Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Khi Nào Xét Nghiệm Tiểu Đường Thai Kỳ: Chi Phí và Quy Trình

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ: quy trình, khi nào, chi phí?

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Theo thống kê, cứ 7 phụ nữ mang thai sẽ có 1 người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Do đó, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là cách hiệu quả nhất để phát hiện tình trạng này. Trong bài viết dưới đây, Huggies sẽ cùng mẹ tìm hiểu thông tin chi tiết về việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.

>> Tham khảo: 

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn khả năng kiểm soát đường huyết, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao bất thường trong thời gian mang thai. Theo thống kê, có khoảng 25% thai phụ mắc phải căn bệnh này do chế độ ăn uống không cân đối. 

Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ, nhưng thường gặp nhất là trong tam cá nguyệt thứ 2 hoặc tam cá nguyệt thứ 3. Tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé trong và sau khi mang thai. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị sớm, những rủi ro này sẽ được giảm thiểu đáng kể.

>> Tham khảo: Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là an toàn và nguy hiểm? Cách điều trị

Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm đường huyết thai kỳ là rất quan trọng và được khuyến cáo cho tất cả thai phụ, đặc biệt là những người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ. Các trường hợp có nguy cơ cao bao gồm:

  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.
  • Chỉ số BMI trên 30, thuộc nhóm thừa cân hoặc béo phì.
  • Đã từng sinh con nặng trên 4kg.
  • Có tiền sử biến chứng như thai lưu, sinh non, hoặc sinh con dị tật.
  • Mang thai ngoài 30 tuổi.
  • Mẹ bầu từng sảy thai từ 3 lần trở lên.

>> Tham khảo: Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào cho mẹ và bé?

Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Bất kỳ người phụ nữ nào khi mang thai đều có khả năng bị mắc tiểu đường thai kỳ (Nguồn: Huggies)

Nguyên nhân mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Trong quá trình ăn uống, tuyến tụy sản xuất hormone insulin để đưa glucose từ máu đến các tế bào, cung cấp năng lượng. 

Trong thai kỳ, nhau thai sản xuất hormone khiến lượng glucose trong máu tăng lên. Thông thường, tuyến tụy có thể tạo đủ insulin để kiểm soát tình trạng này. Tuy nhiên, nếu cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin đúng cách, lượng đường trong máu sẽ tăng cao, dẫn đến mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. 

Nhu cầu năng lượng tăng cao trong thai kỳ khiến lượng đường cần thiết cũng tăng lên. Tuy nhiên, không phải lúc nào cơ thể cũng sản xuất đủ insulin để đáp ứng năng lượng đường trong thời kỳ mang thai.

Ngoài ra, các hormone do nhau thai tạo ra để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi có thể cản trở hoạt động của insulin, gây ra rối loạn nội tiết tố và tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.

>> Tham khảo: Thiếu máu khi mang thai: Bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu bị thiếu máu

Tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm đối với mẹ và bé

Thai phụ cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để bảo vệ sức khỏe của mẹ và con (Nguồn: Sưu tầm)

Dấu hiệu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng rõ ràng hoặc biểu hiện đặc trưng. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh không được phát hiện cho đến khi kiểm tra đường huyết trong quá trình tầm soát tiểu đường thai kỳ. 

Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể trải qua những dấu hiệu sau nếu đường huyết của họ tăng cao:

  • Thường xuyên có cảm giác khát nước.
  • Số lần đi tiểu tăng nhiều so với bình thường.
  • Khát nước, miệng khô, cảm giác mệt mỏi.
  • Thị lực giảm sút, nhìn mờ.

Tuy nhiên, những triệu chứng này cũng phổ biến khi mang thai và không nhất thiết chỉ là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đến cơ sở y tế và trao đổi trực tiếp với bác sĩ.

>> Tham khảo thêm: Kinh nghiệm chăm sóc bà mẹ mang thai đúng cách

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mẹ nên lưu ý (Nguồn: Huggies)

Tại sao mẹ bầu nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Đây là bệnh lý nguy hiểm, có nhiều diễn biến phức tạp, nên mẹ bầu nên tiến hành việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để giúp phát hiện bệnh kịp thời và điều trị. Các tác động mà bệnh này có thể gây ra cho mẹ bầu và thai nhi như sau:

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với mẹ bầu

Việc làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ giúp phát hiện bệnh sớm, từ đó giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng cho mẹ bầu, chẳng hạn như:

  • Với thai đa ối, tử cung nhanh chóng to ra, gây tổn thương cho hệ tuần hoàn và hô hấp của mẹ.
  • Làm tăng nguy cơ cao huyết áp, tiền sản giật ở phụ nữ mang thai.
  • Làm gia tăng nguy cơ bị sảy thai, sinh non ở mẹ bầu.
  • Kéo dài thời gian sinh con, tăng nguy cơ chấn thương và chảy máu sau sinh.
  • Tỷ lệ sinh mổ cao và rối loạn đường huyết dễ dẫn đến hôn mê sâu.

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của thai nhi, giúp ngăn ngừa các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra:

  • Tăng tỷ lệ dị tật bẩm sinh.
  • Không phát triển.
  • Thai chết lưu.
  • Bệnh vàng da trẻ sơ sinh, béo phì, suy hô hấp,…

>> Tham khảo: Những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu

Khi có dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ, mẹ cần làm xét nghiệm ngay (Nguồn: Sưu tầm)

Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vào thời điểm nào?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu? Là câu hỏi mà không ít chị em đang thắc mắc hiện nay để tránh được những hậu quả nguy hiểm mà tiểu đường thai kỳ gây ra. 

Từ lần khám tiền sản đầu tiên, các mẹ bầu sẽ được bác sĩ sản khoa đánh giá nguy cơ. Theo đó:

  • Phụ nữ có thai không có yếu tố nguy cơ: Mẹ nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ trong khoảng tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ. 
  • Phụ nữ có thai có yếu tố nguy cơ (béo phì, trên 30 tuổi, tiền sử gia đình mắc bệnh,...): Sàng lọc xét nghiệm dung nạp glucose khi khám thai lần đầu hoặc trong 3 tháng đầu. Ngay cả khi kết quả bình thường, thai phụ vẫn nên xét nghiệm lại ở tuần thứ 24 đến 28.

Thời điểm được khuyến nghị là tuổi thai từ 24 đến 28 tuần. Lúc này, nhau thai phát triển đầy đủ nhất, tăng sản xuất hormone kích thích bài tiết glucagon, giảm đề kháng insulin, giảm dự trữ, tăng phân giải glycogen ở gan thành glucose, làm giảm dung nạp glucose ở các mô ngoại vi. Kết quả là lượng đường trong máu của mẹ bầu tăng cao.

>> Tham khảo thêm

Mẹ có biết:

Hành trình chuẩn bị đón chào bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã cho bé đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.

Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!

Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Tã sơ sinh Huggies Skin Perrfect

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Chi tiết quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 1 bước

Quy trình test đường thai kỳ được thực hiện như sau : 

Bước 1: Lấy máu lúc đói để đo đường huyết.

Bước 2: Uống một cốc nước đường chứa 75 g glucose.

Bước 3: Lấy mẫu máu sau 1 tiếng kể từ khi uống nước đường.

Bước 4: Lấy mẫu máu tiếp sau 2 tiếng kể từ khi uống nước đường.

Chỉ số đường huyết của mẹ bầu được coi là bình thường nếu các chỉ số dưới mức sau:

  • Đường huyết lúc đói: < 92 mg/dL (5,1 mmol/L).
  • Đường huyết sau 1 tiếng: < 180 mg/dL (10,0 mmol/L).
  • Đường huyết sau 2 tiếng: < 153 mg/dL (8,5 mmol/L).

Kết quả xét nghiệm

  • Âm tính: Chỉ số đường huyết ở cả ba thời điểm đều bình thường.
  • Dương tính: Một trong ba chỉ số đường huyết bằng hoặc vượt ngưỡng trên.

Lưu ý

  • Nên được thực hiện xét nghiệm vào buổi sáng.
  • Nhịn ăn qua đêm  ít nhất 8 giờ trước khi lấy mẫu máu.

>> Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ

Phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 2 bước

Với phương pháp này, mẹ bầu không cần thay đổi chế độ ăn uống hoặc chuẩn bị đặc biệt.

Quy trình test đường thai kỳ gồm 2 bước như sau : 

Bước 1: Uống 50g dung dịch glucose và lấy mẫu máu sau 1 giờ.

  • Chỉ số đường huyết < 130 mg/dL: Bình thường.
  • Chỉ số đường huyết ≥ 130 mg/dL: Cần thực hiện bước 2.

Bước 2: Uống 100g dung dịch glucose (nhịn đói ít nhất 8 giờ trước đó) và lấy mẫu máu tại bốn thời điểm: lúc đói, sau 1 giờ, 2 giờ, và 3 giờ.

Bệnh tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán khi ít nhất 2 trong 4 mức đường huyết tương đáp ứng hoặc vượt quá các ngưỡng sau:

Tiêu chí theo Carpenter/ Coustan Tiêu chí theo National Diabetes Data Group
Thời điểm khi đói 95 mg/dL (5,3 mmol/L) 105 mg/dL (5,8 mmol/L)
Thời điểm 1 giờ 180 mg/dL (10,0 mmol/L) 190 mg/dL (10,6 mmol/L)
Thời điểm 2 giờ 155 mg/dL (8,6 mmol/L) 165 mg/dL (9,2 mmol/L)
Thời điểm 3 giờ 140 mg/dL (7,8 mmol/L) 145 mg/dL (8,0 mmol/L)

Xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ bằng biện pháp dung nạp đường

 Mẹ bầu sẽ được thực nghiệm nghiệm pháp dung nạp đường glucose theo 2 bước (Nguồn: Sưu tầm)

Giải đáp: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền?

Hiện nay, việc xét nghiệm tiểu đường nói chung, đặc biệt là xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được thực hiện ở nhiều cơ sở y tế. Nhìn chung, chi phí sẽ dao động khoảng 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Thiết bị y tế: Tại các cơ sở y tế lớn, trang thiết bị hiện đại và quy trình chuẩn quốc tế thường làm tăng chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, giá kiểm tra sẽ đi đôi với chất lượng. Dịch vụ xét nghiệm tại các cơ sở này thường rất tuyệt vời, đảm bảo kết quả chính xác và bảo lãnh phát hành kỹ lưỡng hơn.
  • Gói kiểm tra: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường được thực hiện trong những lần khám tiền sản thường xuyên. Nếu mẹ bầu đăng ký theo gói thì chi phí sẽ thấp hơn so với xét nghiệm độc lập.

Vậy nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở đâu? Thai phụ nên chọn xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại cơ sở y tế uy tín. Y sĩ có kinh nghiệm xét nghiệm và kiểm tra, sàng lọc, chăm sóc thai nghén. Điều này giúp phát hiện và điều trị sớm các bất thường và đảm bảo mức độ an toàn cao nhất cho mẹ và bé.

Hầu hết các trường hợp tiểu đường thai kỳ nhẹ có thể được giải quyết bằng chế độ ăn uống, tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lý. Ở những phụ nữ mang thai bị bệnh nặng hơn, nguy cơ gia tăng các biến chứng được theo dõi chặt chẽ. Điều này giúp đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng của cả mẹ và con bằng các biện pháp ngăn chặn nhanh chóng và hiệu quả trong trường hợp có biến chứng.

>> Tham khảo thêm: Cách chăm sóc mẹ bỉm và trẻ sau sinh đúng cách

Những điều cần lưu ý khi thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Để chuẩn bị tốt cho việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên chú ý các điểm sau:

  • Thực hiện xét nghiệm vào buổi sáng khi chưa ăn uống.
  • Nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi xét nghiệm.
  • Tránh hút thuốc và đồ ngọt trước và trong thời gian xét nghiệm.
  • Theo dõi hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống trước khi xét nghiệm.

Lời khuyên dành cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ

Để kiểm soát tốt tiểu đường thai kỳ và giảm nguy cơ biến chứng về sau, mẹ bầu có thể áp dụng những nguyên tắc sau:

  • Ăn uống lành mạnh: Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng bà bầu và khoa học. Thay thế các đồ ăn nhẹ có đường như bánh quy, kẹo, và kem bằng thực phẩm chứa đường tự nhiên như trái cây và cà rốt. Đồng thời, bổ sung thêm rau và ngũ cốc vào thực đơn hàng ngày.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp cân bằng lượng đường trong máu. Sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ, hãy duy trì hoạt động thể chất vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần. 
  • Theo dõi lượng đường trong máu: Lượng đường trong máu có thể thay đổi nhanh chóng trong thai kỳ. Vì thế, mẹ bầu nên kiểm tra thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Sử dụng insulin nếu cần: Nếu bác sĩ yêu cầu, hãy sử dụng insulin theo chỉ dẫn để kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Kiểm tra sau sinh: Thai phụ nên xét nghiệm bệnh tiểu đường từ 6 đến 12 tuần sau khi sinh và duy trì kiểm tra định kỳ mỗi 1 đến 3 năm. Hầu hết các trường hợp tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi sinh, nhưng nếu không, bệnh có thể chuyển thành tiểu đường loại 2. 

Câu hỏi thường gặp về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Ăn gì trước khi test tiểu đường thai kỳ?

Theo nguyên tắc, để đảm bảo kết quả xét nghiệm tiểu đường chính xác, người bệnh cần nhịn đói trước khi lấy máu. Thời gian nhịn ăn nên kéo dài từ 6 đến 8 tiếng.

Tiểu đường thai kỳ sau bao lâu thì hết?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), hầu hết các trường hợp tiểu đường thai kỳ sẽ khỏi sau khi sinh. Thông thường, tình trạng tiểu đường thai kỳ sẽ dần biến mất trong khoảng 4 đến 12 tuần sau sinh. Đây cũng là thời điểm bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm để xác định chính xác tình trạng tiểu đường sau sinh.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số tiểu đường thai kỳ được xem là an toàn nếu các chỉ số dưới mức sau:

  • Đường huyết lúc đói: ≤ 5,1 mmol/l (92 mg/dl).
  • Đường huyết sau khi ăn một giờ: ≤ 10 mmol/l (180 mg/dl).
  • Đường huyết sau khi ăn hai giờ: ≤ 8,5 mmol/l (153 mg/dl ).

Những thông tin cung cấp trong bài viết này không phải là chẩn đoán y khoa. Nếu mẹ có các biểu hiện ở trên hoặc nghi ngờ mắc bệnh thì nên làm các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại các cơ sở y tế uy tín. Huggies chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh! Nếu các mẹ bầu có thắc mắc gì, hãy truy cập ngay Mang thai của Huggies nhé!

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;