MỤC LỤC BÀI VIẾT
Gạo lứt là một loại thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn ăn kiêng của nhiều chị em phụ nữ. Loại gạo này không chỉ giúp chế độ ăn trở nên lành mạnh hơn mà còn cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Vậy gạo lứt bao nhiêu calo? Ăn nhiều gạo lứt có tốt không? Hãy cùng Huggies tìm hiểu những thông tin thú vị liên quan đến gạo lứt trong bài viết dưới đây.
>> Tham khảo thêm:
- Top 10 thực phẩm giàu calo nên tránh nếu không muốn tăng cân
- Top 12 app tính calo trong thức ăn chuẩn xác nhất
- Cách tính calo nạp vào cơ thể đơn giản để giảm cân hiệu quả
- 1 kg bao nhiêu calo? Kiểm soát lượng calo để giảm cân hiệu quả
Gạo lứt bao nhiêu calo? Các thành phần dinh dưỡng có trong gạo lứt
Theo Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, gạo lứt có hàm lượng calo thấp hơn so với gạo trắng, chỉ từ 101 - 121 calo trong 100g gạo. Không chỉ có lượng calo thấp, gạo lứt còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như carbohydrate, chất béo, chất xơ, protein, kali, sắt, vitamin nhóm B,… và nhiều dưỡng chất khác tốt cho cơ thể.
Dưới đây là thông tin về hàm lượng calo có trong các món ăn được làm từ gạo lứt mà bạn có thể tham khảo:
- Bún gạo lứt: 100g bún gạo lứt chứa khoảng 380 calo.
- Cơm gạo lứt: 1 bát cơm gạo lứt bao nhiêu calo? Trong 195g cơm gạo lứt chứa khoảng 218 calo.
- Bánh gạo lứt: 1 chiếc bánh gạo lứt 9g sẽ chứa khoảng 35 calo.
- Phở gạo lứt: 100g phở gạo lứt chứa khoảng 250 calo.
- Sữa gạo lứt: 1 ly sữa gạo lứt 180ml có khoảng 73,4 - 128,3 calo.
- Kẹo gạo lứt: 100g kẹo gạo lứt chứa khoảng 180 calo.
Trong 100g gạo lứt chỉ cung cấp khoảng 101 - 121 calo (Nguồn: Sưu tầm)
>> Xem thêm:
Gạo lứt có công dụng gì cho sức khỏe?
Gạo lứt chứa đủ 3 chất dinh dưỡng đa lượng, bao gồm carbohydrate, chất đạm và chất béo giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động và làm việc hiệu quả. Ngoài ra, gạo lứt còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời, với nhiều vitamin và khoáng chất mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Gạo lứt cung cấp một lượng lớn chất xơ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, ngăn chặn tình trạng như táo bón và duy trì sức khỏe đường ruột.
- Giảm nguy cơ tiểu đường: Việc thay thế gạo trắng bằng gạo lứt trong chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, việc tiêu thụ các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt có thể giúp giảm 32% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
- Giúp xương chắc khỏe: Nhờ hàm lượng magie và photpho dồi dào, gạo lứt có tác dụng bảo vệ sức khỏe của xương và răng, giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương ở người lớn tuổi.
- Ngăn chặn tình trạng thiếu máu: Gạo lứt chứa hàm lượng sắt cao hơn so với gạo trắng, vì vậy gạo lứt có thể giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và tăng cường sức khỏe tổng thể.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính: Trong gạo lứt có chứa lignans - hợp chất thực vật có khả năng hoạt động như một chất chống oxy hóa. Hợp chất này có công dụng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh lý mãn tính như huyết áp cao, tăng cholesterol và xơ cứng động mạch.
Gạo lứt cung cấp một lượng lớn chất xơ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa (Nguồn: Sưu tầm)
Ăn gạo lứt có giảm cân không?
Gạo lứt là loại ngũ cốc nguyên hạt có hàm lượng calo thấp và giàu chất xơ rất thích hợp cho những người đang có nhu cầu giảm cân. Với hàm lượng chất xơ dồi dào, việc tiêu thụ gạo lứt sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, từ đó hạn chế cơn thèm ăn và giảm được lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Ngoài ra, gạo lứt còn có tác dụng kích thích quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp đốt cháy calo và mỡ thừa nhanh hơn, hỗ trợ quá trình giảm cân đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, bạn cũng cần kết hợp gạo lứt với chế độ ăn uống cân đối và kiểm soát khẩu phần ăn để tránh tình trạng tăng cân không mong muốn.
Kết hợp gạo lứt với chế độ ăn uống cân đối để giúp kiểm soát cân nặng (Nguồn: Sưu tầm)
>> Bạn có thể tham khảo thêm hàm lượng calo của những thực phẩm khác để tăng hiệu quả giảm cân:
Những lưu ý cần nắm khi ăn gạo lứt
Khi sử dụng cơm gạo lứt hay các món làm từ gạo lứt, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây để đảm bảo an toàn đối với sức khỏe:
- Hạn chế ăn gạo lứt trước khi đi ngủ để tránh tích tụ lượng mỡ thừa trong cơ thể và tăng cân.
- Nên kết hợp gạo lứt với các nhóm thực phẩm ít calo khác để có chế độ ăn cân đối, cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
- Đối với những người có hệ miễn dịch nên hạn chế ăn gạo lứt vì có thể làm giảm hấp thụ protein và chất béo.
- Không nên ăn quá nhiều gạo lứt trong ngày vì có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng.
- Cần tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng trước khi bổ sung gạo lứt vào thực đơn ăn kiêng.
Qua bài viết này của Huggies chắc chắn bạn đã giải đáp được thắc mắc gạo lứt bao nhiêu calo? Mặc dù gạo lứt là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng nên sử dụng đúng cách để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như quá trình giảm cân.
>> Tham khảo thêm:
- Nhảy dây 100 cái giảm bao nhiêu calo?
- Nhảy dây 1000 cái giảm bao nhiêu calo?
- Bài tập cơ bản giúp giảm cân sau sinh
Tags: Sữa chua không đường bao nhiêu calo, bánh tiêu bao nhiêu calo, hủ tiếu bao nhiêu calo, yến mạch bao nhiêu calo, chân gà bao nhiêu calo, gà rán bao nhiêu calo, cà phê sữa bao nhiêu calo, bánh bao chay bao nhiêu calo, cháo lòng bao nhiêu calo, bưởi bao nhiêu calo, bắp cải bao nhiêu calo