Với hàm lượng dinh dưỡng cao, bún gạo lứt trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống của nhiều người, đặc biệt là người có nhu cầu giảm cân. Vậy bún gạo lứt bao nhiêu calo? Hãy cùng khám phá chi tiết về giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm này và lý do vì sao nó được nhiều người tin dùng đến vậy ngay trong bài viết sau đây bạn nhé!
>> Xem thêm:
- Calo là gì? Cần cung cấp bao nhiêu calo mỗi ngày cho cơ thể
- 1 kg bao nhiêu calo? Kiểm soát lượng calo để giảm cân
- Cách tính calo nạp vào cơ thể đơn giản để giảm cân hiệu
Bún gạo lứt bao nhiêu calo? Các thành phần dinh dưỡng có trong bún gạo lứt
Trung bình, 100 gram bún gạo lứt có khoảng 110 - 370 calo. Hàm lượng calo trong bún gạo lứt có thể thay đổi tùy thuộc vào trạng thái của bún gạo lứt (khô hay tươi).
- Bún gạo lứt khô: 100g bún gạo lứt khô chứa khoảng 350-370 calo.
- Bún gạo lứt tươi: 100g bún gạo lứt tươi chứa khoảng 110-120 calo.
>> Xem thêm: Cập nhật bảng calo thực phẩm, thức ăn cho người giảm cân
Bún gạo lứt chứa nhiều chất dinh dưỡng khác, giúp cung cấp năng lượng và duy trì sức khỏe tốt. Dưới đây là hàm lượng dinh dưỡng chi tiết trong 100g bún gạo lứt:
- Carbohydrate: 76g
- Chất xơ: 3.5g
- Protein: 7g
- Vitamin B1 (Thiamine): 0.1mg (khoảng 7% nhu cầu hàng ngày)
- Magie: 44mg (khoảng 11% nhu cầu hàng ngày)
- Sắt: 1.2mg (khoảng 7% nhu cầu hàng ngày)
- Kali: 223 mg (khoảng 6% nhu cầu hàng ngày)
Ngoài ra, bún gạo lứt còn chứa một lượng nhỏ các chất dinh dưỡng khác như canxi, kẽm, và các loại vitamin khác trong nhóm B.
Hàm lượng calo trong bún gạo lứt có thể thay đổi tuỳ thuộc vào trạng thái tươi hay khô (Nguồn: Sưu tầm)
>> Bạn có thể tham khảo thêm hàm lượng calo chứa trong các loại bún khác:
Tác dụng của bún gạo lứt đối với sức khỏe
Bún gạo lứt không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của bún gạo lứt:
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Bún gạo lứt chứa nhiều chất xơ và magie, giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL), hỗ trợ giảm huyết áp và cải thiện lưu thông máu. Đồng thời, magie trong thực phẩm này có vai trò quan trọng trong việc thư giãn các mạch máu, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Vì vậy, thường xuyên sử dụng bún gạo lứt trong chế độ ăn uống có thể cải thiện chức năng tim mạch và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Không chứa chất gây dị ứng gluten tự nhiên
Bún gạo lứt tự nhiên không chứa gluten - một loại protein, giúp tránh được các vấn đề rối loạn tự miễn, nhạy cảm với gluten (bệnh liên quan về celiac gây nên đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón,...) và dị ứng lúa mỳ. Điều này kìm hãm sự phát triển tế bào miễn dịch khiến niêm mạc của tiểu tràng tấn công và thương tổn, gia tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của thức ăn, cải thiện tình trạng của các bệnh về celiac.
Bún gạo lứt là một lựa chọn tuyệt vời cho những người dị ứng gluten hoặc mắc bệnh celiac do không chứa gluten (Nguồn: Sưu tầm)
Thích hợp cho người bị bệnh tiểu đường
Chỉ số glycemic của bún gạo lứt thấp hơn so với các loại bún khác, giúp cân bằng mức đường huyết sau khi ăn. Điều này ngăn ngừa sự tăng đột ngột của đường trong máu, lý tưởng cho người bị bệnh tiểu đường. Đồng thời, chất xơ trong bún gạo lứt cũng giúp duy trì cảm giác no lâu hơn, hỗ trợ kiểm soát cân nặng và lượng đường trong máu. Do đó, việc tích hợp bún gạo lứt vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp người tiểu đường quản lý tình trạng bệnh tốt hơn.
>> Xem thêm:
- Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào cho mẹ và bé?
- Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ: quy trình, khi nào, chi phí?
- Chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ
Ăn bún gạo lứt có giảm cân được không?
Thêm bún gạo lứt vào thực đơn có thể là cách giúp bạn giảm cân hiệu quả. Nhờ hàm lượng chất xơ cao, giúp duy trì cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn và giúp kiểm soát lượng calo tiêu thụ. Đồng thời, chỉ số glycemic thấp của bún gạo lứt cũng giúp duy trì mức đường huyết ổn định, ngăn ngừa sự tăng đột ngột của đường trong máu, điều này rất quan trọng trong việc kiểm soát cân nặng. Ngoài ra, bún gạo lứt chứa ít chất béo và giàu dinh dưỡng, trở thành một lựa chọn lành mạnh trong chế độ ăn kiêng giảm cân.
>> Xem thêm nhóm thực phẩm - trái cây ít calo, hỗ trợ giảm béo:
Cách ăn bún gạo lứt để giảm cân hiệu quả
Để giảm cân hiệu quả bằng bún gạo lứt, cần có một chiến lược ăn uống hợp lý và khoa học. Dưới đây là một số cách ăn bún gạo lứt giúp bạn đạt được mục tiêu giảm cân:
- Kết hợp với nhiều rau xanh và protein nạc như: thịt gà, cá hoặc đậu hũ để tạo ra một bữa ăn cân bằng, giàu dinh dưỡng nhưng vẫn ít calo.
- Hạn chế các gia vị và nước sốt nhiều calo: Tránh sử dụng quá nhiều dầu, mỡ, hoặc các loại sốt có hàm lượng calo cao. Thay vào đó, sử dụng gia vị tự nhiên như chanh, ớt, tỏi để tăng hương vị.
- Uống nhiều nước: Uống nước trước bữa ăn giúp tạo cảm giác no, từ đó giảm lượng bún gạo lứt tiêu thụ.
- Kiểm soát khẩu phần: Đối với những ai đang cố gắng giảm cân, nên giữ lượng bún trong khoảng 40-50g bún khô (tương đương khoảng 120-150g bún đã nấu chín) để kiểm soát lượng calo và carbohydrate tiêu thụ.
- Kết hợp vận động: Kết hợp ăn bún gạo lứt với chế độ tập luyện thể thao đều đặn để tăng cường hiệu quả giảm cân.
- Tránh ăn khuya: Hạn chế ăn bún gạo lứt vào buổi tối muộn để tránh tích trữ calo dư thừa. Thay vào đó, hãy ăn vào các bữa chính hoặc bữa phụ trước 7 giờ tối.
- Lên kế hoạch bữa ăn: Chuẩn bị trước các bữa ăn với bún gạo lứt để tránh tình trạng ăn vặt hoặc lựa chọn thực phẩm không lành mạnh khi đói.
Nên kết hợp bún gạo lứt với rau củ để tăng hiệu quả giảm cân
Hy vọng bài viết trên của Huggies có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc “Bún gạo lứt bao nhiêu calo". Với hàm lượng calo hợp lý, đặc biệt là khi chế biến đúng cách, bún gạo lứt giúp bạn kiểm soát cân nặng và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt phù hợp với phụ nữ sau sinh. Hãy bổ sung bún gạo lứt vào thực đơn hàng ngày của bạn để tận hưởng những lợi ích tuyệt vời này và đạt được mục tiêu sức khỏe của mình!
>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
- Trẻ 7 tháng ăn được gì? 20 loại thực phẩm - khoáng chất thiết yếu cho bé
- Bài tập cơ bản giúp giảm cân sau sinh
- Cách giảm cân sau sinh và khi cho con bú an toàn
Tags: Bánh ướt bao nhiêu calo, bánh cuốn bao nhiêu calo, bánh tráng nướng bao nhiêu calo, bánh bao bao nhiêu calo, bánh tráng trộn bao nhiêu calo, mì cay bao nhiêu calo, hủ tiếu bao nhiêu calo, gỏi cuốn bao nhiêu calo, trứng gà luộc bao nhiêu calo, 1 chén cơm bao nhiêu calo