Đọc sách cho bé là một trong những thú vui của việc làm cha mẹ. Đó luôn là khoảng thời gian đặc biệt và dễ thương giữa cha mẹ và con của mình. Đọc cho trẻ nghe giúp chúng tăng vốn từ ngữ, trí tưởng tượng, đọc và kỹ năng ngôn ngữ chung. Việc này cần được ưu tiên hàng đầu vì nó cũng quan trọng như dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ. Tuy vậy, trong đời sống bận rộn hiện nay, hầu hết các gia đình đều quên mất điều này.
Dành thời gian để đọc sách cho trẻ nghe hàng ngày mang lại những lợi ích không thấy ngay được, nó không chỉ trong chốc lát mà sẽ hiện ra trong nhiều năm tới. Trẻ được nghe đọc sách thường đọc cho con của chúng nghe, giống như cách mà mẹ đã làm.
Những gì những người làm cha mẹ hay làm là hành động thừa kế từ trước. Sách vở là thứ gắn liền với cảm xúc của mỗi người vì chúng ta sẽ nhớ những cảm xúc khi còn thơ ấu khi chúng ta được nghe đọc sách từ những người thân yêu trong gia đình. Những quyển sách được yêu thích từ tuổi thơ thường được cha mẹ nhớ ngay ra và muốn dành cảm xúc đó lại cho con mình y hệt như cái cảm giác mà ngày xưa họ đã có được.
Những nghiên cứu cho thấy rằng trẻ cần “đọc” 1000 cuốn sách trước khi đi học. Điều này rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Tất nhiên, trẻ không thể tự đọc được trong những năm đầu đời, nhưng nếu mẹ đọc cho trẻ một cuốn sách ít nhất khoảng 5 phút mỗi ngày, làm cha mẹ sẽ đóng góp một phần vào mục tiêu to lớn này.
Tham khảo: Các giai đoạn phát triển của trẻ
Tại sao đọc sách cho bé nghe lại quan trọng thế?
Trẻ cần học cách liên kết ký tự in với ý nghĩa ngoài đời của từ đó. Những đường ngang, chấm và vòng tròn trên trang giấy đều mang một ý nghĩa nào đó. Để giải thích những ý nghĩa đó sẽ tốn rất nhiều thời gian để trẻ làm quen dần dần.
Những chữ in xuất hiện khắp nơi trong cuộc sống của chúng ta. Mọi xã hội đều dựa vào ngôn ngữ để giao tiếp bằng lời và chữ in. Người lớn có vấn đề với đọc hiểu thường gặp nhiều khó khăn vì rất nhiều phần trong cuộc sống hàng ngày phụ thuộc vào khả năng đọc. Đọc hiểu bắt đầu từ khi sinh ra, và luôn hoàn thiện hơn cùng sự phát triển của trẻ.
Tham khảo: Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh
Khi nào ba mẹ nên bắt đầu đọc sách cho bé?
Mem Fox, một tác giả sách thiếu nhi nổi tiếng nói rằng việc tập đọc cho trẻ khi trẻ đã đến trường gần như là một việc làm đã quá trễ.
- Đọc sách cho bé nghe ngay từ trong bụng mẹ có một số lợi ích. Nghe đọc bằng giọng của mẹ giúp não trẻ phát triển sự liên kết giữa những tế bào thần kinh. Tham khảo: Thai giáo là gì? Hướng dẫn thai giáo từ chuyên gia.
- Đọc giúp trẻ phát triển những liên kết tình cảm vốn sẽ theo trẻ trong cả cuộc đời sau này. Nếu mẹ đọc cho trẻ từ trước khi trẻ ra đời, việc nuôi con sau này sẽ dễ dàng hơn.
- Đọc sách cho bé nghe khi còn trong bụng mẹ cũng là cách giúp người cha kết nối với con của họ. Giọng trầm của họ khác với giọng của mẹ nhưng con mẹ sẽ quen dần khi bé sinh ra.
- Hãy để ý sự chuyển động của trẻ khi mẹ đọc. Thường sẽ có phản ứng lại giọng đọc từ cha mẹ và đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy rằng trẻ có thể nghe thấy mẹ.
Từ khi sinh ra, đọc có thể là hoạt động thường ngày mà cả những người làm cha mẹ và trẻ đều thích. Mặc dù con của mẹ có thể không hiểu mẹ nói gì, trẻ vẫn sẽ nhận biết âm điệu của giọng nói mẹ. Khi người lớn đọc cho trẻ, họ ngầm nói với trẻ rằng “con rất quan trọng”, đây vốn là một trong những thông điệp mạnh mẽ nhất mà chúng ta, những người làm cha mẹ có thể dành cho con cái mình. Việc cho bé tiếp cận sớm với ngôn ngữ thông qua việc đọc sách sẽ là đòn bẩy tốt kích thích cho sự phát triển về ngôn ngữ của bé sau này.
Đâu là cách đọc sách hiệu quả với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?
Đọc sách cho bé đúng cách cũng tác động không nhỏ tới sự tiếp thu của trẻ. Bé không chỉ cần đọc sách sớm mà cần đọc sách đúng cách, vì thế phụ huynh nên lưu ý các điều sau:
- Mẹ không cần phải quá nghĩ về việc liệu mẹ có đang đọc cho trẻ theo cách “tốt nhất” hay cách “đúng” hay không. Mẹ nên biểu lộ nhiệt huyết và tập trung vào câu chuyện cùng với giọng kể của mình, đó là một khởi đầu tốt cho bé.
- Nhiều sách dành cho trẻ em bao gồm điệp từ và âm điệu trong câu chuyện. Nếu có tình tiết hài hước trong câu chuyện, hãy nhập tâm và giúp trẻ hiểu được tình tiết đó.
- Đừng nghĩ rằng mẹ phải bám vào câu chuyện, điều đó không bắt buộc. Các tác giả chuyện thiếu nhi muốn cha mẹ vượt ra ngoài lề câu chuyện, thêm vào những mẩu chuyện nhỏ của riêng họ. Ví dụ như hỏi trẻ: “Con nghĩ con chó đang làm gì ở đó?” và đi ra ngoài lề theo câu trả lời của trẻ.
- Tìm một chỗ thoải mái, trên giường, trên ghế bành, trên thảm, hay bất cứ chỗ nào mẹ cảm thấy thoải mái để mẹ có thể tập trung vào việc đọc càng nhiều càng tốt.
- Biểu lộ sự hào hứng trên mặt khi đọc cho trẻ. Mắt và miệng mẹ cũng ảnh hưởng nhiều không kém giọng đọc của mẹ. Nếu mẹ trông có vẻ chán và có vẻ như việc đọc này là một công việc, trẻ thường sẽ nhận ra ngay.
- Chọn sách mà cả mẹ và trẻ đều thích. Trẻ con thường thích đọc một câu chuyện lặp lại nhiều lần. Lý do khá đơn giản, chúng thích cảm giác biết trước việc gì sẽ diễn ra và giống như chúng ta, chúng đơn giản là thích nó. Có thể điều đó là hay với trẻ, nhưng nó rất nhàm chán với các bậc cha mẹ khi mà họ phải đọc một câu chuyện 100 lần. Cố gắng khích lệ trẻ tìm hiểu những câu chuyện khác và hãy thường xuyên mua sách mới.
- Mẹ cần nhớ rằng phải luôn cầm sách thẳng đứng, đọc từ trái qua phải, lật từng trang một, biết đâu là khởi đầu, đoạn giữa và đoạn cuối của một cuốn sách là những kỹ năng trẻ cần phải học. Vì vậy, hãy làm mẫu cho trẻ thật đúng.
- Nên chú ý ngữ điệu của giọng đọc để tạo phần thú vị, thu hút sự tập trung của bé. Tuy nhiên, không nên cố gắng cường điệu hay nhấn mạnh giọng của mẹ quá nhiều. Nó sẽ làm giảm hiệu quả của những đoạn phải nhấn mạnh như một phần ly kỳ nào đó của câu chuyện.
- Tốc độ đọc chậm rãi, phát âm rõ chữ để bé có thể tiếp nhận thông tin từ từ do khả năng nhận thức của bé còn khá non nớt.
- Đọc đi đọc lại nhiều lần. Điều này tuy nghe có vẻ sẽ khiến bé nhàm chán, nhưng thực tế, việc đọc đi đọc lại không những giúp bé tiếp thu thông tin được nhiều hơn, mà còn luyện khả năng ghi nhớ và tư duy sâu. Ba mẹ có thể biến tấu, đổi giọng đọc khác nhau cho mỗi lần đọc lại để bé có được trải nghiệm đa dạng hơn.
- Bên cạnh nội dung của sách, phụ huynh cũng nên chú ý màu sách và tranh minh họa. Khi bé chưa biết đọc chữ, phần hình và màu sắc của các cuốn truyện là những gì bé có thể tương tác với khi đọc. Bên cạnh đó, bé sơ sinh chưa phát triển thị lực toàn diện, con chỉ có thể nhìn được những sự vật, sự việc trong tầm mắt gần. Việc kết hợp phần hình ảnh và nội dung, từ vựng sẽ giúp phát huy tối đa khả năng nhận biết, phân biệt và ghi nhớ của bé. Điều này giúp bé được phát triển trí tuệ một cách hoàn chỉnh hơn.
Khi nào thì ba mẹ nên dừng đọc sách cho bé?
Câu trả lời là không nên dừng đọc sách cho bé. Ba mẹ hãy tiếp tục đọc cho trẻ tới khi còn có thể. Phụ huynh nên thay đổi nội dung đọc cho phù hợp với tuổi của trẻ và hãy tìm những câu chuyện có tính phiêu lưu mạo hiểm hơn vốn giúp tăng sự kỳ vọng cũng như hứng thú nơi trẻ. Một cách giúp tăng sự tham gia của trẻ là ngừng đọc tại chương mà câu chuyện đang bị bỏ lửng và kết quả vẫn chưa được sáng tỏ. Điều này sẽ kích thích sự phát triển của trẻ về sự suy luận.
Nhiều bậc làm cha mẹ dừng đọc cho trẻ khi trẻ biết đọc. Tuy nhiên, điều này không tốt vì việc đọc vẫn mang lại một số lợi ích mặc dù cũng có vẻ không cần thiết lắm. Vài gia đình lập ra thông lệ là mỗi tuần một lần, vào buổi tối, tắt tivi và cùng nhau ngồi lại, cha hoặc mẹ sẽ đọc to một truyện gì đó cho cả nhà cùng nghe. Đây là những khoảng khác giúp bé trau dồi kỹ năng thực tế, đồng thời nuôi dưỡng mối liên kết giữa các thành viên trong gia đình.
Lúc nào là thời điểm tốt nhất để đọc sách cho bé?
- Thời điểm tốt nhất để đọc sách cho bé là khi cả hai cùng thư giãn và không có việc gì gấp gáp
- Hoạt động đọc sách nên là một thú vui, không phải là một công việc. Nếu cha mẹ xem việc đọc chỉ là một phần trong công viêc hàng ngày thì, trẻ sẽ nhận ra ngay và dần sẽ mất đi sự hứng thú.
- Đọc thành lời cho trẻ là một hoạt động chậm rãi, vui vẻ và thư giãn. Vì vậy, mẹ cần phải hứng thú với nó và dùng những từ ngữ lạc quan khi mẹ bắt đầu đọc.
- Nhiều cha mẹ gom việc đọc vô nghi thức ru ngủ. Việc đọc có thể bắt đầu từ khi sinh ra, khi đang cho ăn hay khi đang chơi cũng được.
- Mẹ có thể đọc bất cứ khi nào, bất cứ chỗ nào, hướng tới biến việc đọc thành một thói quen và hoạt động thường ngày của trẻ.
Ba mẹ nên để ý chi tiết nào trong sách của trẻ?
- Trẻ con thích sự đơn giản và màu sắc trong mọi thứ, sách cũng không phải ngoại lệ. Sách có màu sáng chủ đạo, có hình động vật, dụng cụ gia đình, khuôn mặt và đồ chơi trong những bức tranh lớn đều rất tốt cho trẻ.
- Sách bằng bìa cứng hay vải thường khó bị hỏng và khá bền đối với trẻ nhỏ.
- Khi trẻ lớn hơn, mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với những sách cần được giữ cẩn thận và nhẹ nhàng khi lật.
- Trẻ có thể mang sách bọc nhựa vào phòng tắm, chúng sẽ giúp trẻ tập thêm tính cẩn thận.
- Quan trọng là trẻ cần được tiếp xúc với sách ở mọi nơi trong nhà, phòng ngủ, nhà tắm, phòng khách, thậm chí là ở bên ngoài. Thay đổi sách cho phù hợp với môi trường và trẻ sẽ thấy rằng đọc sách không phải là hoạt động tách biệt khỏi cuộc sống của chúng.
- Vài tác giả sách thiếu nhi xuất sắc hơn những tác giả khác và sách của họ đáng để mẹ mua cho con.
- Thủ thư và nhân viên thư viện chuyên về sách thiếu nhi cũng biết nhiều thông tin về tác giả và sách cho từng độ tuổi.
- Đừng bỏ qua tầm quan trọng của tạp chí hình, báo thậm chí là thư quảng cáo trong danh sách đọc của trẻ. Chúng chỉ có ích cho việc hiểu rằng từ ngữ xuất hiện ở mọi dạng và hình thái chữ khác nhau. Trẻ cần tập nhận biết chữ in hoa, chữ thường, chữ nghiêng, chữ in đậm là những dạng khác nhau của các ký tự nhưng mang cùng một ý nghĩa.
Tôi cần làm gì nữa?
- Nếu mẹ không phải thành viên của một thư viện địa phương, mẹ nên tìm hiểu các thư viện. Đăng ký cho trẻ ngay khi trẻ đủ tuổi và làm sao cho việc trở thành thành viên của một thư viện sách có vẻ là rất quan trọng. Mang chúng đến thư viện cùng với mẹ, tới khu sách thiếu nhi và cùng chọn ra tựa sách mà mẹ nghĩ rằng trẻ sẽ thích.
- Xem chuyện tặng sách vào sinh nhật, Giáng sinh và những dịp lễ như một cử chỉ yêu thương. Những sách đặc biệt cho dịp đặc biệt giúp trẻ yêu đọc sách và xem sách như một kho báu.
- Nhắm tới xây dựng tính tôn trọng sách ở trẻ. Để sách trên kệ, không uốn cong hay xé trang. Việc chăm sóc sách sẽ cho trẻ thấy rằng đó là những vật quan trọng.
- Mua một số băng đọc sách cùng với sách, đối với một số trẻ đây là cách ưa thích để tiếp xúc với sách. Đối với trẻ lớn đã phát triển sự quan tâm, nghe băng ở một nơi yên tĩnh là cách thư giãn tuyệt vời.
- Mẹ tự mình tham gia một câu lạc bộ sách và tự mình đầu tư thời gian để đọc sách. Những nghiên cứu cho thấy những người làm cha mẹ đọc nhiều dạng sách từ sách, tạp chí, trang web gây được ảnh hưởng tích cực lên thái độ và sự phát triển của trẻ. Con trai, đặc biệt chịu ảnh hưởng từ việc đọc sách của cha.
- Tiếp nhận những công nghệ mới, đang làm thay đổi các đọc sách của con người. Kindle (máy đọc sách điện tử) và sách trực tuyến là tương lai của sách. Mặc dù sách ảo chưa thay thế sách thật, nhưng chúng thực sự đã có mặt tại các gia đình, bên cạnh sách thật.
Thói quen đọc sách mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ ngay từ khi chưa lọt long. Các bậc ba mẹ hãy đảm bảo rằng con của mẹ có thể tiếp cận sách của chúng một cách dễ dàng. Ở nhà, bé nên có một tủ sách hay kệ sách cao bằng chiều cao của mình để khuyến khích hình thành thói quen đọc sách. Đối với những trẻ lớn hơn, phụ huynh cần kiểm soát về nội dung và thời điểm đọc sách, tránh ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt của bé. Bên cạnh sách, hát, thơ, và những bài ru cũng có liên kết chặt chẽ với việc học đọc và cũng góp phần hỗ trợ kích thích sự phát triển ngôn ngữ và tư duy của trẻ nhỏ.
Huggies mong rằng bài viết này đã giúp các bậc ba mẹ hiểu thêm về tầm quan trọng của hoạt động đọc sách đối với sự phát triển của con. Để biết thêm thông tin về chăm sóc, nuôi dạy trẻ, mời mẹ tham khảo chuyên mục Cách chăm sóc bé hoặc Làm cha mẹ nhé.