Với nhiều người, khái niệm thai trứng hay chửa trứng còn khá xa lạ. Vậy thai trứng là gì? Mang thai trứng gây ra những ảnh hưởng gì? Cùng Huggies và chuyên gia Bùi Thị Thu Hà tìm hiểu chi tiết thai trứng hay chửa trứng là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh thai trứng trong bài viết dưới đây mẹ nhé!
Tham khảo thêm:
Thai trứng hay chửa trứng là gì?
Thai trứng hay chửa trứng (hydatidiform moles) là tình trạng gai nhau bị thoái hóa, phù nề tạo thành những túi chứa dịch dính vào nhau giống như chùm nho và chiếm phần lớn trong buồng tử cung, có đường kính 1mm đến vài chục mm.
Thai trứng được chia làm 2 loại:
Ngoài ra, thai trứng cũng có thể được phân biệt dựa vào tính chất:
Thai trứng là hiện tượng gai nhau thai bị thoái hóa, phù nề như chùm nho (Nguồn: Sưu tầm)
Nguyên nhân gây bệnh thai trứng
Hiện tại, người ta vẫn chưa rõ nguyên nhân chửa trứng bắt nguồn từ đâu. Cơ chế hình thành thai trứng có thể được giải thích như sau:
Thai trứng là hậu quả của một thụ tinh bất thường, có nguồn gốc từ cha (paternal). Có 2 loại thai trứng:
Đối tượng nguy cơ mắc bệnh thai trứng
Các yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ chửa trứng ở nữ giới:
Khu vực địa lý, chủng tộc: Các vùng khác nhau, các chủng tộc khác nhau sẽ có tỷ lệ thai trứng khác nhau.
Điều kiện sống: Dinh dưỡng kém (nhất là thiếu đạm, thiếu Vitamin A), suy giảm miễn dịch, và điều kiện sống thiếu thốn là một trong những yếu tố nguy cơ của thai trứng.
Tuổi mang thai: Phụ nữ mang thai sau 40 tuổi hoặc trước 20 tuổi có nguy cơ mắc chửa trứng cao hơn.
Tiền sử sản khoa:
Dấu hiệu thai trứng sớm nhất
Dấu hiệu thai trứng cơ năng
Dấu hiệu thai trứng thực thể
Một số dấu hiệu của bệnh thai trứng (chửa trứng) (Nguồn: Sưu tầm)
Mang thai trứng có nguy hiểm không?
Chửa trứng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của người phụ nữ.
Cách chẩn đoán phát hiện thai trứng sớm
Cách an toàn và nhanh nhất để chẩn đoán hiện tượng thai trứng là đi khám sức khỏe định kỳ theo khuyến cáo và khi có các triệu chứng bất thường. Người bệnh nên đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc. Ngoài ra mẹ cũng đừng quên làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ & thai nhi.
Có 2 cách phát hiện hiện tượng chửa trứng là chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm:
Chẩn đoán hình ảnh
Với siêu âm, có thể chẩn đoán thai trứng rất sớm và dễ dàng, thường ở thai lớn hơn 9 tuần. Trên siêu âm thấy hình ảnh tương tự như tuyết rơi hoặc lỗ chỗ như tổ ong, có thể thấy nang hoàng tuyến hai bên, không thấy phôi thai (thai trứng toàn phần) hoặc một phần bánh rau bất thường (thai trứng bán phần).
Thực hiện các xét nghiệm
Xem thêm: Nồng độ hCG là gì? Nồng độ hCG cao nói lên điều gì?
Siêu âm và xét nghiệm là 2 cách chẩn đoán thai trứng nhanh nhất (Nguồn: Sưu tầm)
Cách điều trị thai trứng như thế nào
Trong điều trị thai trứng, mọi thai trứng, dù bán phần hay toàn phần cũng đều phải được hút nạo. Hút nạo thai trứng, vừa là phương pháp điều trị bệnh, vừa để có bằng chứng giải phẫu bệnh. Chỉ có giải phẫu bệnh mới cho phép xác nhận chẩn đoán thai trứng.
Khi người bệnh đã được xác định thai trứng, việc cần làm trước tiên là lấy khối trứng ra ngoài tử cung bằng cách nong nạo hay hút nạo. Gửi tổ chức mô nạo làm giải phẫu bệnh.
Phẫu thuật: cắt tử cung toàn phần cả khối hoặc cắt tử cung toàn phần sau nạo hút trứng thường được áp dụng ở các phụ nữ không muốn có con nữa hoặc trên 40 tuổi và trường hợp thai trứng xâm lấn làm thủng tử cung.
Mặc dù đã được xử lý thai trứng nhưng vẫn cần được theo dõi chặt chẽ để phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng ác tính. Hai tuần sau hút nạo, người bệnh cần đến bệnh viện để xét nghiệm định lượng beta hCG. Xét nghiệm này cần được thực hiện hai tuần/lần trong ba tháng đầu rồi sáu tháng/lần cho đến hết 12 tháng. Tuyệt đối tránh thai trong vòng một năm sau hút nạo.
Sau hút nạo thai trứng, hơn 80% bệnh nhân sẽ trở về bình thường, 15% diễn biến thành thai trứng xâm lấn, và có khoảng 5% sẽ diễn biến thành ung thư nguyên bào nuôi.
Khi đã bị biến chứng nặng, người bệnh buộc phải điều trị bằng hóa chất và nặng hơn sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ.
Phẫu thuật nạo hút thai là phương pháp điều trị thai trứng hiện nay (Nguồn: Healthline)
Theo dõi chỉ số beta hCG sau hút thai trứng
Khoảng 80% các ca thai trứng là lành tính sẽ khỏi nhanh sau khi nạo hút thai. Bệnh nhân hết xuất huyết, tử cung co hồi nhanh sau 5 – 6 ngày, nang hoàng tuyến nhỏ dần và biến mất, nồng độ beta hCG giảm nhanh trong vài ngày, có thể giảm xuống còn 350 - 500mUI/ml trong vài tuần.
Sau khi nạo hút thai trứng, bệnh nhân cần phải được theo dõi ngoại trú và khám định kỳ trong thời gian tối thiểu 12-18 tháng theo chỉ định của bác sĩ. Cụ thể:
Sau nạo hút thai trứng, các biểu hiện sau đây được xem là tiến triển không thuận lợi:
Bị thai trứng nên ăn gì và kiêng gì?
Sau khi hút thai trứng, người bệnh cần ăn nhiều các loại thực phẩm chứa protein như thịt bò, cá, trứng, các loại sữa, đậu và gan động vật,... để tăng cường miễn dịch cho cơ thể và giúp tái tạo lại lượng máu đã mất.
Bổ sung nước và vitamin, đặc biệt là vitamin C và E bằng cách ăn các thực phẩm màu xanh và hoa quả như: mồng tơi, rau ngót, cà chua, giá đỗ, bí đỏ, táo, nho,… Đây là loại thực phẩm vừa cung cấp vitamin vừa bổ sung thêm sắt và phốt pho giúp quá trình khôi phục nhanh hơn.
Để bổ sung hàm lượng axit folic trong cơ thể, nên ăn những thực phẩm như rau diếp, măng tây, dưa hấu, bột mì, bột ngũ cốc, hạt điều,...
Ngoài ra, cũng nên tránh những thực phẩm gây kích thích co bóp tử cung như: rau sam, mướp đắng. táo mèo, đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh, thực phẩm có vị chua, nước đậu, rượu, bia, nước ngọt có ga,... những thực phẩm này cản trở quá trình phục hồi tử cung.
Sau khi nạo hút thai trứng cũng không nên ăn các thực phẩm cay nóng và thực phẩm có tình hàn như: ớt, tiêu, gừng, dấm, ốc, cua, tôm, hải sản,... Vì những thực phẩm này kích thích sự tụ máu ở bộ phận sinh dục và gây lạnh bụng, rất không tốt với việc hồi phục tử cung.
Bên cạnh việc ăn uống theo chế độ riêng và hợp lý, người bệnh cần phải chú ý những điểm sau:
Những câu hỏi thường gặp về việc mang thai trứng
Sau thai trứng bao lâu có thể mang thai?
Người bệnh mới điều trị chửa trứng nên tránh mang thai cho đến khi nồng độ hormone hCG trở lại bình thường, thường là trong 6 tháng. Trong thời gian này, hãy sử dụng các biện pháp tránh thai như thuốc tránh thai, bao cao su, màng ngăn tinh trùng và không đặt vòng tránh thai.
Nếu bạn có mong muốn mang thai trở lại, bạn nên nói chuyện kỹ lưỡng với bác sĩ sản khoa để kiểm tra thăm khắm nhằm đảm bảo rằng không còn mô thai trứng trong cơ thể. Để tránh các biến chứng thai kỳ có thể xảy ra, tốt nhất bạn nên đợi 1 - 2 năm mới mang thai.
Có nguy cơ mang thai trứng trở lại không?
Nếu bạn đã từng bị thai trứng thì nguy cơ gặp phải biến chứng thai kỳ này trong lần mang thai tiếp theo là 1 - 2%. Nếu bạn đã mang thai trứng 2 lần thì nguy cơ gặp lại vấn đề này sẽ tăng lên 15-17,5%.
Chi phí điều trị thai trứng là bao nhiêu?
Trước khi bắt đầu điều trị, bạn phải thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng chẳng hạn như xét nghiệm máu (hCG, chức năng gan, chức năng thận, hormone tuyến giáp, công thức máu, cầm máu ...), chụp X-quang tim, phổi, siêu âm. Chi phí cho các xét nghiệm này dao động từ 1 - 1,5 triệu đồng.
Đối với một ca hút thai trứng đơn giản, chi phí từ 500.000 - 700.000 đồng. Nếu quá trình hút có chảy máu, phải dùng thêm thuốc cầm máu, thậm chí phải truyền máu nếu mất nhiều máu. Nếu phải hút và điều trị hóa chất thì chi phí thêm khoảng vài trăm nghìn tiền thuốc.
Tùy theo tình trạng bệnh mà bạn nằm viện bao nhiêu ngày, tiền giường bao nhiêu ngày, giá phòng thường khoảng 300.000 đồng / giường / ngày. Giá phòng dịch vụ cao hơn tùy cơ sở y tế. Trung bình một đợt điều trị kéo dài khoảng 7 ngày.
Tóm lại, viện phí cho 1 ca điều trị chửa trứng có thể dao động từ 4 - 5 triệu. Nếu bạn có bảo hiểm, sẽ được thanh toán một phần. Ngoài ra, việc điều trị chửa trứng có thể kéo dài hơn 1 liệu trình, hơn nữa còn có quá trình theo dõi sau hút thai khoảng 1 - 2 năm.
>> Tham khảo thêm: Bố mẹ đã biết: Sinh con năm 2024 là năm con gì và mệnh gì chưa?
Có cách nào để phòng ngừa thai trứng được không?
Trứng rụng bất thường hay xảy ra ở hai cực đầu và cuối của tuổi sinh sản, trước 20 tuổi và sau 40 tuổi. Vì vậy, phụ nữ không nên để mang thai quá sớm hoặc quá trễ.
Ngoài ra, các yếu tố dinh dưỡng của người phụ nữ rất quan trọng, cần đủ chất, đặc biệt là acid folic và các vitamin.
Nếu nghi ngờ mang thai, hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng từ thai kỳ là được chẩn đoán và điều trị sớm.
Sau khi điều trị thai trứng, tuân thủ lịch hẹn tái khám của bác sĩ cho đến khi bệnh ổn.
Để tránh các biến chứng có thể xảy ra, tốt nhất nên mang thai sau một năm sau lần chửa trứng trước đó.
Xem thêm: Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu, giữa và 3 tháng cuối