Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Bảng chỉ số đường huyết trong thực phẩm thông dụng

bảng chỉ số đường huyết trong thực phẩm

Những năm gần đây, bảng chỉ số đường huyết trong thực phẩm ngày càng được ứng dụng nhiều trong vấn đề dinh dưỡng liên quan đến chế độ keto, chế độ giảm cân, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường. Hiểu biết về chỉ số đường huyết sẽ giúp mọi người xây dựng và điều chỉnh chất lượng bữa ăn phù hợp để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Hãy cùng Huggies tham khảo bảng chỉ số đường huyết của các thực phẩm thông dụng tại Việt Nam trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Chỉ số đường huyết trong thực phẩm là gì?

Chỉ số đường huyết (Glycemic Index - GI) là giá trị biểu thị mức độ chuyển hóa đường huyết nhanh hay chậm của các thực phẩm giàu carbohydrate sau khi tiêu thụ.

Carbohydrate không chỉ là tinh bột mà còn bao gồm chất xơ và đường, được tìm thấy trong nhiều thực phẩm như ngũ cốc, trái cây, rau củ, các loại đậu,... Sau khi được hấp thụ vào cơ thể, hệ tiêu hóa sẽ phân hủy carbohydrate thành đường đơn và đi vào máu.

Tuy nhiên không phải loại carbohydrate nào cũng giống nhau, mỗi loại sẽ tác động đến mức đường huyết khác nhau, có thể tích cực hoặc tiêu cực. Đó là lý do ngày nay nhiều người quan tâm đến bảng chỉ số đường huyết trong thực phẩm để giúp xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế nguy cơ tăng đường huyết.

 Chỉ số đường huyết là g

Chỉ số GI là giá trị biểu thị mức độ chuyển hóa đường huyết nhanh hay chậm của thực phẩm giàu carbohydrate sau khi tiêu thụ (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm: Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu, giữa và 3 tháng cuối

Chỉ số GI của các nhóm chất

Sau khi vào hệ tiêu hóa, thức ăn sẽ được hấp thụ ở các dạng khác nhau dẫn đến chỉ số GI của các nhóm chất cũng có sự thay đổi. Cụ thể:

  • Carbohydrate: Đây là nguồn cung cấp đường chính cho cơ thể. Khi tiêu thụ nhiều thức ăn chứa carbohydrate hay các loại nước ngọt, lượng đường trong máu sẽ tăng lên nhanh chóng. Các carbohydrate dạng lỏng được hấp thu nhanh hơn so với thức ăn dạng rắn. Ngoài ra, carbohydrate còn có chỉ số GI thấp nên thời gian tiêu hóa và hấp thu lâu hơn các loại thực phẩm có GI cao.
  • Protein, chất béo, vitamin và khoáng chất: Về cơ bản, các nhóm chất như chất béo, protein, vitamin và khoáng chất không chứa carbohydrate. Do đó, chúng không được đo chỉ số GI và cũng không nằm trong bảng chỉ số đường huyết của thực phẩm. Tuy nhiên, các chất dinh dưỡng này lại có vai trò quan trọng trong việc làm chậm quá trình phân hủy carbohydrate. Từ đó có thể giúp điều hòa lượng đường huyết tăng cao đột biến.

Xem thêm: Khi Nào Xét Nghiệm Tiểu Đường Thai Kỳ: Chi Phí và Quy Trình

Bảng chỉ số đường huyết trong các thực phẩm thông dụng tại Việt Nam

Chỉ số GI của thực phẩm được tính theo thang điểm 100 và được chia thành 3 nhóm sau:

Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (0 - 55)

Những thực phẩm có chỉ số GI thấp thường được hấp thụ một cách từ từ, giúp cho nguồn năng lượng nạp vào cơ thể ổn định, không tăng đột ngột, tốt cho sức khỏe hơn. Một số thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như:

Thực phẩm Chỉ số GI
Rau xanh không tinh bột 0
Thịt gia súc, gia cầm 0
Thủy hải sản 0
Các loại thảo mộc, gia vị 0
Các loại hạt khô < />
Nước dừa 3
Đậu nành 16
Sô cô la đen 70% 25
Bưởi 26
Lúa mạch 28
Đậu xanh 28
Quả bơ 35
Táo 36
37
Sữa tách béo 37
Sữa nguyên chất 39
Cà rốt luộc 39
Dâu tây 40
Cam 43
Đào 43
Nho 46
Mỳ Spaghetti nguyên cám 48
Mỳ Spaghetti trắng 49
Socola nâu 49
Kiwi 50
Chuối 51
Bắp 52
Bánh mì nguyên cám 100% 53
Khoai môn luộc 53
Yến mạch cán dẹt 55
Hạt hướng dương 8
Đậu phộng 19

Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm:

Thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình (56 - 69)

Các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết từ 56 - 69 thường có tốc độ tiêu hóa, hấp thụ và khả năng làm tăng lượng đường trong máu ở mức trung bình. Những thực phẩm có chỉ số GI trung bình có thể kể đến như:

Thực phẩm Chỉ số GI
Xoài 56
Dứa 59
Đu đủ 60
Bột yến mạch thô 60
Mít 60
Mật ong 61
Khoai lang luộc 63
Bí ngô luộc 64
Bỏng ngô 65
Dưa lưới 65
Gạo lứt (đã nấu) 68
Khoai sọ 58
Bột mì 62
Củ cải 63
Cháo yến mạch 63
Xôi 68

Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (70 - 100)

Những thực phẩm có khả năng hấp thụ, chuyển hóa nhanh thường có chỉ số đường huyết rất cao. Điều đó có nghĩa là sau khi tiêu thụ các thực phẩm này thì chỉ số glucose trong máu sẽ tăng lên đột biến, nhưng lượng đường huyết cũng giảm nhanh sau đó. Một số loại thực phẩm có chỉ số GI cao như:

Thực phẩm Chỉ số GI
Mì tôm (đã nấu) 70
Cơm trắng 73
Khoai tây chiên 73
Bánh mì trắng 75
Phở, bún (đã nấu) 75
Dưa hấu 76
Sữa gạo 81
Khoai tây luộc 82
Bánh gạo 87
Đường ăn 100
Bánh quy 80
Nho khô 93

Lợi ích của việc ăn những thực phẩm có chỉ số GI thấp

Việc bổ sung các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp vào chế độ ăn hằng ngày mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

Phòng ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường

Các thực phẩm có chỉ số GI thấp khi nạp vào cơ thể sẽ được hấp thụ một cách chậm rãi, làm mức đường huyết không tăng đột ngột, duy trì ổn định trong thời gian dài và giảm từ từ. Từ đó giúp dễ kiểm soát lượng đường trong máu, tốt cho sức khỏe hơn.

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, chế độ ăn có chỉ số GI thấp sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng của tiểu đường như tim mạch, đột quỵ hay tổn thương thần kinh và thận. Ngoài ra, những phụ nữ bị mắc tiểu đường thai kỳ khi ăn thực phẩm GI thấp cũng giúp cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe trong thời gian mang thai.

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Sử dụng thực phẩm có chỉ số GI thấp rất tốt cho sức khỏe người bị tiểu đường (Nguồn: Sưu tầm)

Hỗ trợ giảm cân

Có thể thấy, hầu hết các thực phẩm có chỉ số GI thấp đều là rau xanh, trái cây và các loại tinh bột thô, ít chế biến. Các loại thực phẩm này chứa nhiều chất xơ hoặc tinh bột hấp thu chậm, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và giảm lượng thức ăn tiêu thụ, từ đó thúc đẩy quá trình giảm cân nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Cung cấp đa dạng dinh dưỡng

Ngoài tinh bột, những thực phẩm có chỉ số GI thấp còn cung cấp đa dạng dưỡng chất khác nhau như chất béo tốt, protein, vitamin và khoáng chất. Điều này sẽ giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, duy trì sức khỏe đường tiêu hóa và tăng cường khả năng miễn dịch.

Phòng ngừa nhiều căn bệnh

Theo các chuyên gia, việc ăn các thực phẩm có chỉ số GI thấp thường xuyên không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường mà còn có thể phòng tránh nhiều căn bệnh khác như cholesterol cao, huyết áp cao, táo bón, béo phì và các bệnh lý về tim mạch,...

Xem thêm: Táo bón sau sinh: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Ưu điểm của các loại thực phẩm có chỉ số GI cao

Mặc dù các loại thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ khiến mức đường huyết trong máu tăng nhanh, tuy nhiên điều này không hẳn là xấu. Dưới đây là một số ưu điểm của những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao:

Cung cấp năng lượng chính cho con người

Các thực phẩm có chỉ số GI cao có khả năng hấp thu nhanh, cung cấp năng lượng cực kỳ quan trọng và hữu ích cho cơ thể. Việc bổ sung các loại thực phẩm có GI cao như cơm trắng, bún, phở, bánh mì,... có thể giúp tăng mức năng lượng, duy trì sự tỉnh táo và tập trung của cơ thể trong suốt cả ngày.

Lựa chọn an toàn cho người bị hạ đường huyết

Tình trạng hạ đường huyết thường biểu hiện qua các triệu chứng như mệt mỏi, chân tay run rẩy, da dẻ nhợt nhạt, hoa mắt, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, thậm chí ở mức độ nặng hơn sẽ gây ngất xỉu và mất ý thức. Lúc này, người bệnh cần bổ sung các thực phẩm có chỉ số GI cao như nước đường, bánh kẹo,… để khôi phục lại mức đường huyết bình thường.

Cung cấp năng lượng cho hoạt động thể chất

Sau mỗi buổi tập luyện vất vả, mức glycogen và đường huyết trong cơ thể thường bị tụt xuống thấp. Việc bổ sung các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ giúp cung cấp năng lượng nhanh chóng, khôi phục mức glycogen và đường huyết bình thường, đồng thời hỗ trợ thể lực và cơ bắp phục hồi nhanh hơn.

Cách sử dụng thực phẩm GI cao một cách khoa học

Để giảm tác động lên mức đường huyết, bạn cần sử dụng những thực phẩm có chỉ số GI cao một cách khoa học. Hãy kiểm soát khẩu phần ăn ở mức vừa phải, đồng thời kết hợp với các loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao và chỉ số GI thấp trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Một số lưu ý khi áp dụng chỉ số GI trong lựa chọn thực phẩm

Khi áp dụng chỉ số đường huyết trong lựa chọn thực phẩm, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Những thực phẩm có chỉ số GI thấp không đồng nghĩa với việc chúng tốt cho sức khỏe, vì thế nên sử dụng thực phẩm một cách phù hợp để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Đối với những người đang trong chế độ ăn kiêng hoặc mắc bệnh đái tháo đường, nên thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp, ăn vừa phải thức ăn có chỉ số GI trung bình và hạn chế thực phẩm có chỉ số GI cao.
  • Chỉ số đường huyết của một thực phẩm sẽ phụ thuộc vào cách chế biến và thay đổi khi kết hợp với các loại thực phẩm khác.
  • Trong khẩu phần ăn cần có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm như bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Điều này sẽ giúp ngăn cản hấp thụ đường nhanh, làm cho chỉ số đường huyết chung của bữa ăn giảm.

Lưu ý khi áp dụng chỉ số GI trong lựa chọn thực phẩm

Người bị tiểu đường nên lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp (Nguồn: Sưu tầm)

Nguy cơ tiềm ẩn của tiểu đường thai kỳ đối với mẹ bầu?

Tiểu đường thai kỳ (TĐTK) là một tình trạng phổ biến xảy ra khi cơ thể mẹ bầu không sản xuất đủ insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Mặc dù thường biến mất sau khi sinh con nhưng TĐTK có thể gây ra nhiều nguy cơ cho mẹ bầu như:

  • TĐTK làm tăng nguy cơ sinh non, dẫn đến các biến chứng sức khỏe cho bé.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp thai kỳ, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
  • Nguy cơ mắc bệnh tiền sản giật, một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong cho mẹ và bé.
  • TĐTK làm tăng nguy cơ chảy máu sau sinh do lượng đường trong máu cao ảnh hưởng đến khả năng đông máu.

Mẹ có biết:

Để xây dựng và điều chỉnh chất lượng bữa ăn phù hợp, mẹ bầu cần tham khảo bảng chỉ số đường huyết trong thực phẩm, từ đó góp phần phòng ngừa và kiểm soát tiểu đường thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên quan tâm đến việc lựa chọn sản phẩm tã bỉm an toàn và phù hợp cho con yêu. Đồng hành với bố mẹ trong quá trình chăm sóc thiên thần nhỏ, Huggies giới thiệu đến bố mẹ sản phẩm mới nhất của Huggies, Huggies Skin Perfect.

Làn da bé sơ sinh vô cùng nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Huggies Skin Perfect là giải pháp tối ưu cho bé với công nghệ DUAL ZONE độc đáo, giúp tách biệt phân và nước tiểu, giảm thiểu tiếp xúc với da bé, duy trì pH cân bằng và giảm 93% phân lỏng trên da. Ngoài ra, chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12 giờ giúp bé yêu ngủ ngon suốt đêm.

Để biết thêm thông tin chi tiết về Huggies Skin Perfect, bố mẹ có thể gọi ngay Hotline 18001546. Cùng Huggies Skin Perfect, bạn đồng hành “perfect” cùng con trong hành trình đầu đời!

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc lựa chọn trái cây cho người tiểu đường là gì?

Những người bị bệnh tiểu đường nên lựa chọn những loại trái cây có chỉ số GI dưới 50 và giới hạn lượng carbohydrate không quá 200g mỗi ngày. Ngoài ra, người bị tiểu đường cũng nên hạn chế ăn trái cây đã qua chế biến vì cơ thể hấp thụ loại trái cây này nhanh hơn, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao.

Bảng chỉ số đường huyết của các loại trái cây phổ biến

Sau đây là bảng chỉ số đường huyết của các loại trái cây phổ biến hiện nay:

Bảng chỉ số đường huyết trong thực phẩm cung cấp thông tin giúp bạn hiểu thực phẩm mình đang ăn có ảnh hưởng đến mức đường huyết trong cơ thể như thế nào. Vì thế, ứng dụng những giá trị này vào việc xây dựng chế độ dinh dưỡng mỗi ngày sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý chuyển hóa liên quan đến đường ăn uống.

Xem thêm:

  • Tại sao em bé gò trong bụng mẹ? Có nguy hiểm không?
  • Ra máu cục khi mang thai tháng đầu mẹ cần lưu ý
  • Độ dày niêm mạc tử cung ảnh hưởng đến việc mang thai
  • BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

    Mang thai 30/01/2019

    Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Khám thai lần đầu khi nào?

    Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Là 3-17 ngày, để chắc chắn hơn bạn đang mang thai nên theo dõi sau 1 tuần chậm kinh và 3 tuần sau khi thụ thai.

    Mang thai 17/05/2022

    Phôi Thai Có Từ Tuần Thứ Mấy? Giai Đoạn Phát Triển Phôi Thai

    Phôi thai có từ tuần thứ mấy? Thời điểm nào phôi thai sẽ xuất hiện, phát triển và làm tổ? Huggies sẽ giải đáp cho bạn vấn đề này trong bài viết sau.

    Dạy bé tập nói
    Bé tập đi 07/12/2018

    9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

    Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;