MỤC LỤC BÀI VIẾT
Nước dừa là một loại nước giải khát tự nhiên được ưa chuộng không chỉ vì hương vị tươi mát mà còn nhờ vào giá trị dinh dưỡng cao và hàm lượng calo thấp. Vậy nước dừa bao nhiêu calo và những lợi ích dinh dưỡng cụ thể là gì? Bài viết ngay sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giá trị của nước dừa và cách tận dụng nó để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.
>> Tham khảo thêm:
- Top 10 thực phẩm giàu calo nên tránh nếu không muốn tăng cân
- Top 12 app tính calo trong thức ăn chuẩn xác nhất
- Cách tính calo nạp vào cơ thể đơn giản để giảm cân hiệu quả
Nước dừa bao nhiêu calo?
Nước dừa là một loại nước giải khát tự nhiên giàu dinh dưỡng, thường được ưa chuộng trong các chế độ ăn kiêng và duy trì sức khỏe. Theo FoodData Central, một ly nước dừa (100 ml) chứa khoảng 19 calo. Dưới đây là bảng lượng calo có trong các loại thực phẩm phổ biến từ quả dừa:
Thực phẩm từ quả dừa |
Calo |
1 ly nước dừa (100 ml) |
19 calo |
1 lít nước dừa |
190 calo |
1 quả dừa |
140 calo |
Cơm dừa |
354 calo (100g) |
Sinh tố dừa |
150 - 200 calo |
Kẹo dừa |
100 - 150 calo (1 viên) |
>> Bạn có thể tham khảo thêm lượng calo có trong một số loại nước khác:
- 1 ly trà sữa bao nhiêu calo? Uống trà sữa có tăng cân không?
- Sữa đậu nành bao nhiêu calo? Mẹo uống sữa đậu không BÉO, khoẻ
- Sinh tố bơ bao nhiêu calo? Mẹo ăn sinh tố bơ không béo
- 1 ly cà phê sữa bao nhiêu calo? Uống cà phê sữa có béo không?
- Nước cam bao nhiêu calo? Uống nước cam có giảm cân được không?
Thành phần dinh dưỡng có trong nước dừa
Nước dừa không chỉ là một thức uống giải khát ngon miệng mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là các thành phần dinh dưỡng chính trong nước dừa:
- Calo: 19 calo (trong 100 ml)
- Protein: 0.7 gram
- Chất béo: 0.2 gram
- Carbohydrate: 3.7 gram
- Đường: 2.6 gram
- Chất xơ: 1.1 gram
- Vitamin C: 24 mg (32% RDA cho nữ, 27% RDA cho nam)
- Vitamin B1 (Thiamin): 0.03 mg (2% RDA)
- Vitamin B2 (Riboflavin): 0.057 mg (5% RDA)
- Vitamin B6: 0.032 mg (2% RDA)
- Folate (Vitamin B9): 3 mcg (1% RDA)
- Canxi: 24 mg (2% RDA)
- Sắt: 0.29 mg (2% RDA)
- Magiê: 25 mg (6% RDA)
- Phốt pho: 20 mg (3% RDA)
- Kali: 250 mg (7% RDA)
- Natri: 105 mg (5% RDA)
- Kẽm: 0.1 mg (1% RDA)
Nước dừa cũng chứa các chất điện giải khác như natri, kali, magiê, canxi, và nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể (Nguồn: Sưu tầm)
Nước dừa có béo không? Lợi ích từ nước dừa
Nước dừa không gây béo vì có hàm lượng calo và chất béo thấp. Một ly nước dừa (100 ml) chỉ chứa khoảng 19 calo và và khoảng 0.2 gram chất béo, điều này khiến nước dừa trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn duy trì cân nặng hoặc giảm cân.
Có hàm lượng calo thấp
Nước dừa là thức uống chứa hàm lượng calo ít, chỉ khoảng 44 calo trong 240 ml. Đồng thời, việc uống nước dừa sẽ giúp bạn duy trì được lượng nước cần thiết cho cơ thể, hạn chế hấp thụ thêm calo từ những thực phẩm khác, từ đó giúp bạn kiểm soát được cân nặng hiệu quả.
Hàm lượng calo trong nước dừa thấp giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)
>> Xem thêm:
- Cập nhật bảng calo thực phẩm, thức ăn cho người giảm cân mới nhất 2024
- 1 ngày cần bao nhiêu calo? Mẹo tính calo giảm cân chính xác, đơn giản
- 1 kg bao nhiêu calo? Kiểm soát lượng calo để giảm cân hiệu quả
Tăng tỷ lệ trao đổi chất
Nếu tỷ lệ trao đổi các chất dinh dưỡng của cơ thể thấp thì bạn vẫn có nguy cơ bị béo phì dù lượng thức ăn tiêu thụ không nhiều. Tuy nhiên, việc uống nước dừa sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa, từ đó làm tăng tỷ lệ trao đổi giữa các chất, giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh béo phì.
Giảm cholesterol
Theo nhiều nghiên cứu, nước dừa có thể làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể nhờ vào quá trình chuyển hóa hàm lượng cholesterol xấu thành axit mật và sau đó bài tiết ra ngoài. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
Cải thiện độ nhạy insulin
Trong nước dừa có chứa các hoạt chất chống oxy hóa có khả năng làm giảm đáng kể các loại oxy phản ứng (ROS), từ đó giúp cải thiện độ nhạy insulin. Bạn có thể hạn chế tối đa nguy cơ tăng cân hoặc mắc bệnh tiểu đường nếu độ nhạy với insulin của cơ thể tăng. Đồng thời, việc uống nước dừa cũng giúp bạn ngăn ngừa được nhiều bệnh lý khác như rối loạn, lão hóa,...
Nước dừa giúp cải thiện độ nhạy insulin cho cơ thể (Nguồn: Sưu tầm)
Giúp xây dựng cơ bắp
Do có hàm lượng calo và cholesterol thấp, thức uống này có tác dụng chuyển hóa chất béo trong cơ thể thành năng lượng và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Vì vậy, việc uống nước dừa cũng hỗ trợ xây dựng cơ bắp hiệu quả.
Nước dừa đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ của con người (Nguồn: Sưu tầm)
>>> Tham khảo thêm:
- Nhảy dây 1000 cái giảm bao nhiêu calo? Cách nhảy đúng cách từ chuyên gia
- Nhảy dây 100 cái giảm bao nhiêu calo? Lợi ích nhảy đúng cách
- [GIẢI ĐÁP] 1 phút plank đốt bao nhiêu calo? Mẹo tập plank hiệu quả
Hỗ trợ chức năng tuyến giáp
Theo nghiên cứu, trong nước dừa có chứa các khoáng chất như magie, selen,... giúp cải thiện chức năng tuyến giáp hiệu quả. Đồng thời, khi tuyến giáp sản xuất đủ lượng hormone cần thiết sẽ làm cho quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn.
Nước dừa chứa các khoáng chất như magie, selen,... giúp cải thiện chức năng của tuyến giáp (Nguồn: Sưu tầm)
Giữ cho cơ thể luôn đủ nước
Nước dừa chứa nhiều vitamin C và các khoáng chất giúp duy trì được lượng nước cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, sau khi tập luyện hoặc trong những ngày nóng bức, uống nước dừa giúp bù nước nhanh chóng nhờ các chất điện giải tự nhiên. Ngoài ra, bạn cũng có thể duy trì được cân nặng hiệu quả khi dùng nước cốt dừa, vì thức uống này sẽ gây no cho bạn ít nhất 1 giờ.
>>> Bạn có thể tham khảo thêm lượng calo có trong một số loại trái cây, rau củ quả tốt cho sức khỏe và phù hợp cho người giảm cân:
Thời điểm uống nước dừa hiệu quả
Uống nước dừa vào buổi sáng khi bụng đói là thời điểm lý tưởng để cơ thể hấp thụ tối đa các dưỡng chất, giúp khởi động quá trình trao đổi chất và cung cấp năng lượng cho cả ngày. Trong khi đó, uống nước dừa vào buổi chiều sẽ giúp tăng cường sự tỉnh táo và làm dịu cơn khát một cách hiệu quả.
Ngoài ra, uống nước dừa sau khi tập luyện giúp bù đắp lượng nước mất đi, phục hồi năng lượng và cung cấp các chất điện giải cần thiết cho cơ thể.
Không nên uống nước dừa vào buổi tối vì có thể gây khó tiêu (Nguồn: Sưu tầm)
>>> Tìm hiểu thêm: Bữa sáng nên ăn gì để giảm cân sau sinh?
Lưu ý khi uống nước dừa
Uống nước dừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cần lưu ý một số điểm sau để tận dụng hiệu quả nhất.
- Không nên uống nước dừa vào buổi tối muộn: Vì có thể gây khó tiêu và làm tăng nhu cầu đi tiểu đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Đối tượng nên hạn chế uống nước dừa bao gồm: Người có vấn đề về thận, đặc biệt là thận yếu, nên hạn chế uống nước dừa do lượng kali cao có thể gây gánh nặng cho thận. Những người có hệ tiêu hóa yếu hoặc bị dị ứng với dừa cũng nên thận trọng.
- Nên uống nước dừa tươi và không thêm đường: Giúp duy trì lợi ích sức khỏe tự nhiên của nước dừa, tránh tăng lượng calo và đường không cần thiết, tốt cho việc kiểm soát cân nặng và phòng ngừa tiểu đường.
- Nước dừa tươi nên được uống hết trong ngày: Để đảm bảo chất lượng và tránh vi khuẩn phát triển, vì sau khi mở, nước dừa dễ bị oxi hóa và mất đi các dưỡng chất quan trọng.
- Nước dừa non có lợi cho việc giảm cân hơn so với nước dừa già: Nước dừa non thường chứa ít calo và đường hơn so với nước dừa già, giúp hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả hơn nhờ vào lượng calo thấp và giá trị dinh dưỡng cao.
Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc "nước dừa bao nhiêu calo"và các thông tin bổ ích khác liên quan đến nước dừa. Đối với phụ nữ trước và sau sinh, nước dừa không chỉ giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết mà còn hỗ trợ quá trình hồi phục sau sinh một cách hiệu quả. Việc uống nước dừa đúng cách và đúng thời điểm sẽ giúp các mẹ duy trì sức khỏe và lấy lại vóc dáng sau sinh. Hãy chọn nước dừa tươi và không thêm đường để đảm bảo tối đa lợi ích dinh dưỡng.
>> Tham khảo thêm:
- 10+ lời khuyên mẹ bầu uống nước dừa an toàn
- Mẹ cho con bú uống nước dừa được không? Có an toàn không?
- Tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không?
Tags: 100g thịt heo bao nhiêu calo, bánh trung thu bao nhiêu calo, đậu phụ bao nhiêu calo, bánh mì bao nhiêu calo, bánh bao bao nhiêu calo, bánh cuốn bao nhiêu calo, bánh tráng nướng bao nhiêu calo, bánh trung thu bao nhiêu calo, bánh xèo bao nhiêu calo, bánh bao chay bao nhiêu calo, bánh mì trứng bao nhiêu calo, bánh bông lan bao nhiêu calo...