MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Hiện tượng ra máu khi mang thai tháng đầu là gì?
- Triệu chứng khác có thể xuất hiện cùng hiện tượng ra máu khi mang thai tháng đầu
- Các dấu hiệu ra máu khi mang thai nguy hiểm mà mẹ bầu nên lưu ý
- Ra máu cục khi mang thai, phải làm sao?
- Nguyên nhân khác gây tình trạng ra máu khi mang thai
- Ra máu khi mang thai khi nào nên gặp bác sĩ?
- Làm thế nào để phòng ngừa hiện tượng ra máu khi mang thai?
Chảy máu trong thai kỳ là hiện tượng khá phổ biến, trung bình cứ 4 thai phụ thì sẽ có 1 người gặp phải trong những tháng đầu thai kỳ, theo March of Dimes. Tuy nhiên, hiện tượng ra máu khi mang thai 3 tháng đầu có thể khiến các mẹ bầu lo lắng về sức khỏe của em bé. Hãy cùng Huggies, tìm hiểu ra máu như hành kinh khi mang thai tháng đầu có sao không? Cần lưu ý gì?
>>Tham khảo thêm:
Ra máu nâu trước kỳ kinh nguyệt: Khi nào cần gặp bác sĩ?
Công cụ và cách tính ngày dự sinh chuẩn nhất cho mẹ bầu
Hiện tượng ra máu khi mang thai tháng đầu là gì?
Hiện tượng chảy máu khi mang thai, hay còn gọi là chảy máu cấy ghép, thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nhiều phụ nữ có thể nhầm lẫn với kỳ kinh nguyệt, nhưng thực tế đây là dấu hiệu sớm của thai kỳ và thường không nguy hiểm, không cần điều trị.
Hiện tượng chảy máu âm đạo trong nửa đầu thai kỳ, máu có thể có màu đỏ tươi, đỏ sẫm, hoặc đen và có thể ra nhiều hoặc ít, kéo dài. Đôi khi có kèm theo triệu chứng như đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn. Khoảng 15-25% phụ nữ mang thai gặp hiện tượng ra máu trong ba tháng đầu, thường là chảy máu nhẹ và không gây lo ngại.
Khi mang thai, hormone thai kỳ làm tăng lưu lượng máu đến tử cung, khiến cổ tử cung dễ chảy máu, đặc biệt sau quan hệ tình dục hoặc khám phụ khoa. Dù vậy, chảy máu âm đạo cũng có thể chỉ ra các vấn đề biến chứng thai kỳ nghiêm trọng như dấu hiệu động thai, sẩy thai nên thai phụ nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra và xử trí kịp thời. Trong một số trường hợp, nếu lượng máu ra nhiều hơn bình thường hoặc kèm theo các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, hoặc chuột rút, thì có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng.
>>Tham khảo: Đa ối là gì? Dấu hiệu, đa ối khi mang thai có nguy hiểm không?
Chảy máu âm đạo trong nửa đầu thai kỳ là một hiện tượng phổ biến (Nguồn: Sưu tầm)
Triệu chứng khác có thể xuất hiện cùng hiện tượng ra máu khi mang thai tháng đầu
Hiện tượng chảy máu khi mang thai thường khiến nhiều phụ nữ lo lắng, đặc biệt trong những tuần đầu tiên của thai kỳ. Chảy máu khi mang thai có thể xuất hiện trước khi bạn nhận thấy các dấu hiệu ốm nghén, với một số biểu hiện thường gặp như:
- Ra máu màu nâu hoặc hồng nhạt
- Lượng máu chảy ra ít hơn, không kéo dài như kỳ kinh nguyệt bình thường.
- Chuột rút hoặc đau hông nhẹ
- Không có cục máu đông
Ngoài hiện tượng chảy máu, nhiều phụ nữ còn gặp các triệu chứng mang thai sớm như:
- Buồn nôn và nôn mửa: Buồn nôn, đặc biệt vào buổi sáng, là một trong những biểu hiện ốm nghén phổ biến.
- Đau và sưng ngực hoặc núm nhũ hoa
- Đau lưng dưới
- Tâm trạng thay đổi
- Nhức đầu
- Mệt mỏi thường xuyên
- Khó chịu hoặc đau nhẹ ở bụng
- Thèm ăn hoặc chán ăn
- Đi tiểu nhiều hơn bình thường
Những triệu chứng trên không đảm bảo chắc chắn rằng bạn đang mang thai, vì chúng cũng có thể là dấu hiệu của sự rụng trứng. Thử thai tại nhà là cách đơn giản và tốt nhất để xác nhận việc mang thai. Để đảm bảo kết quả chính xác, bạn nên thử sau vài ngày khi thấy những dấu hiệu này.
>>Xem thêm:
Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai thay đổi như thế nào?
Sự phát triển của thai nhi 1 tuần tuổi
Thai nhi 2 tuần tuổi có biểu hiện gì, đã vào tử cung chưa
Ra máu cục khi mang thai cần được xử trí kịp thời để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. (Nguồn: Sưu tầm)
Các dấu hiệu ra máu khi mang thai nguy hiểm mà mẹ bầu nên lưu ý
Dấu hiệu ra máu khi mang thai có thể cảnh báo nguy cơ sẩy thai, đặc biệt trong những tuần đầu tiên của thai kỳ. Dưới đây là các dấu hiệu nguy hiểm mà mẹ bầu cần lưu ý:
- Chảy máu âm đạo: thường xuất hiện những giọt máu nhỏ, sau đó lượng máu có thể tăng lên kèm theo máu cục hoặc không.
- Đau bụng khi mang thai nhiều giống như khi hành kinh.
- Cảm thấy có gì đó bất an, bồn chồn, lo lắng về thai nhi.
- Mất đi những dấu hiệu mang thai như buồn nôn và độ mềm của ngực.
Trong những trường hợp dọa sẩy thai và chảy máu, một số bà bầu không can thiệp cho đến khi thật sự bị sẩy thai. Đa số các nguyên nhân dẫn đến sẩy thai là do phôi phát triển không bình thường. Hiện tượng sẩy thai là hiện tượng tự nhiên nhằm đảm bảo rằng những phôi khỏe mạnh hơn có thể tồn tại và phát triển cho đến khi trưởng thành.
Theo định nghĩa, trường hợp dọa sẩy thai xuất hiện khi phôi còn nằm trong tử cung, còn hiện tượng sẩy thai là khi tử cung rỗng, thai đã bị tụt xuống thấp. Thông thường, bà bầu cần được nạo bỏ thai và hút hết lớp niêm mạc tử cung ra ngoài. Nếu mô còn sót lại bên trong sẽ dẫn đến chảy máu liên tục và nhiễm trùng.
Tham khảo: Bà bầu bị tiêu chảy có sao không? Cách chữa trị an toàn, hiệu quả
Ra huyết khi mang thai mẹ bầu không nên chủ quan (Nguồn: Sưu tầm)
Ra máu cục khi mang thai, phải làm sao?
Ra máu cục khi mang thai là một dấu hiệu đáng lo ngại và có thể báo hiệu vấn đề nghiêm trọng trong thai kỳ. Dưới đây là những bước cần làm ngay khi bạn gặp hiện tượng này:
- Sử dụng băng vệ sinh hoặc miếng dán mỏng để theo dõi hiện tượng chảy máu.
- Ghi lại số lượng và tần suất sử dụng băng vệ sinh.
- Không sử dụng băng vệ sinh dạng ống và không quan hệ khi bạn đang bị chảy máu.
- Hãy tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa.
- Đừng cho rằng bạn sẽ mất bé. Có rất nhiều bà bầu bị chảy máu vẫn có được những đứa con khỏe mạnh.
Nên thăm khám ngay nếu mẹ bị ra máu khi mang thai nhằm đề phòng rủi ro (Nguồn: Sưu tầm)
Nguyên nhân khác gây tình trạng ra máu khi mang thai
Ra máu khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ là dấu hiệu sẩy thai. Dưới đây là một số nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng này:
Tam cá nguyệt đầu tiên
Chảy máu âm đạo trong tam cá nguyệt đầu tiên là hiện tượng phổ biến, nhưng dễ khiến chị em nhầm lẫn với kinh nguyệt. Thực tế, đây là máu báo thai, xuất hiện dưới dạng máu lốm đốm khi nhau thai đã bám vào tử cung thành công. Hiện tượng này thường xảy ra khoảng 6-12 ngày sau khi thụ tinh và là một dấu hiệu sớm của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác kèm theo, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.
Mang thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng đã thụ tinh làm tổ ngoài tử cung, chủ yếu là ở vòi trứng (chiếm 95-98% các trường hợp). Đây là tình trạng cấp cứu y khoa nghiêm trọng. Nếu thai ngoài tử cung bị vỡ, có thể dẫn đến chảy máu nặng trong nửa đầu thai kỳ, gây choáng và có nguy cơ tử vong nếu không được can thiệp kịp thời. Hiện tượng này thường xảy ra ở những phụ nữ đã từng mổ vòi trứng, đã bị thai ngoài tử cung ở lần mang thai trước hoặc có tiền sử nhiễm trùng ở vùng chậu.
Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng bổ sung thêm:
Thai ngoài tử cung thường đi với tam chứng: trễ kinh, đau bụng, ra huyết âm đạo. Chảy máu âm đạo trong thai ngoài tử cung xuất hiện muộn hơn, thường là lượng máu ít, đen sậm và kéo dài. Có khi chảy máu xuất hiện gần với ngày có kinh (theo chu kì), làm cho người bệnh lầm tưởng là mình đang có kinh, hay đang bị rong kinh và đến bệnh viện để điều trị tình trạngnày. Bên cạnh đó, khi vòi trứng căng dãn hết mức cũng sẽ xuất hiện tình trạng vỡ vòi trứng, gây xuất huyết nội. Tình trạng sẽ ngày càng trầm trọng hơn nếu máu chảy nhiều trong ổ bụng và không thể tự cầm được. Nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn tới tử vong do sốc mất máu.
Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng làm tổ ở ngoài tử cung gây chảy máu (Nguồn: Sưu tầm)
Chửa trứng
Mặc dù rất hiếm gặp, nhưng hiện tượng chửa trứng vẫn có thể xảy ra và gây chảy máu trong thai kỳ. Thay vì phôi thai được hình thành trong tử cung, một nhóm tế bào phát triển bất thường thành nhiều túi nhỏ chứa nước và lấn át bào thai. Bạn nên nghi ngờ nếu bị chảy máu, đau và thấy thiếu những dấu hiệu của bào thai. Siêu âm có thể giúp phát hiện bệnh chửa trứng. Thông thường, phụ nữ có hiện tượng này cần được hóa trị để loại trừ các tế bào ung thư đã phát triển.
Nhiễm trùng âm đạo
Đôi khi nhiễm trùng có thể dẫn đến chảy máu trong thai kỳ. Việc xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng là rất quan trọng để chữa trị kịp thời. Nếu có hiện tượng nhiễm khuẩn, bà bầu có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Thai phụ có thể cần được nhập viện tùy vào mức độ của hiện tượng chảy máu.
Tham khảo:
- 10 cách trị cảm cúm cho bà bầu không cần thuốc
- Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu, giữa và 3 tháng cuối
Nhiễm trùng đường tiểu
Khi mang thai, nhiễm trùng đường tiểu có thể dẫn đến chảy máu tử cung hay bàng quang. Thuốc kháng sinh có tác dụng chữa trị rất hiệu quả cho bệnh này, nhưng có thể cần dùng đến thuốc trong thời gian dài. Nếu không được chữa trị, bệnh có thể dẫn đến hiện tượng sinh non và gây tổn hại đến thận.
Chảy máu sau khi quan hệ
Rất nhiều phụ nữ bị ra máu sau khi quan hệ. Trong đa số các trường hợp, nguyên nhân có thể là do cổ tử cung bị sưng và ứ máu. Các chị em nên dừng quan hệ khi mang thai cho đến khi máu ngừng chảy.
Tham khảo:
Nhiều nguyên nhân nguy hiểm gây ra máu khi mang thai tháng đầu (Nguồn: Sưu tầm)
Nhau (rau) tiền đạo
Thay vì nhau thai bám chặt vào thành tử cung giúp máu lưu thông, thì đây là hiện tượng nhau thai bám một phần hoặc toàn bộ vào đoạn dưới tử cung làm máu bị chảy ra ngoài. Có nhiều mức độ nhau tiền đạo tùy thuộc vào vị trí mép nhau so với cổ tử cung. Trong trường hợp nhau tiền đạo hoàn toàn, thai phụ bắt buộc phải sinh mổ.
Phụ nữ lớn tuổi, phụ nữ đã từng sinh đa thai hoặc từng bị nhau tiền đạo đều có nguy cơ mắc bệnh cao. Khoảng 70% phụ nữ mắc bệnh có hiện tượng chảy máu không gây đau, 20% cảm thấy hơi đau khi chảy máu và 10% không có bất kỳ triệu chứng nào.
Bong nhau thai
Bong nhau thai là một cấp cứu sản khoa có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ và bé. Hiện tượng này là do nhau bong ra khỏi thành tử cung làm chảy máu và đau bụng. Trong đa số các trường hợp, cần phải mổ can thiệp. Phụ nữ đã sinh 4 con trở lên, hút thuốc lá, nghiện ngập, 35 tuổi trở lên, có tiền sử bong nhau thai hoặc mổ tử cung có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Cứ 200 bà bầu thì sẽ có 1 trường hợp bị bong nhau thai.
Khoảng 80% phụ nữ bị bong nhau thai có hiện tượng chảy máu dữ dội và huyết tụ trong âm đạo. 20% còn lại không hề có dấu hiệu mất máu.
Tham khảo:Dinh dưỡng cho bà bầu trước và trong thai kỳ
Sinh non
Hiện tượng chảy máu trong thai kỳ cũng có thể báo hiệu thai nhi sẽ chào đời sớm hơn dự định. Sinh con khi thai nhi nhỏ hơn thai 38 tuần được xem như sinh non. Lượng máu ở thời điểm này thường loãng và có lẫn chất nhầy. Nguyên nhân là do màng ối có thể đã vỡ và nước ối bị lẫn với máu.
Tham khảo: Sinh mổ lần 2: Có đau hơn không & kinh nghiệm chuẩn bị
Ra máu cục khi mang thai có thể do bong tróc của niêm mạc tử cung (Nguồn: Sưu tầm)
Vỡ tử cung
Trường hợp này có thể xảy ra ở cuối thai kỳ và phổ biến với phụ nữ có 4 con trở lên. Khi thành tử cung mỏng và yếu vì đã từng được mổ, tử cung có thể bị mỏng hết cỡ và vỡ. Vỡ tử cung là một hiện tượng rất nguy hiểm cần được nhập viện ngay để chữa trị kịp thời.
Giãn tĩnh mạch
Thông thường, giãn tĩnh mạch ở âm đạo hoặc những tổn thương bên ngoài cổ tử cung có thể dẫn đến chảy máu trong thai kỳ, nhưng trường hợp này tương đối hiếm. Bệnh thường có những dấu hiệu rõ ràng để nhận biết sớm.
Thai nhi chảy máu
Có thể phân biệt được máu của thai nhi và mẹ bằng một xét nghiệm máu đặc biệt. Khi đó, các tế bào của thai nhi hiện diện trong máu ở tử cung của mẹ.
Mẹ bầu cần theo dõi và thăm khám kịp thời để xác định nguyên nhân chảy máu thai kỳ (Nguồn: Sưu tầm)
Ra máu khi mang thai khi nào nên gặp bác sĩ?
Bất kỳ trường hợp chảy máu thai kỳ nào cũng cần được kiểm tra. Dù hiện tượng ra máu trong 3 tháng đầu được xem là bình thường, nhưng các bà bầu nên gặp bác sĩ để được tư vấn. Rất nhiều bà bầu tự chẩn đoán bệnh cho mình, nhưng việc tìm hiểu nguồn gốc của hiện tượng chảy máu là rất quan trọng.
Hãy tìm đến bác sĩ nếu bạn có những biểu hiện sau:
- Có bất kỳ hiện tượng chảy máu nào trong thai kỳ.
- Cảm thấy những cơn co bóp hay đau.
- Nhận thấy thai nhi không cử động hoặc cử động khác thường.
- Thân nhiệt tăng. Nhiệt độ cơ thể bình thường nằm trong khoảng từ 36.1 đến 37.3 độ C
- Chảy máu dữ dội, có máu cục hoặc nhận thấy có vài mẫu mô lẫn trong đó.
- Thấy chóng mặt, xỉu hay choáng váng.
- Thấy khó thở hoặc bị đau ở vai.
- Có tiền sử nạo phá thai và có biểu hiện chảy máu dữ dội, thân nhiệt cao hay đau bất thường.
Một số phụ nữ đi khám phụ khoa sau khi có hiện tượng chảy máu mới phát hiện là mình đang mang thai. Điều nảy phổ biến ở những người có kinh nguyệt không đều và không dùng biện pháp tránh thai.
Nên làm gì khi bị chảy máu trong thai kỳ? Khi bị chảy máu trong thai kỳ, điều quan trọng là phải xử lý cẩn thận để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Dưới đây là các bước bạn nên làm:
- Kiểm tra lại tiền sử bệnh tật và sức khỏe sinh sản của bạn.
- Khám phụ khoa.
- Thực hiện các xét nghiệm máu bao gồm thử thai, huyết đồ và đánh giá nhóm máu. Cần tìm hiểu yếu tố Rh, đặc biệt là đối với bà bầu có Rh âm tính và thai nhi có Rh dương tính.
- Thử nước tiểu để nhận biết một số bệnh hoặc nhiễm trùng nếu có.
- Siêu âm thai là phương pháp phổ biến để xác định nguyên nhân chảy máu trong thai kỳ. Nó cũng giúp nhận biết máu chảy ra từ đâu, tình trạng thai nhi và dự đoán được điều gì sẽ xảy ra.
Tham khảo:Bà bầu bị sốt, thai nhi có ảnh hưởng?
Ra máu khi mang thai khi nào nên gặp bác sĩ? (Nguồn: Sưu tầm)
Làm thế nào để phòng ngừa hiện tượng ra máu khi mang thai?
Để phòng ngừa hiệu quả hiện tượng ra máu khi mang thai ở những tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần thực hiện những bước sau:
- Thăm khám thai định kỳ: Hiện tượng ra máu khi mang thai được phòng ngừa hiệu quả nhất khi mẹ bầu chủ động thăm khám định kỳ. Mỗi mốc khám thai đều có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Chính vì thế mẹ cần thực hiện việc khám thai đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Lựa chọn địa chỉ khám thai uy tín: Mẹ bầu nên lựa chọn các địa chỉ thăm khám uy tín để theo dõi xuyên suốt thai kỳ. Để việc khám thai đầy đủ, thuận tiện cho việc theo dõi, mẹ bầu có thể cân nhắc lựa chọn dịch vụ thai sản trọn gói. Với thai sản trọn gói, mẹ không cần nghĩ ngợi quá nhiều hay lo lắng không biết làm các siêu âm, xét nghiệm nào cho con, hơn nữa mẹ sẽ được nhắc lịch khám các mốc quan trọng đặc biệt là mẹ và bé được thăm khám đầy đủ để phát hiện những bất thường thai kỳ để có hướng điều trị và xử lý tốt nhất.
- Chế độ ăn uống khoa học: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
- Vận động hợp lý: Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với thai kỳ, và tránh các hoạt động có thể gây căng thẳng.
- Ngủ nghỉ đủ giấc: Đảm bảo giấc ngủ đủ và chất lượng để cơ thể mẹ bầu có thể phục hồi và hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh.
Tham khảo: Tiền sản giật là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
Làm thế nào để phòng ngừa hiện tượng ra máu khi mang thai? (Nguồn: Sưu tầm)
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho mẹ những thông tin về tình trạng ra máu như hành kinh khi mang thai tháng đầu và cách xử lý an toàn. Nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng ra máu kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng như đau bụng dữ dội, đau đầu, buồn nôn, hãy đến bệnh viện ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Mẹ có thể tham khảo mục Mang thai để đọc thêm các bài viết cùng chủ đề hoặc nếu còn thắc mắc, mẹ đừng ngần ngại đặt câu hỏi qua Góc chuyên gia của Huggies để được giải đáp nhanh nhất.
>> Tham khảo thêm:
Nguồn tham khảo: