Tất cả các chuyên mục
An toàn cho bé
Cách quản lý thời gian
Lần đầu làm cha mẹ
Cha mẹ và con cái
Kế hoạch chi tiêu cho gia đình
Lời khuyên dành cho cha mẹ
Mẹ ở công sở
13 Cách giảm mỡ bụng sau sinh cho mẹ bỉm sữa

Mít bao nhiêu calo? Mẹo ăn ít không tăng cân, giảm béo

Giải đáp quả mít bao nhiêu calo

Bạn là tín đồ yêu thích mít nhưng lo ngại việc ăn nhiều mít có béo không, đặc biệt trong quá trình giảm cân. Bài viết dưới đây hứa hẹn sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc của bạn. Xem ngay mít bao nhiêu calo, tác dụng của mít và một số mẹo, lưu ý khi ăn mít dưới đây!

>> Xem thêm:

1. Mít bao nhiêu calo?

Theo nguồn thông tin USDA - Bộ nghiên cứu nông nghiệp tại Hoa Kỳ, 100 gram mít dai (mít ráo) chứa 95 calo và 100 gram mít mật (mít ướt) chứa 104 calo. 

Tuỳ thuộc vào từng loại mít, 100 gram mít có khoảng 2-3 múi mít, chứa khoảng lượng chất dinh dưỡng bao gồm múi mít và hột mít như:

  • Chất xơ 
  • Vitamin A 
  • Vitamin nhóm B (B1, B2, B6)
  • Vitamin C 
  • Vitamin D 
  • Các loại khoáng chất như canxi, kali và magie,…
  • 70% tinh bột
  • 5,2% protein
  • 0,62% lipid
  • Các chất chống oxy hóa: Folate, niacin, riboflavin

Dưới đây là bảng ước tính hàm lượng calo có trong các loại mít phổ biến tại Việt Nam:

Thực phẩm (100 gram) Calo
Mít dai 95 calo
Mít mật 104 calo
Mít thái 95 calo
Sữa chua mít 154 calo
Mít sấy 282 calo
Mít dầm sữa đặc 217 calo
Kem mít 246 calo
Xôi mít cốt dừa 311 calo
Sinh tố mít 253 calo
Hạt mít 53 calo
 

2. Tác dụng khi ăn mít

Mít chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như: chất xơ, vitamin A, vitamin C, protein,... cung cấp năng lượng cho cơ thể và hệ tiêu hoá. Cùng tìm hiểu ngay tác dụng của mít được trình bày dưới đây!

2.1. Giữ dáng và giảm cân

Mít không chỉ ngon miệng với vị ngọt thanh mà còn là lựa chọn tuyệt vời cho việc giảm cân và giữ dáng. Bởi lẽ, mít cung cấp lượng đường vừa đủ, giúp thỏa mãn cơn thèm ngọt mà không nạp quá nhiều calo. Ngoài ra, chất xơ trong mít còn tạo cảm giác no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Giữ dáng và giảm cân

Trong mít có vị ngọt của đường fructose, sucrose và chất xơ, giải tỏa cơn đói, hỗ trợ giữ dáng và giảm cân (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tìm hiểu thêm: Ổi bao nhiêu calo? Công dụng của ổi trong quá trình giảm cân

2.2. Giảm chứng táo bón

Mít chứa lượng chất xơ, vitamin C và có khả năng hấp thụ nước tối đa để làm mềm thức ăn giúp dạ dày (ruột) dễ dàng co bóp. Điều này khắc phục tình trạng táo bón và bảo vệ đường ruột tối đa, chống viêm loét dạ dày. 

Giảm chứng táo bón

Mít chứa lượng chất xơ, vitamin C giảm chứng táo bón, viêm loét dạ dày (Nguồn: Sưu tầm)

>> Xem ngay: Xoài bao nhiêu calo? Ăn xoài có béo không?

2.3. Tốt cho hệ miễn dịch

Theo nhiều nghiên cứu, mít là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, đóng vai trò thiết yếu trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả. Vitamin C giúp kích thích chức năng của các tế bào miễn dịch, từ đó tăng cường khả năng chống lại sự tấn công của virus và vi khuẩn.

Bên cạnh vitamin C, mít còn chứa hàm lượng vitamin A và các chất chống oxy hóa khác. Những dưỡng chất này có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do, giảm nguy cơ viêm nhiễm và tăng cường sức đề kháng, giúp phòng ngừa các bệnh cảm lạnh và hô hấp hiệu quả.

>> Đọc thêm: Bí đỏ bao nhiêu calo? Ăn bí đỏ làm tăng cân hay giảm cân?

2.4. Ngăn ngừa tế bào ung thư

Mít chứa hàng loạt hoạt chất chống oxy hoá thiết yếu cho cơ thể như: Lignans, isoflavones, saponins và carotenoid - sắc tố tạo màu vàng của mít chín. Các hoạt chất này có khả năng chống lại sự thoái hoá của tế bào và sự phát triển gốc tự do, phòng chống bệnh ung thư. 

Ngăn ngừa tế bào ung thư

Mít chứa hàng loạt hoạt chất chống oxy hoá thiết yếu cho cơ thể phòng chống bệnh ung thư (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tìm hiểu ngay: 1 quả bơ bao nhiêu calo? Cách ăn bơ để giảm cân hiệu quả

2.5. Điều hòa huyết áp

Theo một nghiên cứu, chất potassium kali, magie trong mít có vai trò làm mềm mạch máu, thúc đẩy quá trình lưu thông máu và điều hoà huyết áp ổn định. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ cũng khuyến cáo rằng, bệnh nhân cao huyết cao cần ăn mít với lượng vừa phải, tránh trường hợp ăn mít quá nhiều phản tác dụng của thực phẩm.

3. Ăn mít nhiều có béo không?

Việc ăn mít nhiều ăn ít, béo hay không béo phụ thuộc vào khẩu phần ăn của bạn. Tuy nhiên, mỗi ngày bạn ăn khoảng 100 - 200 gram mít tương đương 190 - 200 calo không ảnh hưởng quá nhiều đến quá trình giảm cân. 

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý việc ăn mít nhiều hơn lượng calo cho phép mỗi bữa ăn (quá 667 calo/bữa và 2000 calo/ngày) cần kết hợp hình thức vận động khác để giảm thiểu lượng calo đã nạp vào cơ thể.

>> Xem thêm: 1 quả trứng gà bao nhiêu calo? Ăn trứng gà nhiều có béo không?

4. Mẹo ăn mít không tăng cân, giảm béo

Bên cạnh việc ăn mít trong giới hạn calo cần nạp mỗi ngày, chọn thời điểm ăn thích hợp,... cũng là mẹo nhỏ ăn mít không béo. Vậy, cụ thể hơn về cách ăn mít không tăng cân ra sao? Cùng xem ngay nội dung chi tiết bên dưới!

4.1. Nên ăn mít sau bữa chính từ 1-2 giờ

Thời điểm phù hợp nhất nên ăn mít trong ngày sau bữa sáng hoặc trưa từ 1 - 2 giờ đồng hồ. Bởi việc ăn mít khi đói hoặc buổi tối sẽ khiến bạn có cảm giác no lâu, khó tiêu, tiềm ẩn việc tích tụ lượng calo đáng kể, gây khó ngủ, ợ hơi nhiều.

Nên ăn mít sau bữa chính từ 1-2 giờ

Nên ăn mít sau bữa chính từ 1-2 giờ đồng hồ (Nguồn: Sưu tầm)

>> Xem ngay: Một quả táo chứa bao nhiêu calo? Cách ăn táo để giảm cân

4.2. Hạn chế bổ sung thêm đường khi chế biến/ăn thực phẩm từ mít

Mít vốn đã có vị ngọt tự nhiên do hàm lượng đường fructose và sucrose cao. Tuy nhiên, việc thêm đường hoặc chất béo trong quá trình chế biến các món ăn từ mít sẽ khiến lượng calo tăng lên đáng kể. Điều này có thể ảnh hưởng đến tổng lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày, dẫn đến nguy cơ tăng cân hoặc ảnh hưởng đến chế độ ăn kiêng của bạn.

4.3. Tần suất và mức khẩu phần ăn mít hợp lý

Theo nhiều lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng, trong quá trình giảm cân bạn nên ăn khoảng 186 gram mít khoảng tương đương 3-5 múi mít. Tuy nhiên, khẩu phần ăn còn phụ thuộc vào chiều cao, cân nặng của từng người. Đồng thời, bạn nên chia nhỏ hoặc tách khẩu phần ăn mít ra nhiều bữa phụ nhỏ để dễ dàng kiểm soát lượng calo.

Tần suất và mức khẩu phần ăn mít hợp lý

Bạn nên ăn khoảng 186 gram mít khoảng tương đương 3-5 múi mít và chia nhỏ khẩu phần ăn (Nguồn: Sưu tầm)

>> Đọc thêm: 1 ổ bánh mì bao nhiêu calo? Ăn nhiều bánh mì có béo không?

5. Lưu ý khi ăn mít cần nắm rõ

Mít là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, ăn mít cũng cần lưu ý một số điều để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một vài lưu ý cần thiết khi ăn mít để bạn có thể thưởng thức loại trái cây này một cách trọn vẹn nhất.

  • Đối tượng không nên hoặc hạn chế ăn mít: Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ, tiểu đường, người sức khỏe yếu, cặp đôi mong muốn có em bé.
  • Nên sơ chế, bảo quản mít trong tủ lạnh từ khoảng 3 - 5 ngày và 1 ngày với nhiệt độ phòng 20 - 25 độ, để đảm bảo mít luôn ở trạng thái tươi ngon 
  • Không ăn mít khi bụng đói hoặc đêm muộn tránh tình trạng tăng đường huyết đột ngột, gây hoa mắt chóng mặt, đầy bụng, khó tiêu.
  • Bổ sung nước và rau xanh đầy đủ để đảm bảo khẩu phần ăn trong ngày luôn đầy đủ các loại dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể

>> Xem ngay: Bánh bao bao nhiêu calo? Ăn bánh bao có sợ béo không?

Toàn bộ bài viết trên đây đã giải đáp rõ thắc mắc mít bao nhiêu calo. Việc ăn mít quá nhiều không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của làn da. Vì vậy, bạn nên cân nhắc tần suất, khẩu phần ăn, cách chế biến mít cùng thực phẩm khác phù hợp để duy trì vóc dáng và hạn chế tối đa tình trạng tăng cân nhé!

>> Bài viết khác: 

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;