Tất cả các chuyên mục
An toàn cho bé
Cách quản lý thời gian
Lần đầu làm cha mẹ
Cha mẹ và con cái
Kế hoạch chi tiêu cho gia đình
Lời khuyên dành cho cha mẹ
Mẹ ở công sở
13 Cách giảm mỡ bụng sau sinh cho mẹ bỉm sữa

Bánh tráng trộn bao nhiêu calo? Ăn bánh tráng trộn có tăng cân không?

Tìm hiểu bánh tráng trộn bao nhiêu calo

Trong thời gian mang thai, các mẹ bầu phải kiêng nhiều món để tránh tăng cân quá mức, gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Do đó, sau khi sinh em bé, nhiều mẹ bỉm bị cuốn hút bởi các món ăn, trong đó có thể kể đến bánh tráng trộn. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ sau sinh lại băn khoăn không biết bánh tráng trộn bao nhiêu calo, ăn có béo không, có an toàn cho bản thân và em bé khi đang bú mẹ hay không. Những thông tin trong bài viết dưới đây của Huggies sẽ giúp mẹ bỉm giải đáp những thắc mắc này.

>> Xem thêm:

1 bịch bánh tráng trộn chứa bao nhiêu calo?

Một bịch bánh tráng trộn bao nhiêu calo còn tùy thuộc vào các loại nguyên liệu, gia vị được sử dụng để chế biến. Những thành phần thường có trong bánh tráng trộn gồm bánh tráng cắt sợi, xoài xanh, hành phi, rau răm, đậu phộng, trứng cút, khô bò và ruốc khô. Ngoài ra còn có các loại gia vị đi kèm như nước khô bò, sa tế, muối tôm và chanh tắc.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình 100g bánh tráng trộn sẽ cung cấp khoảng 300 calo, 33g carbs, 5g protein và 16g chất béo, nhưng lại chứa tới 94,5% chất bột đường. Tùy ở mỗi nơi sẽ có cách biến tấu món bánh tráng trộn khác nhau, nhưng về tổng thể thì hàm lượng calo trong mỗi bịch bánh thay đổi không đáng kể. Dưới đây là bảng thống kê lượng calo của từng thành phần trong một bịch bánh tráng trộn:

Thành phần Khối lượng Lượng calo
Bánh tráng 50g 150
Xoài xanh 50g 25
Hành phi 5g 15
Rau răm 5g 2
Đậu phộng 10g 60
Trứng cút 1 quả 15
Ruốc khô 10g 30
Khô bò 10g 40
Nước khô bò 10ml 10
Sa tế 5ml 10
Muối tôm 5ml 5
Chanh tắc 5ml 2

Một bịch bánh tráng bao nhiêu calo

Trung bình 100g bánh tráng trộn sẽ cung cấp khoảng 300 calo (Nguồn: Sưu tầm)

>> Xem thêm hàm lượng calo trong các loại bánh khác:

Bánh mì bao nhiêu calo Bánh ướt bao nhiêu calo
Bánh bao bao nhiêu calo Bánh cuốn bao nhiêu calo
Bánh tráng nướng bao nhiêu calo Bánh mì thịt bao nhiêu calo
Bánh trung thu bao nhiêu calo Bánh tráng bao nhiêu calo
Bánh xèo bao nhiêu calo Bánh bò bao nhiêu calo
Bánh bông lan bao nhiêu calo Bánh bột lọc bao nhiêu calo
Bánh Chocopie bao nhiêu calo Bánh mì sandwich bao nhiêu calo
Bánh su kem bao nhiêu calo Bánh tráng cuốn bao nhiêu calo

Ăn bánh tráng trộn có béo không?

Sau khi đã biết bánh tráng trộn bao nhiêu calo, chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc ăn bánh tráng có béo không. Trên thực tế, để xác định việc ăn bánh tráng có béo không thì phải tính tổng lượng calo nạp vào hằng ngày có lớn hơn lượng calo mà cơ thể đốt đi không. Trung bình một người trưởng thành phải cần đốt cháy khoảng 1800 - 2000 calo trong ngày để cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống và duy trì sức khỏe ổn định.

Trong khi đó, ăn 1 bịch bánh tráng trộn với trọng lượng 200g đồng nghĩa với việc đã nạp vào cơ thể gần 600 calo. Chưa kể hàm lượng calo trong các loại thực phẩm, đồ uống khác mà bạn ăn trong ngày. Có thể thấy, lượng calo từ một bịch bánh tráng trộn gần bằng 1/3 tổng lượng calo cần phải nạp vào cơ thể ở mỗi bữa ăn (khoảng 600 – 667 calo). Do đó, nếu chỉ ăn một bịch bánh tráng trộn, bạn sẽ không đến nỗi tăng cân. Nhưng nếu ăn nhiều bịch bánh tráng trộn trong 1 ngày hoặc ăn thường xuyên thì khả năng tăng cân rất lớn.

Hơn nữa, trong bánh tráng đa phần là chất bột đường, nếu ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị tích tụ mỡ thừa. Cộng thêm với loại dầu sa tế thường dùng trong món ăn vặt này có chứa nhiều chất béo bão hòa, không tốt cho việc duy trì vóc dáng thon gọn.

>> Tham khảo thêm:

Ăn bánh tráng trộn có béo không

Ăn bánh tráng trộn thường xuyên rất dễ gây tăng cân (Nguồn: Sưu tầm)

Tác hại của việc ăn bánh tráng trộn

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ món bánh tráng trộn có tác động xấu đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi nhìn vào những nguyên liệu của món ăn này, có thể thấy chúng chứa rất nhiều calo nhưng lại không có sự cân bằng dưỡng chất. Do đó, ăn bánh tráng trộn thường xuyên có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cụ thể như:

Có thể gây mất cảm giác ngon miệng

Sự hòa quyện hương vị chua, mặn, ngọt của bánh tráng trộn sẽ làm gia tăng cảm giác thèm ăn và khiến bạn khát nước nhiều hơn. Khi đó, bạn không muốn ăn thêm bất cứ món ăn nào khác bởi vì bụng lúc nào cũng no và thường kéo dài trong suốt 4 - 5 tiếng đồng hồ.

Hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả

Bánh tráng trộn chứa hàm lượng lớn axit béo no khiến cho bạn luôn có cảm giác đầy bụng, chướng bụng và gây khó chịu. Hơn thế nữa, khi ăn nhiều bánh tráng trộn hàm lượng axit béo này sẽ tích tụ ngày càng nhiều trong dạ dày. Từ đó có thể gây tắc nghẽn, làm rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa và dẫn đến tình trạng mệt mỏi, buồn nôn.

Nguy cơ gây ung thư

Khi chế biến bánh tráng trộn chắc chắn không thể thiếu dầu điều, sa tế, hành phi,… Các loại gia vị này thường được sơ chế một lần với số lượng nhiều và sử dụng trong một thời gian dài. Vì vậy, các chất dinh dưỡng thường bị oxy hóa. Việc sử dụng liên tục các chất dinh dưỡng bị oxy hóa sẽ tạo ra nhiều chất độc hại và có nguy cơ gây ra nhiều bệnh ung thư.

Bánh tráng trộn có thể gây ung thư

Ăn bánh tráng trộn nhiều dễ gây ra nguy cơ mắc các bệnh ung thư (Nguồn: Sưu tầm)

Có thể gây táo bón

Bánh tráng trộn không phải là món ăn có nhiều chất xơ, nếu ăn nhiều và không uống đủ nước sẽ dẫn đến tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, vitamin C và các chất có trong xoài xanh cũng là nguyên nhân gây táo bón do ăn nhiều bánh tráng trộn khi bụng đói. Khi bị táo bón, cơ thể sẽ có những triệu chứng như đầy bụng, buồn nôn hoặc nặng hơn có thể xuất hiện bệnh trĩ và các bệnh liên quan đến ruột thừa.

Có khả năng gây ngộ độc

Bánh tráng trộn thường được bán chủ yếu ở các cổng trường học hoặc trên vỉa hè. Những nơi này tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngộ độc thực phẩm, lây nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh rất cao. Những vi khuẩn gây hại sẽ xâm nhập vào cơ thể và tiêu diệt tất cả các vi khuẩn tốt, khiến cơ thể mất dần sức đề kháng và tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Bánh tráng trộn dễ gây ngộ độc

Ăn bánh tráng trộn làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm (Nguồn: Sưu tầm)

Tiềm ẩn các vấn đề về gan thận

Một số nơi bán bánh tráng trộn kém uy tín, chỉ quan tâm đến lợi nhuận sẽ thường sử dụng các loại nguyên liệu kém chất lượng để chế biến. Trong số đó, dầu ăn thường được người bán dùng hàng kém chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng. Thay vì mua chai dầu mới họ sẽ tái sử dụng nhiều lần, từ đó dẫn đến nguy cơ tích tụ các chất độc hại trong cơ thể, phá hủy cấu trúc các tế bào và có thể dẫn đến các bệnh về gan thận như sỏi thận, viêm túi mật, suy gan,..

Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Các nguyên liệu chế biến món bánh tráng trộn như khô bò, khô mực, muối ớt,... thường được tẩm ướp và có thêm chất tạo màu nên khi bỏ vào bánh tráng trộn sẽ có màu sắc đẹp mắt. Tuy nhiên, các chất tạo màu này lại gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể và sức khỏe của bạn.

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm lượng calo có trong các loại trái cây, rau củ để kết hợp vào trong chế độ ăn giúp giảm cân hiệu quả đồng thời bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể:

Chuối bao nhiêu calo Quả táo bao nhiêu calo Khoai lang bao nhiêu calo
Dưa hấu bao nhiêu calo Bí đỏ bao nhiêu calo Ổi bao nhiêu calo
Đu đủ bao nhiêu calo Xoài bao nhiêu calo Mận bao nhiêu calo
Mít bao nhiêu calo Bơ bao nhiêu calo Thanh long bao nhiêu calo
Bắp cải bao nhiêu calo Cà rốt bao nhiêu calo Củ đậu bao nhiêu calo
Sầu riêng bao nhiêu calo Cà chua bao nhiêu calo Dứa bao nhiêu calo
Nho bao nhiêu calo Bưởi bao nhiêu calo Khoai tây bao nhiêu calo
Dưa chuột bao nhiêu calo Cam bao nhiêu calo Bắp luộc bao nhiêu calo

Cách ăn bánh tráng trộn không tăng cân

Dù đã biết bánh tráng trộn bao nhiêu calo nhưng nhiều người vẫn không thể cưỡng lại được sự hấp dẫn của món ăn vặt này. Để không gây tăng cân bạn có thể tham khảo cách ăn bánh tráng trộn dưới đây:

  • Tốt nhất chỉ nên ăn bánh tráng trộn 1 – 2 lần/tuần.
  • Uống nhiều nước mỗi khi ăn bánh tráng trộn, vì ăn trong thời gian dài dễ gây rối loạn tiêu hóa và tích tụ mỡ thừa trong cơ thể.
  • Trong bánh tráng trộn chứa nhiều chất bột đường, nên khi ăn cần kết hợp cùng nhiều loại rau củ tươi để cung cấp thêm Vitamin C và chất xơ nhằm hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn
  • Kết hợp chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện thể dục thường xuyên để giúp giữ được vóc dáng thon gọn ngay cả khi bạn thường xuyên ăn bánh tráng trộn.

>>> Đọc thêm:

Hy vọng, bài viết mà Huggies chia sẻ bên trên giúp bạn giải đáp được thắc mắc bánh tráng trộn bao nhiêu calo và có được những thông tin hữu ích xoay quanh món ăn vặt này. Nếu bạn đang trong quá trình giảm cân thì nên hạn chế ăn bánh tráng trộn để giúp giảm hàm lượng calo hấp thụ hàng ngày và kiểm soát cân nặng tốt hơn.

Tags: 1 quả trứng gà bao nhiêu calobún bao nhiêu calo, bún bò bao nhiêu calo, trứng gà luộc bao nhiêu calo, bún riêu bao nhiêu calo, bún thịt nướng bao nhiêu calo, súp cua bao nhiêu calo, bún đậu mắm tôm bao nhiêu calo, trứng vịt bao nhiêu calo, bún chả bao nhiêu calo, lương khô bao nhiêu calo, hạt điều bao nhiêu calo, hạt dẻ bao nhiêu calo...

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

cách dạy bé học chữ nhanh và nhớ lâu
Làm cha mẹ 24/07/2020

Cách dạy bé học bảng chữ cái tiếng Việt nhanh thuộc nhất

Mẹ muốn dạy bé học chữ cái tiếng Việt nhưng vẫn chưa biết cách? Cùng Huggies tìm hiểu 4 cách dạy bé học chữ cái nhanh và nhớ lâu sau nhé!
Giảm cân sau sinh và khi đang cho con bú
Làm cha mẹ 02/11/2018

Hướng dẫn giảm cân sau sinh, lấy lạnh vóc dáng nhanh chóng

Giảm cân sau khi sinh con là 1 trong những đề tài rất được quan tâm cuả các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải đẩy nhanh quá trình giảm cân này bằng những hình thức ăn kiêng quá khắt khe mà nên vận động hợp lý và lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;