Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Viêm tai giữa ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bệnh viêm tai giữa là một trong những bệnh viêm đường hô hấp trên thường gặp ở trẻ nhỏ. Bố mẹ đã biết dấu hiệu bé bị viêm tai giữa là gì? Có mẹo chữa viêm tai giữa cho bé hay không? Viêm tai giữa ở trẻ em đặc biệt là viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ nhỏ cùng Huggies trong bài viết dưới đây bố mẹ nhé!

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Cấu tạo và chức năng của tai giữa

Muốn biết được bệnh viêm tai giữa là gì? Mẹ cần hiểu sơ qua về cấu tạo và chức năng của tai giữa:

  • Tai người được chia làm 3 phần: tai ngoài, tai giữa, tai trong.
  • Tai giữa có cấu trúc như một chiếc hộp chứa khí, nằm ngay phía trong màng nhĩ. Bên trong có chứa những cái xương nhỏ xíu rung động và truyền âm thanh.
  • Vòi nhĩ là ống nhỏ nối thông tai giữa với họng.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị táo bón

Viêm tai giữa ở trẻ là gì?

Viêm tai giữa là một tình trạng viêm nhiễm của tai giữa. Có nhiều loại viêm tai giữa khác nhau, trong đó đối tượng thường gặp phải nhất là trẻ em.

Viêm tai giữa cấp tính

Biểu hiện của viêm tai giữa cấp tính ở trẻ bao gồm các dấu hiệu như đau tai thể hiện qua việc kéo, giật hoặc dụi tai, cùng với sự quấy khóc ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, trẻ có thể sẽ có các triệu chứng khác như sốt, khả năng nghe kém, ù tai thậm chí là bú kém.

Viêm tai giữa cấp tính ở trẻ cần dùng kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm trùng vì bệnh có thể làm ảnh hưởng đến khả năng nghe và gây ra những biến chứng nghiêm trọng khác.

Viêm tai giữa ứ dịch

Đây là tình trạng có thể xuất hiện sau khi trẻ trải qua viêm tai giữa cấp tính. Khi các triệu chứng của viêm tai giữa cấp tính giảm đi, mặc dù không còn dấu hiệu của nhiễm trùng nhưng dịch vẫn có thể tích tụ trong tai. Sự ứ dịch có thể dẫn đến mất thính lực nhẹ và tạm thời, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái phát nhiễm trùng tai. 

Viêm tai giữa mạn tính

Viêm tai giữa mạn tính là sự kéo dài liên tục của tình trạng viêm tai giữa. Cùng với tình trạng chảy mủ từ tai qua màng nhĩ (có thể thông qua thủng màng nhĩ hoặc ống tai) ngay cả khi đã tiếp tục điều trị. Tình trạng viêm tai kéo dài có thể dẫn đến việc xuất hiện thủng trong màng nhĩ.

Trong một số trường hợp, viêm tai giữa thường tự khỏi nên có thể chỉ cần giảm đau và theo dõi. Tuy nhiên, đôi khi cần dùng kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm trùng này vì bệnh có thể làm ảnh hưởng đến khả năng nghe và gây ra những biến chứng nghiêm trọng khác.

Tham khảo: Bỉm cho trẻ sơ sinh loại nào tốt? Cách chọn bỉm cho bé

Nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa ở trẻ

Theo số liệu thống kê cho thấy, viêm tai giữa ở trẻ em chiếm 80% tổng số ca bệnh. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến trẻ bị viêm tai giữa là do sự chưa trưởng thành về cấu trúc, chức năng của vòi nhĩ ở từng lứa tuổi và do sự chưa trưởng thành về hệ thống miễn dịch.

Cụ thể, ống thính giác của trẻ em có kích thước tương đối ngắn, chất thải rất dễ bị tắc, không thể thoát ra được. Vì thế, vi khuẩn và nấm sẽ tồn tại trong tai, gây ra tình trạng viêm nhiễm. Ba mẹ nên chú ý chăm sóc, vệ sinh tai cho trẻ nhỏ sạch sẽ để tránh hiện tượng trên xảy ra. Bệnh lý về tai rất nguy hiểm, chúng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nghe của con người.

Tham khảo: Các tuần khủng hoảng của bé mẹ đã biết?

Bên cạnh đó, cảm lạnh cũng là nguyên nhân khiến bé bị viêm tai giữa do nhiễm trùng. Đặc biệt, trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện vì thế chúng rất dễ bị cảm lạnh, từ đó mắc bệnh lý viêm tai giữa. Ngoài ra, các bệnh liên quan đến đường hô hấp, ví dụ như viêm họng, viêm mũi cũng là cơ hội tốt để vi khuẩn và nấm phát triển, tấn công vào tai giữa.

 

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh cho biết thêm:

bac si

Bệnh viêm tai giữa thường gặp ở trẻ bị viêm đường hô hấp trên không được điều trị triệt để, tái phát nhiều lần. Nguy hiểm nhất của viêm tai giữa là các biến chứng viêm tai xương chũm, viêm mủ lan vào nội sọ và di chứng giảm thính lực về sau. Do đó, nếu phát hiện trẻ đau tai, chảy mủ tai hay viêm hô hấp trên dai dẳng không hết ba mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác và điều trị dứt điểm nhé.

bac si

Tham khảo: Cách chữa nghẹt mũi thở khò khè cho trẻ sơ sinh

Có 2 nguyên nhân phổ biến khiến trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa: vi rút và vi khuẩn. Các mầm bệnh này xâm nhập theo con đường qua vòi nhĩ, nằm ở thành sau họng. Ngoài ra, có một số tác nhân khác gây ra viêm tai giữa ở trẻ nhỏ:

  • Hệ thống bạch huyết vùng hầu họng còn yếu, hay bị viêm.
  • Vòi nhĩ thông giữa họng và tai giữa có dạng tương đối nằm ngang ở trẻ em nên vi khuẩn hoặc virus rất dễ xâm nhập.
  • Biến chứng của bệnh viêm V.A, viêm amidan, viêm họng hay các bệnh lý về viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Không khí, môi trường sống ô nhiễm, thay đổi thời tiết.
  • Không vệ sinh sạch sẽ khi tai bị tổn thương, nước lọt vào tai khi tắm gội.

Tham khảo: Cách trị ho cho trẻ sơ sinh

Dấu hiệu bé bị viêm tai giữa

Các biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường gặp:

  • Trẻ sốt, thường là sốt cao 39 – 40 độ, quấy khóc nhiều, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, co giật.
  • Với những trẻ lớn sẽ biết kêu đau tai, còn trẻ nhỏ thường chỉ biết lắc đầu, lấy tay dụi vào tai.
  • Kèm theo triệu chứng rối loạn tiêu hóa: đi ngoài lỏng, nhiều lần, xuất hiện gần như đồng thời với triệu chứng sốt.

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ em khi có triệu chứng sốt không rõ nguyên nhân, tiêu chảy và nôn cần được đưa đi khám kỹ càng về tai mũi họng để có thể phát hiện sớm được bệnh viêm tai giữa cấp.

Tham khảo: Có nên dùng siro ho cho trẻ sơ sinh? 3 mẹo trị ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, vài ngày sau (2-3 ngày) bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn vỡ mủ do màng tai bị thủng, mủ tự chảy ra ngoài qua lỗ tai với các biểu hiện sau:

  • Trẻ đỡ sốt, bớt quấy khóc, ăn được, ngủ được.
  • Hết rối loạn tiêu hóa, đi ngoài trở lại bình thường.
  • Không kêu đau tai nữa.

Thực ra lúc này bệnh không thuyên giảm mà bắt đầu chuyển sang giai đoạn mạn tính với dấu hiệu chảy mủ tai.

Tham khảo: Kinh nghiệm cho trẻ sơ sinh đi máy bay không khóc

Nếu vẫn không được điều trị bệnh sẽ diễn biến thành viêm tai giữa mạn tính hoặc viêm tai - xương chũm mạn tính, cùng với nguy cơ biến chứng có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào.

Điều trị viêm tai giữa ở trẻ có được không?

Thông thường, viêm tai giữa ở trẻ em có thể tự khỏi từ 24 - 48 giờ. Nếu sau đó bệnh vẫn chưa có tiến triển tốt, cách tốt nhất là mẹ nên cho bé đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời thay vì tự tìm cách chữa viêm tai giữa tại nhà.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên mặt và khắp người

Ở trường hợp nhẹ, trẻ em thường được áp dụng phương pháp điều trị nội khoa (dùng thuốc chữa viêm tai giữa) là chủ yếu. Bệnh nhân thường được kê thuốc kháng sinh uống, thuốc nhỏ viêm tai giữa phụ thuộc vào tình trạng bệnh.

Tuy nhiên, mẹ không nên tùy tiện sử dụng thuốc kháng sinh cho con mà không có chỉ định của bác sĩ do:

  • Thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị viêm tai giữa do vi rút
  • Không làm khô dịch mủ trong tai
  • Không hỗ trợ giảm đau sau khi bị nhiễm trùng
  • Có nhiều tác dụng phụ

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị rôm sảy phải làm sao?

Một số trường hợp điều trị bằng kháng sinh không hiệu quả phải chích rạch màng nhĩ - đặt ống thông nhĩ hay nạo VA được thực hiện nếu viêm tai giữa kèm với dấu hiệu viêm đường hô hấp trên do tắc nghẽn bởi VA phì đại.

Nếu trẻ bị viêm tai giữa có triệu chứng đe dọa biến chứng và điều trị nội khoa tối ưu không mang lại kết quả khả quan, có thể cần đến phẫu thuật hòm nhĩ, khoét xương chũm.

Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ có thể chữa khỏi hoàn toàn, không để lại biến chứng nếu như được phát hiện và điều trị đúng cách, kịp thời. Vì vậy, khi phát hiện dấu hiệu bé viêm tai giữa, mẹ cần chú ý theo dõi và đưa đi khám ngay khi cần thiết. Khi viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chuyển thành viêm tai xương chũm, viêm phổi, ba mẹ cần cho trẻ đi bệnh viện ngay.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao?

Cách phòng tránh bệnh viêm tai giữa ở trẻ hiệu quả

Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, ba mẹ cần rèn luyện cho bé thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh. Khi vệ sinh tai, tốt nhất là mẹ hãy sử dụng dụng cụ mềm, thao tác nhẹ nhàng để tai trẻ không bị tổn thương.

Nếu như trẻ bị các bệnh liên quan đến tai mũi họng hoặc đường hô hấp thì nên đi khám và điều trị dứt điểm. Để phòng ngừa vi khuẩn và nấm không có cơ hội tấn công và gây bệnh viêm tai giữa cho con người.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh lười bú phải làm sao?

Trẻ bị viêm tai giữa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nghe nếu như không được điều trị dứt điểm. Vì thế, khi có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chăm sóc và chữa trị.

Gặp triệu chứng nào cần đưa trẻ đến khám bác sĩ

Dấu hiệu và triệu chứng của viêm tai giữa có thể dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác của tai. Điều quan trọng là phải chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị kịp thời. Bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu:

  • Triệu chứng bệnh kéo dài hơn 1 ngày
  • Xuất hiện ở trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi
  • Bị đau tai dữ dội
  • Khó ngủ hay kích thích sau khi cảm cúm.
  • Bị chảy mủ, dịch hay máu từ tai.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng?

Viêm tai giữa là một bệnh khá phổ biến, thường xảy ra ở trẻ em hơn người lớn. Bệnh tuy có thể tự khỏi nhưng mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời để tránh những biến chứng ảnh hưởng tới khả năng nghe của trẻ. Và mẹ cũng đừng quên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để phòng tránh viêm tai giữa ở trẻ em.

Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

>> Sản phẩm Huggies được bố mẹ tìm mua nhiều: tã dán Huggies, tã quần Huggiestã dán Huggies size NBtã dán Huggies tràm trà size S

>>Nguồn tham khảo:

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;