MỤC LỤC BÀI VIẾT
Trong những ngày bận rộn, một đĩa cơm tấm nóng hổi với sườn nướng thơm lừng luôn là lựa chọn hoàn hảo cho bữa ăn. Tuy nhiên, để tận hưởng món ngon này một cách lành mạnh, việc hiểu rõ cơm tấm bao nhiêu calo là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ giải mã lượng calo trong từng phần cơm tấm, giúp bạn cân đối dinh dưỡng mà không lo tăng cân.
>> Xem thêm:
- Cách tính calo nạp vào cơ thể đơn giản để giảm cân hiệu quả
- Top 12 app tính calo trong thức ăn chuẩn xác nhất
Cơm tấm bao nhiêu calo?
Một phần cơm tấm đầy đủ chứa khoảng 621 calo. Trong đó, hàm lượng cụ thể trong từng món phụ kết hợp cùng cơm tấm như sau:
- Cơm tấm: Khoảng 130 kcal (trong 100g cơm)
- Sườn nướng: Khoảng 247 kcal (trong 100g sườn nướng)
- Bì: Khoảng 54 kcal
- Chả: Khoảng 100 kcal (trong 100g chả)
- Trứng ốp la: Khoảng 90 kcal (một quả trứng)
Lượng calo trong từng loại cơm tấm có thể thay đổi phụ thuộc vào cách chế biến, nguyên liệu,... cụ thể được thống kê tại bảng dưới đây:
Loại cơm tấm |
Calo (kcal) |
Cơm tấm sườn nướng |
565 |
Cơm tấm sườn trứng |
527 |
Cơm tấm chả |
414 |
Cơm tấm sườn bì |
627 |
Cơm tấm chay |
627 |
Ăn cơm tấm có mập không?
Ăn cơm tấm có thể khiến bạn tăng cân hay không phụ thuộc vào cách chế biến và lượng tiêu thụ. Nếu bạn ăn cơm tấm với khẩu phần lớn và các thành phần có nhiều calo như sườn nướng, chả, bì, và trứng. Bạn sẽ nạp vào cơ thể nhiều calo hơn nhu cầu hàng ngày, dẫn đến tăng cân. Ngược lại, nếu kiểm soát khẩu phần và kết hợp với thực phẩm ít calo, cơm tấm có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh.
Việc tiêu thụ quá nhiều cơm tấm có thể gây ra các vấn đề xấu cho sức khoẻ như:
- Dư thừa calo: Dễ dẫn đến tăng cân nếu tiêu thụ vượt quá hàm lượng calo hàng ngày.
- Chất béo cao: Thành phần như sườn nướng, chả chứa nhiều chất béo bão hòa, có thể gây hại cho tim mạch.
- Thiếu cân bằng dinh dưỡng: Chủ yếu là carbohydrate và protein, thiếu chất xơ và các vitamin từ rau củ, gây mất cân đối dinh dưỡng.
Cơm tấm cung cấp 1 lượng calo lớn do chứa nhiều nguyên liệu như sườn, bì, chả, trứng,...(Nguồn: Sưu tầm)
>> Xem thêm một số thực phẩm chứa hàm lượng calo lớn, cần cân nhắc khẩu phần ăn hợp lý tránh gây tăng cân:
Bánh mì | Ly trà sữa | Bún chả |
Bún bò | Bánh tráng trộn | Bánh trung thu |
Bánh ướt | Bánh xèo | Bánh tráng nướng |
Mẹo ăn cơm tấm không lo BÉO
Để có thể thoải mái tận hưởng món cơm tấm thơm ngon mà không lo bị béo, bạn có thể áp dụng 1 số mẹo sau đây:
Kiểm soát tần suất và khẩu phần ăn hợp lý
Một khẩu phần ăn lý tưởng là khoảng 1 chén cơm tấm (khoảng 150-200 gram cơm), kết hợp với 100-150 gram đạm (trứng, thịt, sườn, chả,...) và nhiều rau xanh. Trong một tuần, nên giới hạn ăn cơm tấm khoảng 2-3 lần, và mỗi lần ăn chỉ nên ăn một phần vừa đủ để đảm bảo lượng calo không vượt quá nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Tránh ăn cơm tấm vào buổi tối để cơ thể có đủ thời gian tiêu hóa và đốt cháy năng lượng trong ngày.
Kiểm soát tốt lượng calo có trong cơm tấm
Hãy theo dõi và tính toán lượng calo có trong phần cơm tấm của bạn. Điều này giúp bạn biết rõ mức năng lượng mình tiêu thụ và tránh tình trạng ăn quá nhiều calo vượt mức cần thiết hàng ngày. Bạn có thể:
- Thay thế bằng cơm gạo lứt: Sử dụng cơm gạo lứt thay cho cơm tấm để tăng lượng chất xơ và dinh dưỡng.
- Dùng đạm lành mạnh: Chọn các loại đạm ít béo như thịt nạc, ức gà, hoặc trứng gà để giảm lượng calo.
- Chế biến ít dầu mỡ: Sử dụng nồi chiên không dầu hoặc hấp để giảm lượng chất béo trong món ăn.
- Hạn chế món kèm giàu calo: Tránh các món ăn kèm như chả, lạp xưởng, hoặc trứng chiên để giảm lượng calo tiêu thụ.
>> Xem thêm:
- Bún gạo lứt bao nhiêu calo?
- 100gr ức gà bao nhiêu calo?
- Quả trứng gà bao nhiêu calo?
- Trứng chiên bao nhiêu calo?
Chế độ luyện tập thể dục thường xuyên, đều đặn
Để duy trì cân nặng hợp lý khi ăn cơm tấm, bạn nên tập thể dục ít nhất 3-4 lần mỗi tuần. Các bài tập như chạy bộ, bơi lội, hoặc yoga không chỉ giúp đốt cháy calo mà còn tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn khi bạn ăn cơm tấm.
Kết hợp chế độ tập luyện thường xuyên giúp giảm nguy cơ gây béo nếu ăn quá nhiều cơm tấm (Nguồn: Sưu tầm)
>> Xem thêm:
Bổ sung nhiều chất xơ và nước trong khẩu phần ăn cơm tấm
Kết hợp nhiều rau xanh và trái cây vào bữa cơm tấm để tăng cường chất xơ. Chất xơ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, uống đủ nước mỗi ngày giúp duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể và hỗ trợ trao đổi chất, giúp cơ thể tiêu hao năng lượng hiệu quả hơn.
Tự chế biến cơm tấm tại nhà
Tự nấu cơm tấm tại nhà giúp bạn kiểm soát nguyên liệu và phương pháp chế biến, đảm bảo món ăn lành mạnh và ít calo hơn. Khi tự chế biến, bạn có thể sử dụng các loại đạm ít béo như thịt nạc, ức gà hoặc cá, và chọn cách chế biến như hấp hoặc nướng thay vì chiên rán. Điều này giúp bạn giảm lượng chất béo và calo trong bữa ăn.
Tự nấu cơm tấm tại nhà giúp bạn kiểm soát nguyên liệu và phương pháp chế biến, đảm bảo món ăn lành mạnh
>> Xem thêm: Top 10 thực phầm giàu calo nên tránh nếu không muốn tăng cân
Lựa chọn thời điểm ăn cơm tấm trong ngày
Để cơ thể có đủ thời gian tiêu hóa và đốt cháy calo, hãy ăn cơm tấm vào bữa trưa hoặc trước buổi chiều. Tránh ăn cơm tấm vào buổi tối muộn vì lúc này cơ thể sẽ dễ tích trữ năng lượng dưới dạng mỡ do hoạt động ít. Bằng cách chọn thời điểm ăn hợp lý, bạn sẽ giảm nguy cơ tăng cân và duy trì vóc dáng hiệu quả hơn.
Với những thông tin được cung cấp ở trên, Huggies hy vọng rằng có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc "Cơm tấm bao nhiêu calo" và hiểu rõ hơn về cách kiểm soát lượng calo tiêu thụ khi thưởng thức món ăn yêu thích này. Để duy trì cân nặng lý tưởng, hãy áp dụng những mẹo ăn uống lành mạnh và không quên kết hợp với hoạt động thể chất. Nhờ đó, bạn có thể tận hưởng hương vị đậm đà của cơm tấm mà vẫn giữ được vóc dáng thon gọn.
Tags: 100g yến mạch bao nhiêu calo, sữa chua bao nhiêu calo, sữa chua không đường bao nhiêu calo, cà rốt bao nhiêu calo, khoai lang bao nhiêu calo, cà chua bao nhiêu calo, một quả táo chứa bao nhiêu calo, sinh tố bơ bao nhiêu calo