Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi kiểu Nhật và truyền thống trong 30 ngày

Ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

Theo các chuyên gia khuyến cáo, nên bắt đầu tập cho bé ăn dặm khi bé được 4-6 tháng tuổi vì khi đó hệ tiêu hóa của bé mới phát triển hoàn thiện giúp tiêu hóa các loại thức ăn ngoài sữa. Tuy nhiên, tùy vào sự phát triển của bé mà thời điểm bắt đầu ăn dặm sẽ khác nhau. Đồng thời, làm sao để biết bé 5 tháng tuổi ăn được những gì để lên thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng thật hợp lý? Để Huggies gợi ý cho Mẹ nhé!

>> Tham khảo thêm: Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng

Bé 5 tháng tuổi ăn dặm được chưa?

Bé 5 tháng tuổi đã có thể bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, mức độ phát triển của từng bé là khác nhau, có bé sẵn sàng để ăn dặm từ 4 tháng, trong khi có bé lại chờ đến 7 tháng. Giai đoạn bé 5 tháng tuổi thường là thời điểm lý tưởng để chuẩn bị cho việc ăn dặm và bé có thể bắt đầu ăn dặm trong tháng thứ 6. Khi bắt đầu, mẹ nên sử dụng các loại thức ăn dạng lỏng tương tự như sữa để phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của bé.

Biểu hiện trẻ 5 tháng tuổi sẵn sàng ăn dặm

Mẹ có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm khi bé có những dấu hiệu như:

  • Miệng bé cứ mỗi lúc rảnh rỗi là nhai tóp tép. Điều này rất phù hợp để áp dụng cách cho bé ăn dặm theo phương pháp BLW.
  • Thấy người lớn ăn là bé cũng bị kích thích miệng lưỡi, tỏ ra thích thú và đùn lưỡi liên tục. Lúc này, bé đã có thể ngồi khá vững.
  • Bé đòi bú nhiều hơn bình thường, mặc dù mới bú cách đó không lâu.
  • Bé có thể dùng tay để cầm nắm bất cứ thứ gì và cho vào miệng gặm.
  • Bé hứng thú nhìn người khác ăn và dùng tay với đồ ăn rồi cho vào miệng
  • Giấc ngủ bị ngắt quãng vì bé đòi ăn.

Như vậy, nếu bé yêu của mẹ có các biểu hiện trên mặc dù bé chỉ mới phát triển được 5 tháng tuổi, thì mẹ vẫn có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm được rồi.

>> Tham khảo thêm: Phương pháp cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Khi nào nên cho bé ăn dặm

Khi nào nên cho bé ăn dặm (Nguồn: Sưu tầm)

Trẻ 5 tháng tuổi ăn được những gì và những chất cần có trong thực đơn là gì?

Bữa ăn dặm là ‘bữa ăn đầu tiên’ của đứa bé. Trẻ ăn dặm sẽ được tiếp xúc với thức ăn mới ngoài sữa mẹ . Thế nên, mẹ cần tìm hiểu kỹ trước khi cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, ăn dặm lại là bữa ăn phụ. Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé đến 12 tháng tuổi. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý là chỉ cho bé ăn ít để ‘tập cho bé ăn’ chứ không ép bé ăn. Các món ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi nên bắt đầu với bữa ăn loãng (đặc hơn sữa mẹ) và khi bé quen dần thì chuyển qua thức ăn đặc hơn.

Khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng, mẹ cần đảm bảo 4 nhóm chất dinh dưỡng sau:

  • Tinh bột: gạo, mì, bún…
  • Chất béo: dầu ăn, mỡ động vật, dầu ăn, bơ…
  • Chất đạm: thịt, cá, cua, tôm, trứng…
  • Hoa quả và rau xanh.

Bé phát triển khoẻ mạnh khi bữa ăn đủ 4 chất dinh dưỡng kể trên. Nếu bé mới tập ăn dặm, trong một bữa ăn, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn một loại thực phẩm. Để đủ dinh dưỡng, mẹ nên cho bé ăn cả nước lẫn cái. Mẹ có thể bổ sung thêm trái cây cho bé vì chứa nhiều dưỡng chất.

Ngoài ra, mẹ cũng cần cho bé ăn dặm theo nguyên tắc từ loãng đến đặc, từ mềm đến cứng, giúp hệ tiêu hóa của bé dễ dàng làm quen.

  • Ăn từ ít đến nhiều: Mẹ hãy bắt đầu cho bé ăn từng chút, để bé quen dần, tránh bị rối loạn tiêu hóa.
  • Ăn ngọt trước mặn sau: Mẹ cho bé tập ăn bột ăn dặm ngọt trước rồi chuyển sang bột mặn, hạn chế việc bé biếng ăn sau này.

>> Xem thêm những bài viết hữu ích:

Mẹ có biết:

Khi trẻ được 5 tháng tuổi, con bắt đầu đi ngoài khoảng 5 - 7 lần/ngày. Do đó , mẹ cần chọn một loại tã có khả năng thấm hút tốt, bề mặt mềm mại để tránh gây hằn đỏ lên da bé mỗi khi mặc. Trong suốt hành trình phát triển của bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.

Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!

Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Tã sơ sinh Huggies Skin Perrfect

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Trẻ 5 tháng tuổi ăn được những gì?

Khi bé 5 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu cho bé ăn dặm với những thực phẩm sau:

  1. Ngũ cốc

Ngũ cốc là lựa chọn tốt để bắt đầu ăn dặm cho bé. Nếu bé đã quen với cháo loãng, bạn có thể chuyển sang cháo đặc hơn hoặc các loại ngũ cốc như bột yến mạch và khoai lang xay nhuyễn. Để bé làm quen với mỗi loại thực phẩm mới, bạn nên thử trong khoảng 3 - 5 ngày.

  1. Rau củ và trái cây

Rau củ và trái cây cung cấp vitamin quan trọng và giúp bé hình thành thói quen ăn uống lành mạnh. Bé 5 tháng tuổi có thể ăn các loại rau củ như cà rốt, bí đỏ, và bông cải xanh. Hãy luộc chín và nghiền nhuyễn. Các loại trái cây mềm như bơ và chuối cũng nên nghiền nhuyễn trước khi cho bé ăn.

  1. Thực phẩm giàu Protein

Thực phẩm giàu protein như thịt, đậu, trứng, tôm, và cá rất tốt cho bé. Tuy nhiên, do thịt có thể dai, bạn nên cho bé làm quen với ngũ cốc hoặc rau củ xay nhuyễn trước khi bắt đầu với thịt và cá. Bé có thể ăn thịt gà, thịt heo, hoặc thịt bò xay nhuyễn, kết hợp với khoai lang hoặc bí đỏ…

Trẻ 5 tháng tuổi không ăn được gì?

Trẻ ăn được gì và không ăn được gì thực tế vẫn tùy thuộc vào cơ địa của bé. Tuy vậy, các chuyên gia cũng khuyên rằng một số loại thực phẩm sau đây cần lưu ý khi đưa vào lịch ăn dặm cho bé 5-6 tháng tuổi:

  • Sữa bò: Sữa bò chứa khoáng chất và protein nồng độ cao sẽ khiến thận của bé căng thẳng, dẫn đến các vấn đề sức khỏe như nóng, sốt, tiêu chảy, và có thể gây viêm do dị ứng ở một số trẻ.
  • Mật ong: Có nguy cơ gây ngộ độc Botulism, một loại ngộ độc thực phẩm nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.
  • Thực phẩm cứng: Như quả khô, xúc xích, và thịt miếng, vì có thể gây nghẹn hoặc bé khó tiêu hóa.
  • Món ăn chứa nhiều muối và đường: Những thực phẩm này không tốt cho sức khỏe của bé và có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống sau này.
  • Thực phẩm dễ gây dị ứng: Như đậu phộng, trứng, sản phẩm từ sữa bò, lúa mì, hải sản có vỏ, cá, và đậu nành. Những thực phẩm này có thể gây dị ứng hoặc phản ứng tiêu hóa không mong muốn.

Theo trang Mayo Clinic, dù bé không ăn những thực phẩm có thể gây dị ứng, vẫn có nguy cơ phản ứng dị ứng với chúng. Trang khuyến cáo rằng các mẹ nên thử cho bé ăn lượng nhỏ những thực phẩm dinh dưỡng có nguy cơ gây dị ứng sau khi bé đã hoàn tất giai đoạn tập ăn dặm và quan sát các dấu hiệu phản ứng dị ứng nếu có. Nhờ đó, các mẹ có thể xác định được các loại thực phẩm mà bé có thể dị ứng.

Bé 5 tháng tuổi nên và không nên ăn gì?

Bé 5 tháng tuổi không được uống sữa bò, mật ong, thực phẩm cứng (Nguồn: Huggies)

Liều lượng ăn dặm cho bé 5 tháng

Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng, mẹ cần ghi nhớ những điều sau đây:

  1. Bú sữa Mẹ/hoặc sữa ngoài: tùy thuộc vào nhu cầu của bé.
  2. Số lượng bữa ăn dặm: 1 bữa/ngày
  3. Thời gian: Nên ăn vào bữa sáng lúc 10 giờ, đến khi bé được 6 tháng tuổi thì ăn thêm 1 bữa nữa trước 7 giờ tối.
  4. Dạng thực phẩm: lỏng hoặc nghiền nhuyễn (thường tỷ lệ 1 gạo/10 nước)
  5. Lượng thức ăn dặm: bắt đầu với lượng là 1 thìa (5ml) trong mỗi lần giới thiệu món mới cho bé, tăng dần theo sự hào hứng ăn và thời gian khi bé đã thích ứng. Tuy nhiên, tối đa một ngày Mẹ cũng chỉ cho bé ăn khoảng 7 thìa 1 lần ăn.
  6. Thứ tự nhóm thực phẩm cho trẻ ăn dặm:
  • Nhóm 1: ngũ cốc (bắt đầu từ cháo trắng nghiền nhỏ).
  • Nhóm 2: rau, quả (nghiền thật nhỏ, rây kỹ).
  • Nhóm 3: cá, thịt, tôm, trứng, đậu phụ (nghiền nhuyễn, xay nhỏ).

>> Tham khảo thêm: Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì

Liều lượng cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm

Liều lượng cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm như thế nào? (Nguồn: Sưu tầm)

Nguyên tắc dinh dưỡng khi lên thực đơn ăn dặm cho trẻ 5 tháng tuổi

Trên thực tế, có nhiều phương pháp ăn dặm khác nhau cho trẻ, như ăn dặm kiểu truyền thống, ăn dặm tự chỉ huy, ăn dặm kiểu Nhật, hay ăn dặm kiểu kết hợp. Tuy nhiên, khi ba mẹ xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi, cần tuân theo các nguyên tắc dinh dưỡng sau:

  • Tăng dần độ đặc của thực phẩm: Trong giai đoạn này, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ. Hãy bắt đầu với thực phẩm loãng và từ từ tăng độ đặc khi bé đã quen. Điều này giúp hệ tiêu hóa của bé thích nghi dần.
  • Bắt đầu với lượng ít: Quá trình ăn dặm cho  bé 5 tháng nên bắt đầubằng một lượng nhỏ, khoảng 1-2 thìa cháo hoặc bột loãng (5-10ml) và chỉ cho bé ăn 1-2 lần/ngày. Ngay cả khi bé ăn ngon miệng, vẫn nên duy trì lượng nhỏ để hệ tiêu hóa không bị quá tải.
  • Từ ngọt đến mặn: Ở giai đoạn đầu, nên cho bé ăn các loại bột ngọt như bột gạo kết hợp với rau hoặc bột yến mạch tự nhiên. Tránh thêm gia vị. Sau khi bé đã quen, có thể chuyển dần sang các loại thực phẩm mặn hơn.
  • Làm quen với thực phẩm mới từ từ: Để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé, hãy đa dạng hóa thực phẩm. Tuy nhiên, mỗi loại thực phẩm mới nên được giới thiệu từ từ, khoảng 3-5 ngày. Nếu bé không có dấu hiệu dị ứng hoặc rối loạn tiêu hóa, có thể tiếp tục thử loại thực phẩm khác.
  • Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng: Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng, cần chú ý cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản: tinh bột (gạo, mì, ngũ cốc…), chất đạm (thịt gà, thịt heo, cá, tôm…), chất béo (bơ, dầu ăn, mỡ…), và vitamin cùng khoáng chất (hoa quả, rau xanh…).

Món ăn dặm cho bé 5 tháng dễ tiêu hóa và đầy đủ dinh dưỡng

1. Cháo trắng

Cách làm:

  • Cho 1 thìa gạo nấu cùng với 10 thìa nước. Vì dung tích nấu rất ít, mẹ có thể cho gạo vào bát ăn cơm, đặt vào nồi cơm điện của gia đình để nấu sẽ nhanh gọn và tiết kiệm hơn.
  • Khi cháo chín, đem rây nhuyễn cháo. Lấy phần hỗn hợp sệt khoảng 10-15 ml. Trong tuần đầu ăn dặm của bé 5 tháng tuổi, mẹ chỉ cần cho bé ăn 1-2 thìa cháo rây (5-10ml) để bé làm quen với thực phẩm mới

>> Tham khảo thêm: Trẻ ho về đêm: 8 nguyên nhân và cách trị nhanh tại nhà hiệu quả

2. Bột đậu nành

Nguyên liệu:

  • Dịch rau xanh xay nhuyễn: 20ml.
  • Bột gạo: 10g.
  • Sữa đậu nành: 200ml.

Cách làm:

  • Cho bột gạo và sữa vào nồi, đặt lên bếp và đun sôi trên lửa nhỏ. Các mẹ nhớ khuấy đều tay liên tục để bột không bị vón cục và khét nhé.
  • Sau khi hỗn hợp gạo + sữa đậu nành sôi được khoảng 5 phút thì thêm dịch rau xanh xay nhuyễn vào khuấy đều, đun sôi thêm 5 phút nữa là hoàn thành.

3. Bột bí đỏ - đậu xanh

Nguyên liệu:

  • Bí đỏ: 10g.
  • Bột đậu xanh: 10g.
  • Bột gạo: 10g.
  • Dầu ăn: 1 thìa cà phê.
  • Nước lọc: 200ml.

Cách làm:

  • Hấp bí đỏ chín mềm rồi nghiền nát (mẹ có thể xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố hoặc các loại máy xay đa năng khác).
  • Cho tất cả nguyên liệu (bột đậu xanh, bột gạo, bí đỏ, dầu ăn và nước lọc) vào nồi đun sôi trong 5 phút là hoàn thành. Trong lúc nấu, mẹ nhớ khuấy đều tay liên tục nhé.

4. Bột thịt gà khoai lang

Nguyên liệu:

  • 170g thịt ức gà lọc bỏ xương và da.
  • 1 củ khoai lang lớn (khoảng 350g), lột vỏ cắt nhỏ.

Cách làm:

  • Chọn phần ức gà hấp rồi xay hoặc băm nhuyễn.
  • Khoai lang hấp chín và nghiền nhuyễn.
  • Nấu bột chín rồi cho gà và khoai và khuấy đều.

5. Bột thịt lợn rau ngót

Nguyên liệu:

  • 4 muỗng canh bột gạo (40g).
  • Thịt nạc lợn (20g), rửa sạch, băm nhuyễn.
  • Rau ngót (10g), nhặt lấy lá, cắt nhỏ.
  • 1 muỗng cà phê nhỏ dầu ăn loại tốt cho bé (khoảng 5ml).
  • Chén nước vừa đủ (250ml).

Cách làm:

  • Thịt lợn nạc băm nhỏ, sau đó xào chín rồi xay nhuyễn.
  • Rau ngót rửa sạch dùng một lượng nhỏ cho vào máy xay hoặc bằm nhỏ.
  • Nấu bột chín thì cho thịt và rau vào nấu đến khi rau chín.

6. Bột sữa bí đỏ

Nguyên liệu:

  • Bột gạo: 20g
  • Bí đỏ: 30g
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 20ml
  • Dầu ăn: 1 thìa cà phê
  • Nước lọc: 200ml

Cách làm:

  • Cắt nhỏ bí đỏ, hấp chín rồi dùng máy xay nhuyễn.
  • Hòa tan bột gạo với nước trong nồi chuyên dùng nấu đồ ăn dặm cho bé.
  • Nhấc nồi lên bếp, vừa đun vừa khuấy đều tay cho bột sánh mịn rồi thêm bí đỏ vào trộn đều.
  • Sau 10 phút, cho dầu ăn, sữa mẹ hoặc sữa công thức vào khuấy đều là hoàn thành.

>> Tham khảo thêm: Cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

7. Cháo rau chân vịt

Nguyên liệu:

  • Cháo trắng: 2 thìa cà phê.
  • Rau chân vịt: 2-3 lá.

Cách làm:

  • Rau chân vịt rửa sạch rồi đem hấp hoặc luộc chín mềm. Sau đó đem nghiền nhỏ.
  • Cháo trắng nấu theo tỉ lệ 1:10 rồi cho vào rây, rây nhuyễn.
  • Trộn cháo với rau vào rồi cho bé ăn luôn.

>> Tham khảo thêm:

Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng

Món ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi tăng cân (Nguồn: Huggies)

Lịch ăn dặm cho bé 5 tháng

Trong giai đoạn này, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé, nhưng bạn có thể bắt đầu giới thiệu các loại thực phẩm ăn dặm cho bé. Dưới đây là lịch ăn dặm cho bé 5 tháng Huggies gợi ý theo tuần cho mẹ tham khảo:

  • Tuần đầu tiên: Mẹ nên cho bé ăn khoảng từ 5ml – 10ml cháo trắng.
  • Tuần thứ hai: Ngoài cháo trắng (15ml – 25ml), Mẹ có thể thêm cà rốt (5ml), bí đỏ (5ml), khoai tây (5ml) hoặc cà chua (5ml) vào thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi.
  • Tuần thứ ba: Khi bé đã quen với thực phẩm ăn mới, mẹ có thể tăng khẩu phần ăn cho bé ăn mỗi ngày. Các món ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi sẽ bao gồm cháo trắng (30ml – 40ml) kết hợp với các loại rau củ như rau ngót (10ml), su hào (10ml), rau cải bó xôi (10ml). Tổng số lượng mà bé sẽ dung nạp mỗi ngày sẽ ở khoảng 40ml – 50ml.
  • Tuần thứ tư: Mẹ duy trì thực đơn và số lượng cho các bé như ở tuần thứ 3 nhé!

Bên cạnh đó, Huggies cũng gợi ý cho các mẹ một thực đơn để giúp bé làm quen dễ dàng với việc ăn dặm như sau:

  • 6:00: Sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • 7:45: Bữa sáng với bột hoặc cháo xay, kèm theo 1 - 4 thìa trái cây nghiền.
  • 8:45 - 10:45: Thời gian nghỉ trưa cho bé.
  • 10:45: Sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • 12:00: Sữa mẹ hoặc sữa công thức 
  • 12:30 - 14:30: Thời gian nghỉ trưa lần 2 cho bé.
  • 14:30: Sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • 16:30 - 17:00: Thời gian nghỉ chiều cho bé.
  • 17:00: Sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • 17:45: Bữa tối với bột hoặc cháo rau củ xay.
  • 18:45: Sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • 19:00: Cho bé đi ngủ.

>> Tham khảo thêm: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chuẩn WHO

Lịch ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

Ba mẹ có thể tham khảo lịch ăn dặm cho bé 5 tuổi để chăm sóc bé (Nguồn: Huggies)

Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng trong 30 ngày theo kiểu Nhật

Ngày 1 - 2 - 3: Cháo rây 1:10 (5ml) và trà lúa mạch. Đây là món ăn dặm kiểu Nhật nhẹ nhàng mẹ có thể cho bé tập ăn dặm.

Ngày 4 - 5: Cháo rây 1: 10 (20ml) kèm bí đỏ nghiền hoặc bắp nghiền nhuyễn trộn với sữa công thức hoặc sữa mẹ.

>> Tham khảo thêm: Sữa công thức là gì: Cách chọn, Thành phần & Có tốt không?

Ngày 6: Cháo bí đỏ rây cùng bơ xay nhuyễn, trộn cùng sữa công thức và nước ấm. Mẹ có thể mix thêm rau củ chung với cháo để bé trải nghiệm vị mới lạ. Lượng cháo cho bé ăn lúc này có thể tăng lên 35ml.

Ngày 7: Cháo rây 1:10 (35ml) trộn cùng cà rốt nghiền và nước ấm. Mẹ có thể hấp cà rốt thay vì cách luộc, nhằm giữ được vị ngọt tự nhiên của cà rốt.

Ngày 8: Cháo rây 1:10 (35ml) cùng nước ấm và khoai tây nghiền.

Ngày 9: Cháo yến mạch, trà lúa mạch. Mẹ nên sử dụng yến mạch hữu cơ để đảm bảo sức khỏe cho bé nhé.

Ngày 10: Cháo yến mạch, nước củ cải trắng và củ cải trắng nghiền.

>> Tham khảo thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông

Ngày 11: Cháo cà rốt ăn dặm kèm khoai tây nghiền, nước ấm.

Ngày 12: Cháo củ cải trắng nghiền nguyễn và trà lúa mạch.

Ngày 13: Cháo khoai lang ăn dặm kèm trà lúa mạch.

Ngày 14: Cháo yến mạch và khoai tây nghiền, trộn cùng nước ấm và sữa công thức.

Ngày 15: Cháo cà rốt mix cùng dầu cá hồi (mẹ có thể thay bằng dầu oliu, dầu gấc, dầu óc chó) và nước ấm.

>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị sôi bụng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị

Ngày 16: Cháo trắng mix dầu ăn cho bé tùy chọn và nước ấm.

Ngày 17:Cháo khoai lang nhuyễn và nước ấm.

Ngày 18: Cháo yến mạch, khoai tây nghiền trộn sữa công thức hoặc sữa mẹ và trà lúa mạch.

Ngày 19: Cháo yến mạch kèm cà rốt nghiền, nước ấm.

Ngày 20: Cháo nấu cải bó xôi trộn cùng dầu cá hồi, nước ấm.

Ngày 21: Cháo yến mạch và lê nghiền nhuyễn, nước ấm.

Ngày 22: Cháo nấu với lòng đỏ trứng gà, nước ấm.

Ngày 23: Cháo ăn dặm nấu với rau mồng tơi, củ cải trắng nghiền nguyễn và trà lúa mạch.

Ngày 24 - 25: Cháo nấu với rau mồng tơi và dầu cá hồi kèm nước rau luộc.

Ngày 26: Cháo cà rốt và dầu cá hồi, nước ấm.

Ngày 27: Cháo hạt sen kèm táo tàu, trà lúa mạch.

Ngày 28: Cháo cải thìa, dầu cá hồi và nước ấm.

Ngày 29: Cháo ăn dặm nấu bằng cải bó xôi và dầu cá kèm nước rau luộc.

Ngày 30: Cháo khoai lang nhuyễn và trà lúa mạch.

>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc bé bị cúm chuẩn

Thực đơn ăn dặm theo kiểu Nhật

Cháo khoai lang, trứng gà - thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi ngon miệng (Nguồn: Sưu tầm)

Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng trong 30 ngày

Ăn dặm truyền thống là phương pháp ăn dặm lâu đời được nhiều bậc phụ huynh ưa chuộng để nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Phương pháp này bao gồm việc chế biến các loại thực phẩm bằng cách xay nhuyễn và kết hợp chúng vào món ăn chính của bé. Ban đầu, các bậc phụ huynh thường bắt đầu với bột, sau đó dần dần thêm vào các loại thịt, cá, rau củ để tạo thành các món cháo và bột phong phú.

Để bé phát triển toàn diện, bạn có thể áp dụng thực đơn ăn dặm truyền thống như sau:

Tuần 1: Làm quen với cháo trắng

Trong tuần đầu tiên, bé sẽ bắt đầu làm quen với cháo trắng để hệ tiêu hóa có thời gian thích nghi với thức ăn mới.

  • Cách nấu cháo trắng:
    • Cho 1 thìa gạo và 10 thìa nước vào nồi cơm điện.
    • Nấu cháo cho đến khi chín mềm, sau đó rây nhuyễn để lấy khoảng 10 – 15ml.
    • Liều lượng cho bé ăn là 5 – 10ml, tương đương 1 – 2 thìa cháo.
  • Chi tiết lịch ăn dặm tuần 1:
    • Ngày 1 - 4: 1 thìa cháo trắng/ngày.
    • Ngày 5 - 7: 1 – 2 thìa cháo trắng/ngày.

Tuần 2: Thêm rau củ vào chế độ ăn

Tuần thứ hai, bạn có thể bắt đầu thêm một số loại rau củ vào thực đơn của bé, giúp bé làm quen với hương vị mới.

  • Cách chuẩn bị rau củ:
    • Luộc chín các loại rau củ như bí đỏ, cà rốt, khoai tây,...sau đó rây nhuyễn để lấy khoảng 5ml.
  • Chi tiết lịch ăn dặm tuần 2:
    • Ngày 8: 3 thìa cháo trắng + ½ thìa bí đỏ.
    • Ngày 9: 3 thìa cháo trắng + ½ thìa bông cải xanh.
    • Ngày 10: 4 thìa cháo trắng + 1 thìa bí đỏ.
    • Ngày 11: 4 thìa cháo trắng + 1 thìa cà rốt.
    • Ngày 12: 4 thìa cháo trắng + ½ thìa bí đỏ + ½ thìa cà rốt.
    • Ngày 13: 4 thìa cháo trắng + ½ thìa cà rốt + ½ thìa khoai tây.
    • Ngày 14: 5 thìa cháo trắng + 2 thìa bí đỏ + 1 thìa bắp cải.

Tuần 3: Giới thiệu các món cháo đa dạng hơn

Sau hai tuần làm quen, tuần thứ ba là thời điểm để bé thử các loại cháo phối hợp với rau củ và trái cây.

Chi tiết thực đơn tuần 3:

  • Ngày 15: Cháo cà rốt: 30ml cháo trắng + 15 – 20ml cà rốt hấp chín,rây mịn.
  • Ngày 16: Cháo cà chua: 30ml cháo trắng + 10ml cà chua hấp chín, rây mịn.
  • Ngày 17: Cháo khoai tây: 30 – 40ml cháo trắng + ½ củ khoai tây hấp chín, xay nhuyễn.
  • Ngày 18: Cháo bí đỏ: 30 – 40ml cháo trắng + 10ml bí đỏ hấp chín, rây nhuyễn.
  • Ngày 19: Cháo táo: 30 – 40ml cháo trắng + ¼ quả táo tươi, xay nhuyễn.
  • Ngày 20: Cháo khoai lang, táo: 30 – 40ml cháo trắng + 20g khoai lang hấp chín, nghiền nhuyễn + 30g nước ép táo tươi.
  • Ngày 21: Cháo sữa, bánh mì: 15ml nước đun cùng phần ruột trắng của 1 lát bánh mì sandwich và rây mịn, trộn với 15 – 20ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Tuần 4: Bổ sung thịt và cá

Trong tuần thứ tư, bạn có thể bắt đầu bổ sung thịt và cá vào thực đơn ăn dặm của bé, giúp tăng cường dinh dưỡng và khẩu vị.

Chi tiết thực đơn tuần 4:

  • Ngày 22: Cháo thịt heo, rau ngót.
  • Ngày 23: Cháo trứng gà.
  • Ngày 24: Cháo thịt bò.
  • Ngày 25: Cháo thịt heo, cà rốt.
  • Ngày 26: Cháo thịt bò, cải bó xôi.
  • Ngày 27: Cháo thịt bò, bí đỏ.
  • Ngày 28: Cháo thịt chim câu.

Với thực đơn này, bạn có thể dần dần mở rộng và làm phong phú chế độ ăn dặm của bé, giúp bé phát triển khỏe mạnh và thích nghi tốt với các loại thực phẩm mới.

Thực đơn ăn dặm truyền thống

Ăn dặm truyền thống qua các tuần cho bé 5 tháng (Nguồn: Huggies)

Những lưu ý khi cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm

Lưu ý khi nấu cháo ăn dặm cho bé

Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi thực chất rất dễ dàng chế biến, chủ yếu thành phần từ cháo là chính. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng của cháo được ngon, không bị mất chất dinh dưỡng, thì mẹ cần chú ý các vấn đề sau:

  • Không dùng nước lạnh để nấu cháo ăn dặm cho bé: Việc dùng nước lạnh nấu cháo sẽ khiến các chất có trong gạo dễ bị bay hơi đi, gạo cũng trương lên. Mẹ nên dùng nước ấm nấu cháo, giúp tiết kiệm thời gian nấu và giữ được dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
  • Không nên hâm cháo quá nhiều lần trong 1 ngày: Do vào giai đoạn 5 tháng tuổi, bé thường ăn rất ít, nên mẹ hãy tính toán chỉ nấu một lượng ít cháo đủ trong các bữa ăn. Hoặc mẹ có thể nấu cháo trắng rồi chia thành từng bữa nhỏ, bảo quản trong tủ lạnh. Mẹ không nên hâm cháo nhiều lần khiến cháo bị biến vị, mất đi vitamin và dưỡng chất bổ ích.
  • Nên lựa chọn các loại rau củ theo mùa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm: Việc mua rau củ theo đúng mùa sẽ đảm bảo được độ tươi ngon và tránh các vấn đề thuốc bảo quản,... Điều này cũng giúp đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé.
  • Không rã đông thực phẩm bằng nước nóng hay để nhiệt độ phòng: Mẹ nên đảm bảo rã đông thực phẩm theo đúng quy tắc là chuyển từ ngăn đông xuống ngăn mát và ngăn mát ra nhiệt độ phòng. Cách rã đông bằng nước nóng khiến thực phẩm bị nhiễm khuẩn, mất chất dinh dưỡng.
  • Không nên sử dụng các loại rau củ kỵ nhau để nấu nước dashi cho bé: Có một số loại điển hình như: củ cải trắng với cà rốt, khoai tây, khoai lang và cà chua hoặc cà chua cùng dưa leo,... Các loại rau củ có nhiệt độ chín khác nhau cũng cần nấu theo thứ tự từ chín chậm đến chín nhanh. Ngoài ra, nước dashi trữ đông chỉ dùng trong vòng 1 tuần nên mẹ không nên tích trữ quá nhiều.

Những điều mẹ cần chú ý khi cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm

  • Khi bắt đầu, Mẹ chỉ nên cho bé ăn với số lượng nhỏ, thậm chí là ít hơn một muỗng cà phê.
  • Khi giới thiệu cho bé một món ăn dặm mới, Mẹ nên tập cho bé ăn thử trong 3-4 ngày. Mẹ nhớ là luôn luôn đa dạng hóa các nguyên liệu chế biến để nhận biết được khẩu vị của bé.
  • Trong quá trình cho bé ăn, Mẹ hãy để mắt đến bé để kịp thời phát hiện những dấu hiệu lạ.
  • Trong thời điểm này, Mẹ không nên cho muối vào đồ ăn dặm. Nếu có thì lượng muối cho bé bằng 1/4 lượng muối cho người lớn.
  • Mẹ cũng nên tránh cho bé ăn những loại cá lưng xanh như cá thu, các loại giáp xác như tôm cua, bạch tuộc, hoặc các loại ốc, thịt, sữa bò vì dễ gây dị ứng cho bé.
  • Đối với những bé nhạy cảm, nếu bé không chịu ăn, Mẹ cũng không nên ép bé ăn mà hãy ngừng khoảng 2 – 3 ngày rồi chế biến thức ăn trơn hơn rồi thử cho bé ăn lại nhé!
  • Ngoài ra, Mẹ cũng chỉ nên cho bé ăn từng thực phẩm mới mỗi lần chứ không nên trộn lẫn để có thể biết được nguyên nhân gây ra dị ứng (nếu có).

Theo Bs. Nguyễn Phước Mỹ Linh, mẹ nên tham khảo:

bac si

Nguyên tắc ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến sệt, đặc, từ mịn đến thô, từ 1 nhóm đến nhiều món thực phẩm. Khi bé ăn dặm tốt, theo các chuyên gia hiện nay có xu hướng chuyển nhanh từ chế độ ăn bột ngọt sang bột mặn với đầy đủ 4 thành phần dinh dưỡng: đạm, bột, rau, và dầu để giảm bớt tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt cho bé!

bac si

>>Tham khảo: Ăn dặm tự chỉ huy

Các dụng cụ hỗ trợ cho bé ăn dặm

  • Nồi nhỏ: hay còn gọi là quánh nấu bột. Mẹ nên dùng chất liệu chống dính và chọn loại có dung lượng vừa với sức ăn của bé.
  • Thìa đo lường: mẹ nên chọn loại có dung tích dưới 15ml hoặc bộ 3 chiếc có kích thước hơn kém nhau ½, rất tiện lợi khi sử dụng.
  • Cốc đo lường: dùng để đong gạo nấu cháo hay đong nước khi chế biến món ăn. Mẹ nên mua loại có vạch chia, dung tích khoảng 200ml là đủ.
  • Dụng cụ vắt: mẹ cần dùng khi vắt nước trái cây cho bé.
  • Dụng cụ mài: mẹ có thể chọn chất liệu nhựa hay kim loại nhưng nên ưu tiên loại bằng sứ vì dễ sử dụng, làm sạch và rất bén.
  • Chày và cối: mẹ nên chọn loại nhỏ gọn, dễ rửa.
  • Rổ: chỉ cần loại rổ nhỏ là đủ.
  • Rây: ngoài việc chắt nước canh, rây có thể dùng để loại bỏ muối, dầu mỡ, lọc thực phẩm,...

>> Tham khảo thêm: Trẻ nên uống bao nhiêu sữa bò là đủ?

Với thực đơn ăn dặm cho bé như gợi ý trên, Huggies chúc bé của mẹ sẽ bổ sung thật đầy đủ dinh dưỡng và mau ăn chóng lớn. Nếu vẫn còn những thắc mắc cần giải đáp thì đừng quên tham khảo: chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi ngay câu hỏi của bạn cho Góc Chuyên Gia của HUGGIES để được các chuyên gia, bác sĩ tư vấn thêm nhé! Ngoài ra mẹ có thể tìm hiểu về các sản phẩm tã em bé Huggies chất lượng tại đây nhé!

Nguồn tham khảo:

Bố mẹ tìm kiếm nhiều nhất:

tã dán sơ sinh Huggies, Huggies newborn, tã dán Huggies size s, tã dán Huggies size m, tã dán Huggies size l, tã dán Huggies size xl, miếng lót sơ sinh Huggies 100 miếng, tã quần Huggies size m, tã quần Huggies size l, tã quần Huggies size xl, tã quần Huggies size xxl, Huggies platinum, tã dán Huggies platinum, tã quần Huggies platinum

EmptyView

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;
var delay = function (elem, callback) { var timeout = null; elem.onmouseover = function() { // Set timeout to be a timer which will invoke callback after 1s timeout = setTimeout(callback, 5000); }; elem.onmouseout = function() { // Clear any timers set to timeout clearTimeout(timeout); }; }; delay(document.getElementById("#weekscarousel-thumbs > div > div > li.slick-slide"), function() { dataLayer.push({ "event":"elementHover" }); });