Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Các tư thế quan hệ khi mang thai không ảnh hưởng đến thai nhi

Các tư thế quan hệ khi mang thai không ảnh hưởng đến thai nhi

Quan hệ khi mang thai là đề tài rất nhiều cặp vợ chồng quan tâm, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ có thai lần đầu tiên. Đây là nhu cầu sinh lý rất bình thường của mỗi con người nhưng cần phải quan tâm đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Có nhiều ý kiến cho rằng không nên quan hệ khi mang thai, nhưng cũng có ý kiến cho rằng quan hệ khi mang thai hết sức bình thường.

Có nên quan hệ khi mang thai?

Theo như các chuyên gia sản khoa cho biết thì các cặp vợ chồng vẫn có thể quan hệ khi mang thai. Khi thai đã ở trong tử cung, nước ối và màng ối sẽ tạo thành lớp bảo vệ rất an toàn cho bé. Khi quan hệ, dương vật của ba không thể chạm tới thai nhi. Bên cạnh đó, khi mang thai, cổ tử cung của mẹ tiết ra chất nhầy để ngăn không cho vi khuẩn cũng như tinh dịch của ba có thể xâm nhập.

Tuy nhiên cần biết cách để đảm bảo an toàn và không nên quan hệ trong những trường hợp mẹ và thai nhi có vấn đề như:

  • Mẹ bị hở eo tử cung
  • Trước đây mẹ đã từng sảy thai hoặc sinh non
  • Cổ tử cung của mẹ bị ngắn
  • Âm đạo bị chảy máu
  • Vỡ ối
  • Ba hoặc mẹ đang bị mắc bệnh có thể lây qua đường quan hệ

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng lưu ý thêm:

bac si

• Trong giai đoạn 3 tháng đầu, bố mẹ nên tránh quan hệ để tránh nguy cơ sẩy thai, 
• Đến 3 tháng giữa bố mẹ có thể quan hệ 1-2 lần/ tuần.
• Ở giai đoạn 1-2 tháng cuối, bố mẹ nên kiêng quan hệ tuyệt đối trong những trường hợp mẹ bầu tiền căn sanh non, vỡ ối sớm, đang dọa sanh non, viêm nhiễm âm đạo, chồng đang có bênh lây truyền qua đường tình dục. Giai đoạn này thai phụ cũng đang nặng nề, sức đề kháng kém, hay mệt mỏi, nguy cơ viêm nhiễm cũng cao. 
• Khi quan hệ, người chồng nên dùng bao cao su 100% hay dùng biện pháp xuất tinh ngoài vì prostaglandin trong tinh dịch sẽ gây kích thích gò tử cung.
• Các tư thế quan hệ cũng nên ưu tiên cho sự an toàn của thai phụ và thai nhi. Tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra.

bac si

 

Tham khảo: Bà bầu 3 tháng đầu có được quan hệ không

Vì sao nên chọn tư thế quan hệ khi mang thai?

Quan hệ vợ chồng là một thuật ngữ bao hàm về tình dục, thể hiện nhiều trạng thái khác nhau với mục đích cuối cùng nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh lý cho cả vợ và chồng mà hoàn toàn không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trạng thái quan hệ tình dục truyền thống là giao hợp qua đường âm đạo. Các trạng thái quan hệ tình dục khác là giao hợp qua đường hậu môn và giao hợp qua đường miệng.

Một số nghiên cứu cho thấy mẹ bầu có ham muốn tình dục cao hơn trong thời gian mang thai. Việc chọn đúng tư thế quan hệ vừa giúp đảm bảo an toàn cho thai nhi mà còn giúp mẹ dễ “lên đỉnh" khiến đời sống vợ chồng nồng ấm hơn. Khi “đạt đỉnh", cơ thể của mẹ sẽ tiết ra hormone Oxytocin giúp máu lưu thông đến thai nhi tốt hơn. Việc duy trì ân ái trong thai kỳ giúp quan hệ vợ chồng tốt đẹp, tâm trạng mẹ bầu thoải mái hơn, nhờ đó thai nhi phát triển tốt về thể chất lẫn tinh thần.

Các tư thế quan hệ khi mang thai không ảnh hưởng thai nhi

Qua bài viết này xin gởi đến các cặp vợ chồng các tư thế quan hệ khi mang thai theo trạng thai quan hệ truyền thống giao hợp qua đường âm đạo, hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi. Tùy theo cách của mỗi cặp vợ chồng lựa chọn cho mình tư thế quan hệ khi mang thai, làm sao cho cả vợ và chồng có cảm giác thoải mái, lên đỉnh theo ý muốn.

Tham khảo: Những điều kiêng kỵ khi mang thai

1. Tư thế Woman on Top (Phụ nữ ở trên)

Tư thế vợ ngồi trên chồng, tư thế này có lợi thế về chiều sâu và góc thâm nhập. Tuy nhiên, vị trí này có thể khiến vợ cảm thấy mệt mỏi trong vài tháng cuối của thai kỳ. Nhưng khi thực hiện tư thế này, vợ có thể kiểm soát sự xâm nhập của chồng và làm chủ được những áp lực tối thiểu trên vùng bụng. Ở tư thế này, vợ có thể dừng lại khi thấy có điều gì bất ổn.

2. Tư thế Spooning (Úp thìa)

Tư thế spooning không gây áp lực lên bụng của vợ nên cả hai có thể hoàn toàn yên tâm về sự an toàn của thai. Vị trí này cũng làm tăng sự thân mật giữa vợ và chồng. Vợ nằm nghiêng, với dáng như chữ “C” và chồng nằm phía sau. Sự thâm nhập từ phía sau sẽ giúp cả hai thoải mái và an tâm hơn. Tư thế này có nhược điểm là không cho phép thâm nhập sâu nhưng lại có ưu điểm là không tạo áp lực lên bụng của vợ, có thể áp dụng trong suốt thai kỳ.

3. Tư thế Side-by-side (Mặt đối mặt)

Vị trí mặt đối mặt này cũng cho phép cả hai thể hiện tình cảm với nhau nhiều hơn, đặc biệt là nó không gây áp lực lên bụng cho vợ. Vợ và chồng nằm đối diện nhau, chồng có thể nằm thấp hơn một chút so với vợ hoặc vợ có thể đặt chân lên chồng để cho thoải mái và dễ thực hiện.

4. Tư thế Half off the bed (Tư thế Mép giường)

Vợ có thể nằm ngửa ở gần mép giường với đôi chân để thõng theo thành giường hoặc chân để dưới sàn nhà. Chồng có thể đứng hoặc cúi. Tư thế này không thể vào sâu nhưng cũng tránh được áp lực cho vợ.

5. Tư thế Doggie (US)

Tư thế này có thể không thoải mái bằng các tư thế khác nhưng cũng an toàn cho em bé trong bụng mẹ. Hiểu một cách đơn giản thì tư thế này được thực hiện khi cả hai cùng quỳ và chồng quỳ ở phía sau. Nếu thấy mỏi, vợ có thể kê thêm một vài cái gối cho cao để tì vào.

Các tư thế quan hệ khi mang thai không ảnh hưởng thai nhi

Các tư thế quan hệ khi mang thai nên tránh

Trong thời gian mang thai, các cặp vợ chồng hãy quan hệ nhẹ nhàng hơn và hạn chế phiêu lưu với những kiểu giao hợp đổi mới táo bạo. Ngoài quan hệ theo kiểu truyền thống, các trạng thái khác trong quan hệ tình dục khác không được khuyến khích.

Tuy nhiên khi bụng mẹ to dần, tư thế quan hệ truyền thống người đàn ông ở trên sẽ không thoải mái cho phụ nữ mang thai. Hơn nữa khi trọng lượng thai tăng và tử cung to hơn, thành phần bên trong của tử cung sẽ đè xuống tĩnh mạch chủ dưới. Điều này có thể gây áp lực lên vùng chậu và gây đau. Hiện tượng này thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba. Khi mẹ nằm ngửa cũng có thể gây ra hội chứng hạ huyết áp ở tư thế nằm ngửa (supine hypotensive syndrome), dẫn đến sự thay đổi nhịp tim và huyết áp, có thể gây chóng mặt, nhức đầu và các triệu chứng hoặc dấu hiệu khác.

Trong trường hợp mẹ đi khám thai và bác sĩ sản khoa thông báo có sự bất ổn về tình trạng thai nhi hoặc tình trạng của mẹ thì vợ chồng không nên quan hệ.

Tham khảo: Chăm sóc bà bầu

Bạn đã nghĩ ra tên cho bé nhà mình chưa? Cùng Huggies tham khảo cách đặt tên cho con nhé:

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái

Đặt tên cho con gái

Đặt tên con trai hay

                                                            BSCKII. NGUYỄN HỮU THUẬN


EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;