Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Đau dạ dày khi mang thai: Mẹ bầu cần lưu ý điều gì?

Bà bầu bị đau dạ dày

Đau dạ dày khi mang thai là một hiện tượng thường gặp ở mẹ bầu do những biến đổi của các cơ quan trong cơ thể suốt thai kỳ. Vậy vì sao bà bầu bị đau dạ dày? Làm sao nhận biết biểu hiện đau dạ dày khi mang thai? Đau bao tử khi mang thai gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ mẹ và bé? Cùng Huggies và bác sĩ Bùi Thị Thu Hà tìm hiểu và giải đáp các thắc mắc trên trong bài viết chi tiết bên dưới mẹ nhé!

Vì sao mẹ bầu bị đau dạ dày?

Các cơ quan trong cơ thể của mẹ bầu đều phải trải qua nhiều biến đổi trong suốt quá trình mang thai. Đau dạ dày khi mang thai là một trong những hiện tượng đó.

Bà bầu bị đau dạ dày có thể nhầm lẫn với triệu chứng thai nghén do có biểu hiện giống nhau như buồn nôn, nôn, khó tiêu và đầy bụng. Ngoài biểu hiện chung đó, đau dạ dày khi mang thai sẽ đi kèm các dấu hiệu đặc trưng khác như đau vùng thượng vị, ợ chua, đau ở phần giữa hoặc trên bụng, sút cân, kém ăn.

Mẹ bầu bị đau bao tử khi mang thai có thể xuất phát từ các nguyên nhân như:

  • Lo lắng, căng thẳng quá mức trong thai kỳ hoặc ốm nghén.
  • Vị trí của dạ dày thay đổi khi thai nhi phát triển và tử cung bị đẩy lên cao hơn. Thức ăn sẽ bị ứ đọng khi xuống dạ dày, dẫn đến khó tiêu và ảnh hưởng lớn đến niêm mạc dạ dày.
  • Những loại thức ăn yêu thích của mẹ bầu trong thai kỳ như xoài, mơ, mận,… có chứa nhiều acid nên dễ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương.  

Mẹ có biết:

Hành trình chuẩn bị đón chào bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.

Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!

Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Tã sơ sinh Huggies Skin Perrfect

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Biểu hiện đau dạ dày khi mang thai

Đau bao tử khi mang thai thường có những triệu chứng sau:

  • Buồn nôn: Buồn nôn là dấu hiệu đặc trưng khi ốm nghén. Triệu chứng này thường xuất hiện trong 3 tháng dầu của thai kỳ nên khiến nhiều mẹ bầu cho đó là điều bình thường. Tuy vậy, buồn nôn kèm ợ hơi nóng chua là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh dạ dày do trào ngược thực quản đấy mẹ.
  • Nóng rát vùng thượng vị (vùng hõm ngay dưới xương ức): cảm giác nóng rát từ dạ dày hay vùng ngực dưới, lan hướng lên cổ. Nguyên nhân do trào ngược axit dạ dày từng lúc hay thường xuyên lên thực quản gây ra.
  • Ợ chua xảy ra nhiều nhất vào buổi sáng khi đánh răng. Ợ chua, ợ nóng cũng hay đi kèm với nhau. Mẹ có cảm giác đầy hơi khó tiêu, ợ lên, kèm theo vị chua trong miệng. Các triệu chứng ợ nói trên có thể sẽ tăng lên khi ăn no, khi đang đầy bụng khó tiêu hoặc khi mẹ cúi gập người ép bụng về phía trước, nằm ngủ vào ban đêm.
  • Đau dạ dày: Đau quặn thành cơn hay âm ỉ, nhất là khi đói bụng hoặc sau khi ăn no.
  • Cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra lưng và cánh tay: nguyên nhân đau ở đoạn thực quản phần chạy qua ngực. Axit trào ngược lên kích thích vào đầu mút các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, gây ra cảm giác đau giống như đau ở ngực. 

Mẹ bầu bị đau dạ dày có sao không?

Đau dạ dày khi mang thai nếu nặng và kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ theo những hướng sau:

  • Viêm, loét thực quản: Dịch dạ dày trào lên thực quản thường xuyên làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm. Có thể làm mẹ gặp các triệu chứng như khó nuốt, nuốt đau, đau ngực. Đặc biệt đau phía sau xương ức khi ăn uống, buồn nôn, ói mửa, mất cảm giác thèm ăn.
  • Xơ hoá thực quản do viêm.
  • Ung thư thực quản.
  • Viêm họng: Một lượng nhỏ dịch axit trào lên được tới đường hô hấp trên cũng có thể gây ra tình trạng viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản hay phổi, gây ho, khàn tiếng, khò khè kéo dài nhưng không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với các phương pháp điều trị thông thường.  

Có nên dùng thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai?

Dùng các thuốc giảm đau thông thường không phải là chọn lựa khi điều trị viêm dạ dày. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thuốc trị đau dạ dày trong thai kỳ. Có 4 nhóm thuốc chính đặc trị cho điều trị viêm dạ dày an toàn cho mẹ bầu:

  • Thuốc kháng acid, trung hoà acid (Antacids)
    • Thành phần: chứa muối nhôm, kali và magie hydroxit.
    • Cách sử dụng: uống/ nhai sau khi ăn khoảng 1 - 3 giờ đồng hồ. Với thuốc dạng viên nhai: sử dụng 1 – 2 viên/lần. Dùng tối đa 4 lần/ngày, mỗi lần uống cách nhau 1 tiếng.
    • Tác dụng phụ: các thuốc này có tác dụng làm giảm axit dạ dày nhưng sau đó, do thiếu axit nên dẫn đến rối loạn quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng, nhất là vitamin nhóm B và sắt. Hơn nữa, axit trong dịch tiêu hóa còn tiêu diệt một số vi khuẩn có trong thức ăn. Nếu axit bị trung hòa hết thì dạ dày sẽ phản ứng lại bằng cách tiết ra nhiều hơn. Vì vậy, nếu sử dụng thuốc một cách tùy tiện sẽ dẫn đến tác dụng ngược. 
  • Thuốc ức chế Histamin H2 còn được gọi là thuốc chẹn H2 
    • Tác dụng: giảm hoạt động tiết axit của dạ dày và tá tràng.
    • Dạng uống phổ biến: Cimetidin 800mg, Ranitidin 300mg, Famotidin 40mg hoặc Nizatidin 300mg. 
  • Nhóm ức chế bơm proton (Proton Pump Inhibitors – PPI)      
    • Nhóm thuốc này cho hiệu quả tốt và ít tác dụng phụ.
    • Gồm: Omeprazole 20mg dạng viên hoặc 40mg dạng ống; Omeprazole viên 30mg; Pantoprazol viên 20mg và 40mg hoặc ống 40mg… 
  • Kháng sinh: 
    • Nhóm thuốc được chỉ định khi có HPV (+).
    • Amoxicillin 500mg; Metronidazol/Tinidazol 500mg; Clarithromycin 250mg hoặc 500mg; Levofloxacin 500mg… 

Cách chữa đau dạ dày cho mẹ bầu

Mẹ bầu ăn sữa chua

Bên cạnh việc dùng thuốc, mẹ bầu có thể cải thiện tình trạng đau bao tử khi mang thai bằng cách điều chỉnh lối sống như sau:

  • Giảm stress, căng thẳng kéo dài nhiều ngày trong cuộc sống.
  • Sửa thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ và không khoa học: bỏ bữa, ăn không đúng giờ, ăn quá no hoặc chờ quá đói mới ăn, thức khuya, ăn muộn vào buổi tối, lười vận động, ăn xong nằm trong 2 giờ sau khi ăn,…
  • Lựa chọn thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa axit: thực phẩm từ tinh bột như bánh mì hay bột yến mạch, hay đạm dễ tiêu,... vì các thực phẩm này giúp tránh sự bào mòn lớp nhầy trong dạ dày của axit, hạn chế các nhịp cơ thắt thực quản có axit trào lên.
  • Hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản: hoa quả hàm lượng axit cao (chanh, cam, dứa...), nước có ga, thức ăn cay, nóng, chocolate...
  • Kiêng các chất kích thích, cà phê, thuốc lá.
  • Giảm cân nếu thừa cân, béo phì.

Mẹ bầu có thể tham khảo một số thực phẩm có lợi, giúp giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày dưới đây:

  • Đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đỏ,...chứa hàm lượng chất xơ cao cùng các amino acid... 
  • Các loại đạm dễ tiêu.
  • Sữa chua: có chứa men lợi khuẩn cải thiện tiêu hóa. Nên sử dụng sữa chua hàng ngày. Không nên ăn sữa chua khi đói.
  • Nghệ và mật ong.

Nếu việc thay đổi lối sống không giúp cải thiện tình trạng đau dạy dày khi mang thai thì mẹ bầu nên đến thăm khám tại chuyên khoa nội tiêu hoá để được bác sĩ tư vấn chi tiết hơn mẹ nhé.

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Mang thai hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;