi ăn dặm, bé sẽ đi ngoài nhiều hơn. Đây là điều hết sức bình thường vì bé đang bước vào giai đoạn ăn uống mới và đang dần thích nghi. Lúc này mẹ cần một loại tã bỉm thấm hút tốt, khô thoáng nhanh để bé cảm thấy thoải mái. Trong suốt hành trình phát triển của bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.
Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã cho bé đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.
Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!
Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.
Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)
Nguyên tắc khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật chú trọng đến việc sử dụng các thực phẩm tự nhiên như rau củ, hoa quả, cá và thịt, nhằm giúp bé phát triển bình thường và tránh tình trạng béo phì khi trưởng thành.
- Giai đoạn thích hợp để bé bắt đầu ăn dặm là từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 6, nhưng tốt nhất là bắt đầu với thực đơn ăn dặm kiểu Nhật vào tháng thứ 6 khi hệ tiêu hóa của bé đã phát triển.
- Các dưỡng chất quan trọng cho thực đơn ăn dặm kiểu Nhật ở bé 6 tháng tuổi bao gồm đạm từ đậu, thịt, cá; vitamin và chất xơ từ trái cây và rau củ; và tinh bột từ cháo, bánh mì, gạo lứt.
- Cho bé ăn nhạt. Ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc. Từ một nhóm thực phẩm đến bốn nhóm thực phẩm. Cân bằng lượng sữa và thức ăn sử dụng cho bé.
- Không xay thức ăn, chỉ dùng cối giã và rây để làm mịn thức ăn cho bé.
- Cho bé ăn riêng từng món trong giai đoạn đầu. Ở giai đoạn sau, có thể trộn nhiều loại thức ăn để thay đổi đa dạng hơn.
- Tạo tâm lý thoải mái khi ăn, cho trẻ cơ hội lựa chọn món ăn mà bé thích, và không nên ép bé ăn.
- Chú trọng sử dụng thực phẩm nguồn gốc tự nhiên như rau củ, hoa quả, cá, thịt…
- Tập cho bé tự ăn dần, chủ động trong ăn uống và hình thành thói quen lành mạnh khi ăn
>> Tham khảo:
- Nuôi con theo phương pháp EASY: Bé khoẻ, mẹ nhàn tênh
- Ăn dặm BLW là gì? Hướng dẫn áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé theo từng giai đoạn (5 - 18 tháng tuổi)
Xây dựng thực đơn kiểu Nhật cho bé từ 5 - 18 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)
Giai đoạn 1: giai đoạn bé tập nuốt (từ 5 – 6 tháng tuổi)
Theo các chuyên gia nhi khoa, ở giai đoạn này, bé chỉ nên ăn 1 bữa/ngày với thức ăn lỏng, mịn để làm quen với thực phẩm khác ngoài sữa và tập phản xạ nuốt.
Lượng sữa cho bé:
- Trẻ bú mẹ: theo nhu cầu.
- Trẻ uống sữa công thức: 6 cữ/ngày, mỗi cữ 90-120ml.
Số lượng bữa ăn: 1 bữa/ ngày, nên cho bé ăn vào gần trưa (10 giờ)
Cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật: dùng tỷ lệ 1 gạo: 10 nước hoặc 1 cơm: 4,5 nước.
Một số lưu ý khi mẹ cho trẻ ăn dặm giai đoạn này:
- Tất cả các món ăn cho bé nên ở dạng dung dịch loãng và đặc biệt là không nên nêm thêm gia vị.
- Đảm bảo nhiệt độ đồ ăn bằng với nhiệt độ cơ thể, không quá nóng hoặc quá lạnh.
- Khi trẻ đã quen, có thể thêm rau xanh nghiền mịn vào thực đơn.
- Thêm thực phẩm chứa protein vào tuần thứ 3 hoặc thứ 4, như đậu phụ từ tuần thứ 3 và cá từ tuần thứ 4. Sau 1 tháng ăn dặm, tăng lên 2 bữa/ngày.
- Thực đơn chủ yếu bao gồm tinh bột và vitamin từ rau củ quả; khi trẻ đã quen, có thể bổ sung thêm protein.
- Điều chỉnh số lượng thức ăn theo nhu cầu và sự phát triển của trẻ.
- Nên cho trẻ ăn vào một giờ cố định mỗi ngày.
>> Tham khảo thêm: Bé 6 tháng ăn được trái cây gì? 13 loại trái cây cho bé ăn dặm
Giai đoạn 2: giai đoạn bé nhai trệu trạo (từ 7 – 8 tháng tuổi)
Khi bé 7-8 tháng tuổi, nhiều bé đã có thể nuốt thức ăn thành thạo và ăn được thức ăn thô hơn. Mẹ có thể nấu mềm thức ăn và nghiền sơ để bé dễ dàng nghiền nát bằng lưỡi và nướu.
Lượng sữa:
- Trẻ bú mẹ: Cho bé bú theo nhu cầu.
- Trẻ uống sữa công thức: 4 cữ/ngày, lượng sữa tùy thuộc vào nhu cầu của bé.
Số lượng bữa ăn: 2 bữa/ngày, vào buổi sáng và chiều.
- Nhóm tinh bột (50-80 gram): gạo, bánh mỳ, tinh bột, khoai tây, khoai lang.
- Nhóm rau quả (20-30 gram): cà-rốt, chuối, rau chân vịt, bí đỏ, củ cải, cà chua.
- Nhóm chất đạm: Cá hoặc thịt (10-15 gram); đậu phụ (30-40 gram); lòng đỏ trứng (1/3 quả) khi đã quen có thể ăn cả lòng trắng; các chế phẩm từ sữa (50-70 gram).
Cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật: Nấu cháo trắng theo tỷ lệ 1 gạo: 8 nước hoặc 1 cơm: 3 nước, có thể cho bé ăn bún, miến, mì.
Một số lưu ý khi mẹ cho trẻ ăn dặm giai đoạn này:
- Mẹ nên luộc mềm thức ăn để trẻ dễ dàng nghiền nát bằng lực nhỏ.
- Khi chế biến, hãy cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ vừa miệng.
- Mẹ có thể bổ sung thêm cho bé các loại thịt như cá, thịt gà hay gan kết hợp nhiều loại rau củ, trái cây, ngũ cốc, thực phẩm giàu đạm.
>> Tham khảo: Top 10 món cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm tăng cân, dễ làm
Giai đoạn 3: giai đoạn bé tập nhai (từ 9 – 11 tháng tuổi)
Khi bé được 9–11 tháng tuổi, nhiều bé đã biết cắn và nhai bằng nướu, có thể dùng lưỡi để nghiền nát thức ăn. Từ giai đoạn này, mẹ có thể nêm gia vị vào thức ăn cho con.
Lượng sữa:
- Trẻ bú mẹ: Cho bé bú theo nhu cầu.
- Trẻ uống sữa công thức: 3 cữ (khoảng 500–600ml).
Số lượng bữa ăn: 3 bữa/ ngày. Sáng, trưa, chiều
- Nhóm tinh bột: Cháo trắng 90 gram cho đến cơm nát 80 gram.
- Nhóm rau quả (30-40 gram): cà-rốt, chuối, rau chân vịt, bí đỏ, củ cải, cà chua.
- Nhóm chất đạm: Cá, thịt (15 gram); đậu phụ (45 gram); trứng (1/2 quả) khi đã quen có thể ăn cả lòng trắng; các chế phẩm từ sữa (80 gram).
Cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật: Nấu cháo đặc theo tỷ lệ: 1 gạo: 5 nước hoặc 1 cơm: 2 nước.
Một số lưu ý khi mẹ cho trẻ ăn dặm giai đoạn này:
- Rau củ quả hấp hoặc luộc chín, thái thanh dài hoặc nghiền sơ để bé tập nhai.
- Thịt heo, gà, bò, tôm hấp chín, xé sợi hoặc giã nhỏ. Cá hấp chín, gỡ sạch xương và dằm nát. Có thể nấu chung thịt hoặc cá với cháo.
- Trái cây nên thái thành thanh dài cỡ ngón tay út để bé tự cầm ăn.
>> Tham khảo thêm:
- Tập ăn dặm cho bé: thức ăn, ăn bốc và đút ăn
- 4 Cách Nấu Cháo Cho Bé Ăn Dặm Dinh Dưỡng, Đơn Giản, Dễ Làm
Giai đoạn 4: giai đoạn nhai khỏe (ăn sam, từ 12 tháng đến 18 tháng)
Ở độ tuổi này, bé đã có nhiều răng hơn và có khả năng nhai, nuốt thức ăn dễ dàng. Thức ăn không cần nấu mềm như trước. Khi bé đã biết cầm nắm thức ăn thuần thục, bố mẹ hãy khuyến khích bé dùng thìa tự xúc thức ăn để trở nên tự lập hơn.
Nếu mẹ cho cho bé cãi sữa mẹ, mẹ nên bổ sung thêm 2 bữa phụ/ngày. Đối với bé uống sữa công thức, nên tập cho bé uống sữa bằng ly để dễ vệ sinh và giúp bé nhanh chóng biết uống như người lớn.
Số lượng bữa ăn: 3 bữa/ ngày. Sáng, trưa, chiều.
- Nhóm tinh bột: Cơm nát 90 gram, cơm trắng 80 gram.
- Nhóm rau quả (40-50 gram): cà-rốt, chuối, rau chân vịt, bí đỏ, củ cải, cà chua.
- Nhóm chất đạm: Cá hoặc thịt (15-20 gram); hoặc đậu phụ (50-55 gram); hoặc trứng (2/3-1 quả); hoặc các chế phẩm từ sữa (100 gram).
Cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật: Nấu theo tỷ lệ 1 gạo: 2 nước hoặc 1 cơm: 1 nước
Một số lưu ý khi mẹ cho trẻ ăn dặm giai đoạn này:
- Rau củ cho bé ăn dặm mẹ nên luộc hoặc hấp rồi cắt khúc cho bé ăn.
- Thịt gà, thịt heo, thịt bò, tôm nên thái miếng mỏng theo thớ ngang để bé dễ cắn. Bé có thể ăn tôm (luộc/hấp chín, bóc vỏ để nguyên con), sò điệp, sò huyết, nghêu,...
- Trái cây tráng miệng thái thành thanh dài hoặc miếng nhỏ để bé tự cầm và ăn.
>> Tham khảo: Trẻ sốt mọc răng: Dấu hiệu và kinh nghiệm chăm sóc
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật được phân thành 4 giai đoạn dựa trên độ tuổi của trẻ (Nguồn: Tham khảo)
Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng trong 30 ngày
Ngày | Thực đơn |
---|---|
1, 2, 3 | Cháo trắng (tỉ lệ 1:10) |
4, 5 | Cháo trắng, cà rốt nghiền |
6 | Cháo trắng, susu hấp chín |
7 | Cháo trắng nấu nước dashi, bí đỏ nghiền |
8 | Cháo bí đỏ, súp táo khoai lang |
9 | Cháo rau chân vịt, súp khoai tây |
10 | Cháo táo, khoai lang nghiền sữa |
11 | Cháo cà chua, khoai tây trộn sữa công thức |
12 | Cháo trắng, đậu phụ sốt cà chua |
13 | Cháo khoai lang, đậu phụ sốt cà chua |
14 | Cháo trắng, bí đỏ nghiền |
15 | Súp lơ nghiền, khoai tây nấu sữa |
16 | Cà rốt trộn sữa chua, cháo bánh mì chuối |
17 | Cải bó xôi trộn đậu phụ, táo trộn khoai lang |
18 | Cháo trắng, cải thảo nghiền, nước dâu tây |
19 | Cháo táo, rau cải trộn đậu phụ |
20 | Cháo cải bó xôi, khoai sọ nấu sữa |
21 | Cháo trắng, bí đỏ nghiền, dâu tây sữa |
22 | Khoai lang nghiền, cháo rau củ |
23 | Cháo trắng, khoai tây trộn cà rốt, nước ép dưa hấu |
24 | Cháo bánh mì sữa chua, súp bắp cải |
25 | Cháo trắng, cải bó xôi nghiền |
26 | Cháo đậu phụ, súp cà rốt khoai tây |
27 | Cháo trắng, rau cải bó xôi nghiền |
28 | Mì udon cải bó xôi, cà chua nghiền |
29 | Cháo trắng, súp khoai tây, chuối nghiền |
30 | Cá thịt trắng, bắp cải, bí đỏ nghiền, nước trái cây |
>> Tham khảo: Nên bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh thế nào là đúng?
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng trong 30 ngày (Nguồn: Huggies)
Một số lưu ý khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, bố mẹ nên lưu ý những yếu tố sau:
Kết hợp sữa mẹ vào thực đơn ăn dặm kiểu Nhật
Trong giai đoạn ăn dặm, bé chỉ mới làm quen với thức ăn thô, vì vậy mẹ nên duy trì việc cho bé bú sữa mẹ. Trong 1-2 tuần đầu, chỉ nên cho bé ăn dặm 1 bữa. Sau đó, tăng lên 2 bữa vào tuần 3 và 4.
Lên kế hoạch ăn dặm kiểu Nhật cho bé theo tuần
Khi áp dụng thực đơn ăn dặm 6 tháng kiểu Nhật, bố mẹ nên lên lịch ăn khoa học cho bé. Cụ thể, hãy chia ra các bữa ăn trong ngày (sáng, trưa, chiều) và ghi rõ món ăn cùng chất dinh dưỡng của chúng giúp hạn chế tình trạng thiếu hoặc thừa dưỡng chất thiết yếu cho bé.
>> Tham khảo: Trẻ suy dinh dưỡng: nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc
Kết hợp nước dashi để hoàn chỉnh chế độ ăn dặm kiểu Nhật
Nước dashi được làm từ rau củ, rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ và rất dễ chế biến. Mẹ cần chú ý giữa tỷ lệ nước và rau củ để phù hợp với bé. Ngoài ra, nước dashi có thể bảo quản trong khoảng 1 tuần.
Cách làm:
- Rửa sạch rau củ và thái mỏng.
- Đun khoảng 1 đốt ngón tay nước với rau củ trong 30-40 phút.
- Sau khi đun xong, lọc bỏ phần xác và bảo quản nước trong tủ lạnh.
Nước dùng dashi là món không thể thiếu khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật (Nguồn: Sưu tầm)
Vệ sinh dụng cụ thức ăn cho trẻ thường xuyên
Mẹ nên thường xuyên khử khuẩn và vệ sinh các dụng cụ chế biến thức ăn để bảo vệ sức khỏe của bé khỏi vi khuẩn có hại.
>> Tham khảo: Top 5 loại thuốc canxi cho bé phát triển cao lớn, khỏe mạnh
Những câu hỏi thường gặp khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật
Ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống khác nhau như thế nào?
Điểm khác biệt chính giữa ăn dặm kiểu Nhật và kiểu truyền thống là thời gian làm quen với thức ăn thô. Trẻ em ăn dặm theo phương pháp Nhật Bản sẽ được tiếp xúc với thức ăn thô sớm hơn so với trẻ ăn dặm theo phương pháp truyền thống.
>> Tham khảo: Top 5 loại bột ăn dặm cho bé 6 tháng tốt nhất hiện nay
Nên cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật khi nào?
Mẹ nên cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật từ giai đoạn 5 đến 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, việc áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật vào tháng thứ 6 là tốt nhất, vì lúc này hệ tiêu hóa của bé đã phát triển, giúp kích thích vị giác hiệu quả hơn.
Ngày đầu tiên ăn dặm nên cho bé ăn bao nhiêu?
Theo nguyên tắc, trẻ tập ăn dặm cần được cho ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều. Trong những bữa ăn đầu tiên, bé có thể chỉ ăn 1-2 muỗng cà phê thức ăn. Tuy nhiên, nếu bé tỏ ra háo hức với món mới, cha mẹ có thể tăng dần lượng thức ăn lên, đến khoảng 50-100 ml mỗi bữa.
>> Tham khảo: Top 4 váng sữa cho bé 6 tháng tốt và giàu dinh dưỡng nhất
Bé 6 tháng ăn dặm được những gì?
Ở độ tuổi 6 tháng, bé có thể bắt đầu ăn dặm với các loại thực phẩm sau:
- Cháo: Cháo trắng nấu loãng, có thể cho thêm nước rau hoặc nước dashi.
- Rau củ nghiền: Các loại như cà rốt, bí đỏ, khoai lang, và bí ngòi đều rất tốt.
- Trái cây nghiền: Bơ, chuối, táo và lê là những lựa chọn tuyệt vời.
- Thực phẩm giàu đạm: Đậu phụ hoặc thịt nạc (như thịt gà hoặc cá) đã được nấu chín và nghiền nhuyễn.
Mẹ cần đảm bảo thức ăn được nấu mềm, dễ tiêu hóa và không có gia vị để bé làm quen từ từ.
Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp giúp trẻ chủ động và tự giác hơn trong việc ăn uống. Mong rằng bài viết của Huggies sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức để xây dựng thực đơn ăn dặm cho dễ dàng hơn. Nếu mẹ vẫn phân vân không biết phải nấu món ăn gì cho trẻ, hãy truy cập Thực đơn cho bé của Huggies để được tư vấn! Mẹ có thể tham khảo thêm về sản phẩm Huggies mẹ nhé!
>> Nguồn tham khảo: