MỤC LỤC BÀI VIẾT
Theo thống kê cứ 7 mẹ bầu lại có 1 người gặp phải bị tiểu đường thai kỳ. Vậy nên tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không luôn là trăn trở của nhiều thai phụ. Hãy cùng Huggies tìm hiểu tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào cho mẹ và bé trong bài viết sau!
>> Tham khảo:
- Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần, tiêu chuẩn WHO
- Độ mờ da gáy ở thai nhi bao nhiêu là bình thường?
- Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiểu đường thai kỳ (còn gọi là đái tháo đường thai kỳ), là tình trạng bệnh lý do bất dung nạp đường huyết, khiến lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường ở phụ nữ mang thai. Tình trạng này thường không có triệu chứng nên khó phát hiện và sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ sau sinh.
Đối tượng có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ thường là những người:
- Thừa cân, béo phì.
- Gia đình có tiền sử người bị tiểu đường thường, đặc biệt là người tiểu đường hệ thứ nhất.
- Tiền sử sinh con lớn hơn 4kg.
- Tiền sử về bệnh tiểu đường thai kỳ trước đó, glucose niệu dương tính
- Trên 35 tuổi
- Tiền sử sản khoa bất thường như thai chết lưu, sẩy thai liên tiếp, sinh non, thai dị tật,...
- Chủng tộc châu Á có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn các chủng tộc khác.
>> Tham khảo thêm: Sinh con thành công sau thai lưu: Kinh nghiệm mang thai
Chỉ số đường huyết của người bệnh tiểu đường thai kỳ (Nguồn: Sưu tầm)
Dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng nên thai phụ nên đi khám thai định kỳ và được bác sĩ cho làm xét nghiệm tiểu đường. Ngoài ra, thai phụ có thể nhận biết qua các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ thường gặp là
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày
- Mệt mỏi, mờ mắt, thiếu sức sống.
- Mắt bị mờ
- Cảm giác khát nước liên tục
- Vết thương, bầm tím lâu lành
- Tăng cân nhanh hơn so với mức khuyến cáo
- Vùng kín dễ bị nhiễm nấm
Nếu gặp phải các triệu chứng này, thai phụ nên thông báo với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
>> Tham khảo: Bảng tăng cân của mẹ bầu theo từng tam cá nguyệt
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe người mẹ
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không là những thắc mắc phổ biến. Cụ thể, theo NHS - trang web y tế lớn nhất của Vương quốc AnhBieu-hien-cua-tieu-duong-thai-ky-4 (ảnh cũ), các thai phụ khi mắc tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng tỷ lệ sảy thai, lưu thai, trẻ sinh non, đa ối, tăng huyết áp, nhiễm trùng tiết niệu, mổ lấy thai, viêm đài bể thận. Về lâu dài, các mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ tiến triển thành tiểu đường thai kỳ 2 và các biến chứng liên quan.
- Tăng huyết áp và nguy cơ tiền sản giật: Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, dẫn đến các biến chứng như tiền sản giật, sản giật, suy gan, thận, tai biến mạch máu não, thai chậm phát triển, sinh non và tăng tỷ lệ chết chu sinh. Tỷ lệ chiếm khoảng 12% thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ bị tiền sản giật.
- Sinh non: Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ sinh non cao hơn so với thai phụ không bị bệnh. Nguyên nhân chủ yếu do kiểm soát glucose huyết muộn, đa ối, tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiết niệu và tăng huyết áp.
- Đa ối: Đa ối (dịch ối nhiều) thường xuất hiện khi thai nhi 26 - thai 32 tuần, làm tăng nguy cơ sinh non ở thai phụ.
- Nhiễm khuẩn tiết niệu: Tình trạng nhiễm khuẩn có thể không có triệu chứng lâm sàng nhưng làm cho glucose huyết tương thai phụ mất cân bằng và cần phải điều trị để tránh viêm đài bể thận cấp.
- Ảnh hưởng về lâu dài: Nghiên cứu cho thấy, thai phụ có tiền sử tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao phát triển tiểu đường thai kỳ tuýp 2 trong tương lai. Ngoài ra, thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo.
>> Tham khảo: Bảng chỉ số nước ối theo tuần, theo mm và các vấn đề cần lưu ý
Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều nguy cơ cho mẹ quá trình mang thai và sinh nở (Nguồn: Sưu tầm)
Biến chứng nguy hiểm đối với sự phát triển của thai nhi
Bên cạnh những nguy hiểm cho mẹ, tiểu đường thai kỳ còn có thể gây ra một số nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi vào giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
- Giai đoạn 3 tháng đầu: Thai có thể không phát triển, sảy thai, dị tật bẩn sinh.
- Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ: Tăng tiết insulin thai nhi, làm thai nhi tăng trưởng quá mức.
Bên cạnh đó, bệnh đái tháo đường khi mang thai còn gây ra một số biến chứng khác cho thai nhi như:
- Thai tăng trưởng quá mức: Hiện tượng này xảy ra khi glucose từ mẹ bầu chuyển sang thai nhi, kích thích sản xuất insulin và thúc đẩy sự phát triển của thai. Điều này có thể gây khó khăn trong sinh nở, như cần sinh mổ, sinh khó do kẹt vai hoặc chấn thương cho em bé.
- Hạ glucose huyết tương: Chiếm khoảng 15-25% ở trẻ sơ sinh có mẹ bị đái tháo đường. Nguyên nhân tình trạng này thường do gan thai nhi đáp ứng kém với glucagon, gây ra tình trạng giảm tân tạo glucose từ gan.
- Bệnh lý đường hô hấp: Trước đây, hội chứng suy hô hấp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh có mẹ mắc tiểu đường trong thai kỳ, chiếm tỷ lệ 30%. Tuy nhiên, nhờ các thiết bị đánh giá độ trưởng thành phổi của thai nhi, các bác sĩ can thiệp kịp thời, giúp tỷ lệ tử vọng giảm còn khoảng 10%.
- Tăng hồng cầu: Đây là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh khi mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ.
- Nguy cơ tử vong ngay sau sinh: Mặc dù tình trạng này hiếm gặp nhưng nếu bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị có thể dẫn đến thai chết lưu trước hoặc ngay sau khi sinh.
- Vàng da sơ sinh: 25% em bé sau sinh có mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ vàng da sơ sinh do tăng hủy hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin huyết tương, có thể phải điều trị tại bệnh viện.
- Nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này: Các ảnh hưởng khác về lâu dài như gia tăng tần suất béo phì, khi lớn trẻ sớm bị mắc đái tháo đường 2. Trẻ sinh ra từ bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ mắc đái tháo đường tăng gấp 8 lần khi đến 19-27 tuổi.
Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra một số nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi (Nguồn: Sưu tầm)
Phương pháp chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ
Thai phụ cần thực hiện nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống bằng cách uống 75g glucose. Sau đó, nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu tĩnh mạch để đo nồng độ glucose vào các thời điểm 1 giờ và 2 giờ sau khi uống đường. Nghiệm pháp này thường được áp dụng đối với thai phụ chưa được chẩn đoán tiểu đường.
Thời gian xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng, nhịn đói ít nhất 8 giờ. Kết quả xét nghiệm sẽ được chẩn đoán là tiểu đường thai kỳ nếu một trong ba chỉ số sau đây:
- Đường huyết khi đói ≥ 92 mg/dL (5.1 mmol/L)
- Đường huyết sau 1 giờ ≥ 180 mg/dL (10.0 mmol/L)
- Đường huyết sau 2 giờ ≥ 153 mg/dL (8.5 mmol/L)
Phương pháp này thường được thực hiện từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ, và không áp dụng cho phụ nữ mang thai tuần 34 trở lên.
>> Tham khảo: Thiếu máu khi mang thai: Dinh dưỡng cho bà bầu bị thiếu máu
Cách điều trị tiểu đường thai kỳ
Mẹ bầu nếu bị tiểu đường thai kỳ phải làm sao? Khi được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu cần kiểm soát và duy trì lượng đường trong máu của mình ở mức an toàn để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số biện pháp thai phụ có thể tự thực hiện tại nhà để kết quả điều trị tốt hơn.
1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ cần đáp ứng 2 tiêu chí: duy trì lượng đường trong máu ở mức an toàn và cung cấp đủ calo cùng dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, mẹ bầu cần duy trì cân nặng hợp lý trong thai kỳ để tránh tăng cân quá mức. Lượng calo khuyến nghị cho mẹ bầu có cân nặng trung bình là từ 2.200 – 2.500 calo/ngày. Nếu mẹ bầu thừa cân, lượng calo cần giảm xuống còn khoảng 1.800 calo/ngày.
Chế độ ăn phòng ngừa tiểu đường thai kỳ cần được cân bằng hợp lý, theo sự hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng. Cụ thể:
- Từ 10 – 20% lượng calo đến từ các nguồn protein (động vật và thực vật).
- Ít hơn 30% lượng calo đến từ chất béo chưa bão hòa.
- Ít hơn 10% lượng calo đến từ chất béo bão hòa.
- Khoảng 40% lượng calo còn lại đến từ carbohydrate (tinh bột, chất xơ).
>> Tham khảo:
- Thực đơn hàng ngày cho bà bầu dinh dưỡng từng giai đoạn
- Các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu mẹ không thể bỏ qua
Tháp dinh dưỡng dành cho người bị tiểu đường (Nguồn: Sưu tầm)
2. Tăng cường tập luyện thể dục
Tăng cường hoạt động thể chất giúp thai phụ tiêu thụ năng lượng dư thừa, giảm đề kháng insulin và ổn định đường huyết. Mặc dù tăng cân là điều không thể tránh khỏi trong thai kỳ, nhưng mức tăng cân này phụ thuộc vào giai đoạn thai kỳ và tình trạng béo phì trước đó của mẹ. Việc tập thể dục giúp ngăn ngừa tăng cân quá mức và duy trì sức khỏe của mẹ và bé.
Các hình thức vận động nhẹ nhàng và đơn giản như bơi, đi bộ trên máy hoặc thực hiện các bài tập nhẹ tại chỗ, trung bình từ 15 - 20 phút sau khi ăn 1 giờ. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tránh các bài tập thể dục quá sức hoặc các động tác căng giãn cơ thể quá mức để đảm bảo an toàn trong suốt thai kỳ.
>> Xem thêm:
3. Sử dụng thuốc điều trị
Nếu lượng đường trong máu của bạn vẫn cao mặc dù đã thay đổi lối sống và chế độ ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ, bác sĩ có thể kê toa thuốc tiểu đường để giúp kiểm soát đường huyết và bảo vệ thai nhi. Tiêm insulin cũng có thể được xem xét như một liệu pháp điều trị để ổn định mức đường huyết.
4. Kiểm soát lượng đường trong máu
Bên cạnh đó, mẹ bầu sẽ được hướng dẫn cách tự kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên, đặc biệt là trước và sau bữa ăn 1 – 2 giờ. Điều này giúp đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị và xem cơ thể của thai phụ có phản ứng tốt với phác đồ điều trị mà bác sĩ đã chỉ định hay không.
>> Tham khảo:
Bác sĩ sẽ hướng dẫn kiểm tra lượng đường trong máu để đánh giá tình trạng (Nguồn: Sưu tầm)
Những câu hỏi thường gặp về tiểu đường thai kỳ
Bị tiểu đường thai kỳ có uống sữa bầu được không?
Câu trả lời là: Có. Sữa bà bầu là sản phẩm rất cần thiết đối với phụ nữ mang thai. Do đó, bên cạnh 4 nhóm chất thiết yếu cần bổ sung mỗi ngày thì thai phụ cũng cần uống 2-3 ly sữa, nên chọn loại sữa không đường để tránh tăng huyết áp.
>> Tham khảo: TOP 10 sữa bầu tốt cho cả mẹ và bé được tin dùng nhất hiện nay
Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không?
Thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể uống nước dừa được. Vì hàm lượng đường trong nước dừa nguyên chất khá thấp, không gây tăng đường huyết đột ngột hay ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch của mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu cần uống với lượng vừa phải và tránh các loại nước dừa đóng hộp có thêm đường.
>> Tham khảo: Bà bầu mấy tháng được uống nước dừa? Lợi gì cho mẹ bầu?
Tiểu đường thai kỳ có tự hết không?
Tiểu đường thai kỳ có thể tự hết sau khi sinh con. Tuy nhiên với những thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nếu không kiểm soát được lượng đường huyết trong máu sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường trong những lần mang thai tiếp theo.
Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?
- Nếu đường huyết khi đói từ 5,1 - 7 mmol/L, thai phụ có thể bị tiểu đường thai kỳ.
- Nếu đường huyết khi đói từ 7 mmol/L trở lên, hoặc đường huyết ngẫu nhiên trên 11,1 mmol/L, hoặc chỉ số HbA1C trên 6,5%, thì có thể xác định mẹ bầu mắc đái tháo đường lâm sàng.
- Nếu đường huyết khi đói dưới 5,1 mmol/L, thai phụ cần thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống trong khoảng thời gian từ 24 - 28 tuần tuổi để chẩn đoán chính xác.
Như vậy bài viết này đã giúp các mẹ bầu giải đáp băn khoăn về vấn đề tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không. Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh nguy hiểm thường gặp có thể xảy đến với bất kỳ phụ nữ nào. Do đó, các thai phụ cần đi khám thai đúng lịch và lưu ý các triệu chứng thường gặp ở bệnh này để sớm phát hiện và điều trị đúng cách, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và sự phát triển của thai nhi sau này. Các mẹ bầu nếu có thắc mắc gì thì hãy đến ngay Góc chuyên gia của Huggies hoặc truy cập chuyên mục Mang thai để tham khảo thêm các thông tin hữu ích nhé!
>> Nguồn tham khảo: