MỤC LỤC BÀI VIẾT
Mối quan tâm hàng của nhiều mẹ bỉm đó là làm thế nào để giảm cân sau sinh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để cân năng trở về con số lý tưởng các mẹ cần biết cách tính lượng calo cơ thể tiêu thụ mỗi ngày, đồng thời xây dựng chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý. Vậy calo là gì? Cần cung cấp bao nhiêu calo mỗi ngày cho cơ thể? Hãy cùng Huggies tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết sau đây.
Calo là gì?
Calo hay còn gọi là Calories, là đơn vị tính năng lượng nạp vào cơ thể mỗi ngày bằng đường ăn uống hoặc tổng năng lượng cơ thể đốt cháy thông qua các hoạt động sống. Hàm lượng calo có trong mỗi loại thực phẩm là khác nhau, được tính phụ thuộc vào lượng tinh bột, đạm và chất béo có trong thực phẩm đó. Cụ thể:
- 1g tinh bột cung cấp 4 calo.
- 1g đạm cung cấp 4 calo.
- 1g chất béo cung cấp 9 calo.
Calo là đơn vị tính năng lượng nạp vào cơ thể mỗi ngày bằng đường ăn uống (Nguồn: Sưu tầm)
>> Mẹ có thể tham khảo thêm về bảng hàm lượng calo có trong các thực phẩm phổ biến:
Những tác dụng quan trọng của calo đối với cơ thể
Cơ thể chúng ta luôn cần cung cấp calo để có thể duy trì cân nặng và hoạt động bình thường. Ngay cả khi không vận động, các cơ quan bên trong cơ thể vẫn tiêu thụ một lượng calo nhất định để duy trì sự sống như lưu thông máu, hô hấp, tiêu hóa,…
Lượng calo được hấp thụ từ nhiều loại thực phẩm, đồ ăn, thức uống,.. để đảm bảo các hoạt động thường ngày của cơ thể. Trong trường hợp lượng calo nạp vào không cân bằng với lượng calo mà cơ thể tiêu thụ sẽ sinh ra tình trạng sau:
- Khi tiêu thụ lượng calo vượt quá nhu cầu sử dụng trong ngày sẽ khiến cơ thể tích trữ quá nhiều năng lượng dư thừa dưới dạng chất béo. Về lâu dài sẽ gây ra tình trạng thừa cân, béo phì và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp,...
- Ngược lại, nếu bạn không cung cấp đủ năng lượng thì cơ thể sẽ đốt cháy calo dự trữ trong cơ bắp để tạo ra nguồn năng lượng duy trì hoạt động của các cơ quan khác. Điều này khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ốm yếu và sụt cân.
Lượng calo cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày là bao nhiêu?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng calo cần thiết để duy trì các hoạt động cơ thể của mỗi người là khác nhau. Tùy thuộc vào các yếu tố như giới tính, độ tuổi, cân nặng và mức độ cơ thể hoạt động hằng ngày của từng người. Theo đó, lượng calo được các chuyên gia khuyến nghị hàng ngày là 2000 calo/ngày đối với phụ nữ và 2500 calo/ngày đối với nam giới. Còn đối với những người tập luyện thể thao thường xuyên hay các vận động viên sẽ cần lượng calo ở mức cao hơn so với người bình thường.
Lượng calo cần cung cấp mỗi ngày là 2000 calo đối với nữ và 2500 calo đối với nam (Nguồn: Sưu tầm)
>> Xem thêm: 1 ngày cần bao nhiêu calo? Mẹo tính calo giảm cân chính xác, đơn giản
Cách tính lượng calo cơ thể tiêu thụ mỗi ngày
Sau khi đã hiểu calo là gì, chúng ta tiếp tục tìm hiểu cách tính lượng calo có thể tiêu thụ mỗi ngày. Để tính lượng calo cần thiết cho cơ thể trong một ngày, bạn có thể áp dụng công thức Harris-Benedict để tính toán TDEE. Cụ thể như sau:
- Nam giới: TDEE = 88.362 + (13.397 x cân nặng [kg]) + (4.799 x chiều cao [cm]) – (5.677 x tuổi)
- Phụ nữ: TDEE = 447.593 + (9.247 x cân nặng [kg]) + (3.098 x chiều cao [cm]) – (4.330 x tuổi)
Khi đã tính ra TDEE, bạn có thể dựa vào đó để điều chỉnh lượng calo tiêu thụ trong 1 ngày của mình. Nếu muốn giảm cân thì bạn cần tiêu thụ ít calo hơn so với chỉ số TDEE, ngược lại đối tăng cân thì bạn cần nạp năng lượng nhiều hơn so với chỉ số TDEE.
>> Xem thêm: Top 12 app tính calo trong thức ăn chuẩn xác nhất
Những lưu ý cần nắm giúp tiêu thụ calo hiệu quả
1. Điều chỉnh lượng calo phù hợp với nhu cầu của bản thân
Đối với những người muốn tăng cân, cần đảm bảo lượng calo hấp thụ phải lớn hơn lượng calo cơ thể đốt cháy. Ngược lại, với người muốn giảm cân thì cần đảm bảo lượng calo hấp thụ phải thấp hơn lượng calo cơ thể tiêu thụ và duy trì trong một khoảng thời gian cố định.
2. Xây dựng kế hoạch ăn uống khoa học
Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý, hạn chế ăn nhiều tinh bột, chất béo và đường để tránh tình trạng dư thừa calo. Khi khẩu phần ăn chứa nhiều thực phẩm giàu calo, bạn cần tăng cường tập luyện thể dục để đốt cháy calo trong cơ thể, hạn chế tích quá nhiều calo dư thừa. Bên cạnh đó, việc chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều bữa cũng mang lại hiệu quả cao trong việc tiêu thụ calo. Khi ăn bữa chính hay bữa phụ, hệ thống tiêu hóa cũng sẽ hoạt động dẫn đến tiêu hao calo để kích thích bộ máy tiêu hóa.
>> Xem thêm bảng tổng hợp hàm lượng calo có trong một số loại trái cây, rau củ tốt cho sức khỏe mà bạn có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày:
3. Tăng khả năng đốt cháy calo bằng cách uống đủ nước và trà
Đối với người trưởng thành, uống nước đủ 2 lít/ngày có thể giúp đốt cháy thêm 100 calo mỗi ngày. Do đó, bạn hãy uống nước đầy đủ để tăng khả năng tiêu thụ calo. Ngoài ra, trà xanh hay đồ uống chứa caffeine cũng có có thể dẫn tới những thay đổi trong quá trình trao đổi chất, từ đó giúp cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn.
>>> Đọc thêm:
- Nước dừa bao nhiêu calo? Thành phần dinh dưỡng và lợi ích
- Nước cam bao nhiêu calo? Uống nước cam có giảm cân được không?
- Sữa đậu nành bao nhiêu calo? Mẹo uống sữa đậu không BÉO, khoẻ
4. Tăng cường tập luyện thể thao để đốt cháy calo
Duy trì thói quen tập luyện thể thao là cách vô cùng hiệu quả để kiểm soát cân nặng và rèn luyện sức khỏe. Khi tập thể dục, lượng calo nạp vào cơ thể qua đường ăn uống sẽ được chuyển hóa thành năng lượng để phục vụ cho hoạt động tập luyện. Một số bài tập đốt cháy calo hiệu quả có thể kể đến như đi bộ, đạp xe đạp, yoga, đá banh, nhảy dây, leo cầu thang,...
>> Tham khảo thêm:
- Nhảy dây 1000 cái giảm bao nhiêu calo?
- Nhảy dây 100 cái giảm bao nhiêu calo?
- 1 phút plank đốt bao nhiêu calo
- Bài tập cơ bản giúp giảm cân sau sinh
Tập thể dục thường xuyên giúp đốt cháy calo hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)
Một số câu hỏi thường gặp
1. Kcal và calo có giống nhau hay không?
Kcal và calo đều là đơn vị dùng để đo lường năng lượng có trong thực phẩm, nhưng chúng lại khác nhau về giá trị. Theo đó, calo là một đơn vị đo lường nhỏ nhất để cân đo nguồn năng lượng. Trong khi đó, Kcal là đơn vị đo lường nguồn năng lượng lớn hơn so với calo gấp 1000 lần.
2. Kcal bằng bao nhiêu calo?
Theo quy ước khoa học, ta có 1 Kcal = 1000 calo, tương tự 2 kcal = 2000 calo. Để chuyển đổi từ Kcal sang calo, bạn hãy nhân lượng Kcal với 1000, ngược lại để chuyển từ calo sang kcal thì chia cho 1000.
3. Calo có phải là mỡ hay không?
Calo là đơn vị đo lường năng lượng có trong thực phẩm, có thể xuất phát từ Protein, chất béo hoặc Carbs. Trong khi đó, chất béo hay mỡ là một trong sáu chất dinh dưỡng cần thiết giúp cơ thể khỏe mạnh. Do đó, calo không phải chất béo và cũng không phải mỡ.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp mẹ bỉm hiểu rõ hơn calo là gì cũng như vai trò của chúng đối với sức khỏe. Hấp thụ lượng calo phù hợp là điều rất cần thiết để duy trì các hoạt động của cơ thể, đảm bảo sức khỏe ổn định. Hãy áp dụng công thức tính toán lượng calo cơ thể cần mỗi ngày, từ đó xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để bổ sung lượng calo cần thiết giúp cơ thể khỏe mạnh.
Tags: Xúc xích bao nhiêu calo, sinh tố bơ bao nhiêu calo, bánh bò bao nhiêu calo, bánh bông lan bao nhiêu calo, bánh bột lọc bao nhiêu calo, bánh Chocopie bao nhiêu calo, bánh mì sandwich bao nhiêu calo, bánh su kem bao nhiêu calo, bánh tráng cuốn bao nhiêu calo, chả lụa bao nhiêu calo, chân gà bao nhiêu calo, cháo lòng bao nhiêu calo...