MỤC LỤC BÀI VIẾT
Hành trình mang thai luôn đem lại cho mẹ nhiều cảm xúc ngọt ngào. Song bên cạnh đó, có nhiều nguy cơ tiềm ẩn, biến chứng thai kỳ khiến mẹ phải luôn lo lắng khôn nguôi. Có thể mẹ bầu đã nghe đến cụm từ "động thai" và đang lo lắng rằng điều này có thể xảy đến với mình? Vậy các dấu hiệu động thai là gì và có ảnh hưởng như thế nào đến bé yêu trong bụng mẹ? Mời mẹ cùng tìm hiểu với Huggies nhé!
>> Tham khảo:
- Công cụ và cách tính ngày dự sinh online đơn giản, chuẩn xác
- Bà bầu bị tiêu chảy có sao không? Cách chữa trị an toàn, hiệu quả
Động thai là gì?
Động thai là một triệu chứng rất phổ biến trong quá trình mang thai của mẹ bầu, đặc biệt là ở tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai. Động thai là dấu hiệu điển hình của tình trạng dọa sảy, đe dọa đến tính mạng của thai nhi bên trong bụng mẹ. Nếu bị động thai, mẹ sẽ thấy hiện tượng chảy máu âm đạo khi mang thai. Sự xuất hiện của một ít máu có màu đỏ hoặc màu đen lẫn dịch nhầy, kèm theo tình trạng mỏi vai, đau bụng, bụng dưới trương lên.
Động thai và sảy thai hoàn toàn khác nhau nhưng nhiều mẹ bầu vẫn nhầm lẫn giữa 2 tình trạng trên, do đó không biết nên xử lý như nào cho đúng để tránh hậu quả không mong muốn. Để biết mình đang trong tình trạng nào mẹ cần phân biệt rõ các triệu chứng của động thai và sảy thai.
>> Tham khảo: Dấu hiệu sảy thai tự nhiên sớm & Dọa sảy thai cần lưu ý
Động thai là dấu hiệu điển hình của tình trạng dọa sảy, đe dọa đến tính mạng của thai nhi (Nguồn: Sưu tầm)
Động thai có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện phụ sản, động thai là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất có thể dẫn tới sảy thai ngoài ý muốn. Chính vì điều đó mẹ bầu cần phải hết sức chú ý để hạn chế tối thiểu mắc phải hiện tượng này. Nếu thấy những dấu hiệu lạ, mẹ cần phải đi khám ngay để xác định sớm bệnh lý, qua đó có thể đưa ra những phương án điều trị phù hợp và kịp thời.
>> Tham khảo: Đa ối là gì? Dấu hiệu, đa ối khi mang thai có nguy hiểm không
Động thai có thể dẫn tới tình trạng sảy thai ngoài ý muốn (Nguồn: Sưu tầm)
Các dấu hiệu động thai, dọa sảy thai
Thông thường các dấu hiệu dọa sảy thai chỉ xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ, hoặc từ tháng thứ 4 - tháng thứ 6. Lúc này, cổ tử cung chưa mở mà trứng đã thụ tinh vào làm tổ trong tử cung lại chưa chắc nên thai dễ bị bong ra. Sau khoảng thời gian đó, hiện tượng này sẽ không còn phổ biến nữa. Khi thai nhi được 6 tháng mà sản phụ bị đau bụng chuyển dạ nhưng cổ tử cung không mở thì có nguy cơ sinh non.
Một số các dấu hiệu dọa sảy thai thường gặp có thể kể đến như:
- Chảy máu âm đạo, máu thường có màu đỏ hoặc đen lẫn với dịch nhầy
- Xuất hiện các cơn đau âm ỉ vùng bụng dưới, đau lưng
- Âm đạo xuất hiện một vài vệt máu nhỏ màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm
>> Tham khảo: Nguy cơ sinh non và biện pháp phòng ngừa
Các nguyên nhân gây động thai thường gặp
Nguyên nhân chính xác của hiện tượng động thai vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, có một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ động thai, dọa sảy thai với mẹ bầu như:
Các yếu tố gây động thai trong tam cá nguyệt đầu tiên
- Bào thai hay thai nhi có bất thường về gen và nhiễm sắc thể.
- Nhau thai bất thường.
- Mẹ bầu lớn tuổi.
- Mẹ lạm dụng đồ uống có cồn, thuốc lá, dùng nhiều hơn 200mg caffein mỗi ngày.
- Mẹ bầu có các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ.
Ngoài ra, bác sĩ Bùi Thị Thu Hà còn lưu ý thêm:
Một nguyên nhân quan trọng gây động thai trong 3 tháng đầu thai kỳ là do thiếu hụt nội tiết Progesteron, hậu quả của suy hoàng thể thai kỳ. Progesteron có nhiệm vụ làm dày lớp nội mạc tử cung, tạo điều kiện cho phôi làm tổ.
>> Tham khảo: Ảnh hưởng của caffein đối với thai kỳ
Các yếu tố gây động thai trong tam cá nguyệt thứ hai
- Tình trạng tiểu đường của mẹ bầu không được kiểm soát.
- Mẹ bầu bị cao huyết áp khi mang thai, bệnh thận, ban đỏ, rubella, sốt rét hoặc các bệnh khác lây qua đường tình dục.
- Mẹ bầu có vấn đề ở tuyến giáp.
- Mẹ bị ngộ độc thực phẩm.
Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng nêu ra thêm một nguyên nhân gây sẩy thai trong 3 tháng giữa là do:
Việc quan hệ vợ chồng trực tiếp (không dùng bao cao su, không xuất tinh ngoài) sẽ khiến tinh dịch được phóng trực tiếp vào âm đạo thai phụ, mà trong tinh dịch đồ chứa Prostaglandin, là chất gây co bóp tử cung nên có nguy cơ gây sẩy thai to. Việc kích thích nhũ hoa cũng làm cơ thể phóng thích chất oxytocin nội sinh, là một nội tiết tố có tác dụng gây co gây gò tử cung Vì vậy, nếu sức khỏe và tâm lý của người vợ tốt thì vợ chồng có thể quan hệ tình dục, nhưng nên đúng cách để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra. Các mẹ bầu lưu ý nhé.
Sốt cũng là một trong những nguyên nhân gây nên động thai (Nguồn: Sưu tầm)
Mẹ bầu lần đầu mang thai không có nhiều kinh nghiệm hoặc lo lắng quá mức làm cho thai nhi bị ảnh hưởng cũng có thể gây nên động thai. Ngoài ra, những nguyên nhân động thai phổ biến thường gặp nhất là:
- Trứng đã thụ tinh bị teo lại.
- Thai trùm.
- Mẹ bầu mắc phải các bệnh về máu hoặc tử cung, suy tim, bệnh thận mạn tính, mất cân bằng nội tiết.
- Mẹ bầu bị suy nhược cơ thể.
- Mẹ bầu sốt cao.
- Mẹ bầu làm việc quá sức.
- Thiếu dinh dưỡng khi mang thai.
- Tinh trùng của người chồng không đủ khoẻ.
- Thai nguyên không ổn định dẫn đến dò thai hoặc động thai.
- Thai nhi kém phát triển.
- Đặc biệt, khi chịu tác động mạnh từ bên ngoài như: mẹ bầu bị ngã xe, va vấp vào đồ vật cứng cũng gây nên hiện tượng động thai.
>> Tham khảo: Bà bầu bị sốt, thai nhi có ảnh hưởng?
Mẹ bầu nên làm gì khi bị động thai?
Hiện nay, không có cách xử lý nào được xem là tốt nhất giúp mẹ khắc phục tình trạng động thai. Tuy nhiên, khi có những biểu hiện bất thường, mẹ nên:
- Nằm nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, tránh di chuyển xa.
- Mẹ bầu cần đi khám thai ngay để được bác sĩ tư vấn những cách xử lý hiệu quả. Bác sĩ có thể kê cho mẹ thuốc chống co thắt tử cung hoặc khâu vòng tử cung để bảo vệ thai nhi nằm im trong bụng mẹ trước khi chào đời.
- Nếu thấy đau bụng, mẹ không được dùng tay xoa bụng vì động tác này có thể kích thích tử cung co thắt, tăng nguy cơ đẩy thai nhi ra ngoài gây sảy thai hoặc sinh non.
- Một lưu ý quan trọng nữa là nếu đã từng bị động thai, tuyệt đối mẹ bầu không được quan hệ vợ chồng vì nó tạo hưng phấn kích thích cổ tử cung co bóp và có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Mẹ cũng nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên để phát hiện bất thường kịp thời nhằm đưa ra giải pháp xử lý phù hợp.
- Mẹ bầu không được siêu âm thai đầu dò, không đưa bất kỳ vật gì vào âm đạo để tránh việc kích thích cổ tử cung mở ra.
- Đặc biệt, hãy uống thuốc theo đúng đơn mà bác sĩ kê, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng.
- Ngoài ra, chú ý chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cũng là yếu tố hết sức quan trọng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc ngăn chặn tình trạng động thai. Mẹ bầu nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa, ít dầu mỡ, tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, giàu vitamin và khoáng chất, tinh bột, protein, chất sắt.
- Mẹ nên hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê... Những loại thực phẩm như đồ ăn gỏi, rau sống… đều là những loại thực phẩm gây kích thích mạnh tới hệ tiêu hóa gây rối loạn và dẫn tới sảy thai.
- Lưu ý tư thế nằm: Lựa chọn tư thế nằm khi bị dọa sảy thai là một điều vô cùng quan trọng để tránh tạo sức ép đè lên bụng của mẹ bầu. Trong thời gian này mẹ bầu nên chọn các tư thế ngủ tốt cho bà bầu như tư thế nằm nghiêng bên trái, chân trái duỗi, chân phải hơi gập là tốt nhất.
>> Tham khảo: Các mốc khám thai quan trọng nhất & xét nghiệm cần có
Mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe khi có các dấu hiệu động thai (Nguồn: Sưu tầm)
Cách phòng tránh động thai cho mẹ bầu
Muốn phòng tránh nguy cơ động thai, mẹ bầu cần nhớ:
- Phải giữ cho tâm lý thật thoải mái, hạn chế căng thẳng, lo âu quá mức độ.
- Chú ý nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc. Lựa chọn tư thế nằm nghỉ ngơi hợp lý, tốt nhất là nên chọn tư thế nằm nghiêng bên trái như Huggies đã chia sẻ ở phía trên.
- Chăm vận động nhẹ, luyện tập thể dục vừa phải để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.
- Không được thức quá khuya hoặc lao động nặng nhọc quá sức. Đặc biệt, đối với những mẹ bầu thực hiện thụ tinh nhân tạo cần phải hạn chế vận động đến mức tối đa trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ để tránh ảnh hưởng tới thai nhi.
- Hạn chế quan hệ tình dục khi mang thai với chồng vào những tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ. Mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ về cách quan hệ khi mang thai như thế nào là tốt nhất.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, tích cực sử dụng các loại thực phẩm giàu chất đạm, chất xơ, chất sắt cho bà bầu,...
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,... vì những chất này đều gây ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi và rất dễ dẫn tới tình trạng động thai, sảy thai.
- Thường xuyên đi khám sức khỏe thai kỳ theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa, không bỏ lỡ buổi khám. Từ đó, nắm bắt được sự phát triển của thai nhi và kịp thời có các biện pháp xử lý khi cần thiết.
>> Tham khảo: Mẹ bầu mấy tháng thì uống sắt, uống vào thời gian nào tốt nhất
Mẹ nên chăm vận động các bài tập nhẹ nhàng để có 1 thai kỳ khỏe mạnh (Nguồn: Sưu tầm)
Các câu hỏi thường gặp về dấu hiệu động thai
Dọa sảy thai ra máu mấy ngày?
Để trả lời cho câu hỏi "Dọa sảy thai ra máu mấy ngày?" còn phụ thuộc vào mẹ đang ở thời điểm nào của thai kỳ, có mang đa thai hay không và tùy vào cơ địa của từng mẹ. Có trường hợp mẹ chỉ bị ra máu trong 1 - 2 tuần nhưng cũng có những trường hợp mẹ chỉ bị ra máu trong vài giờ.
Dọa sảy thai ra máu như thế nào?
Đối với trường hợp dọa sảy thai, máu sẽ ra theo từng đợt, có màu đỏ hoặc đen và đi kèm với dịch nhầy.
Dọa sảy thai nên nghỉ bao nhiêu ngày?
Nhìn chung, khi xuất hiện dấu hiệu dọa sảy thai, mẹ nên có thời gian nghỉ ngơi từ 7-14 ngày, hoặc có thể lâu hơn cho đến khi các triệu chứng dọa sảy thai như đau bụng, chảy máu âm đạo… hoàn toàn biến mất.
Uống thuốc gì để giữ thai?
Mẹ có thể sử dụng thuốc nội tiết Progesterone để giúp cân bằng nội tiết tố trong thai kỳ. Điều này giúp làm giảm những nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình mang thai như: dọa sảy thai, sinh non,...
Mẹ có biết:
Hành trình chuẩn bị đón chào bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.
Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.
Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!
Bên cạnh đó, tã bỉm Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.
Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)
Hy vọng những kiến thức và kinh nghiệm Huggies về các dấu hiệu động thai và cách phòng tránh nó sẽ giúp các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Mẹ nhớ tham khảo những thắc mắc thường gặp về Mang thai trong Góc chuyên gia nhé!
Nguồn sưu tầm:
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-signs-and-symptoms
https://www.medicalnewstoday.com/articles/pregnancy-symptoms-week-1