Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Ra huyết trắng khi mang thai tháng đầu có đáng lo?

mẹ bầu bị ra huyết trắng khi mang thai

Huyết trắng hay khí hư là vấn đề quen thuộc với chị em phụ nữ nhưng ra huyết trắng khi mang thai như thế nào là bình thường và bất thường thì không phải ai cũng biết. Mang thai là giai đoạn vô cùng nhạy cảm nên bất kỳ thay đổi nào trong cơ thể cũng khiến mẹ lo lắng, kể cả huyết trắng. Huyết trắng khi mang thai có màu gì, khí hư khi mang thai tuần đầu hay ra huyết trắng khi mang thai tháng đầu có sao không? Cùng Huggies và chuyên gia Bùi Thị Thu Hà giải đáp mọi thắc mắc về việc ra khí hư khi mang thai trong bài viết dưới đây mẹ nhé!

>> Tham khảo thêm:

Khí hư hay huyết trắng là gì?

Huyết trắng hay khí hư là chất tiết được tiết ra từ thành âm đạo, môi lớn, môi bé, tiền đình, tuyến Bartholine, nội mạc tử cung, cổ tử cung…trộn lẫn với tế bào biểu mô bong ra ở tử cung và âm đạo, với một ít bạch huyết, tế bào tự do, kết quả tạo thành một chất nhầy có màu trắng sữa, giống như lòng trắng trứng gà, có mùi hơi tanh hoặc không mùi.

>> Tham khảo: Cách tính tuổi thai theo ngày quan hệ và chu kỳ kinh chính xác

Vai trò của khí hư hay huyết trắng

  • Khí hư ngăn sự tấn công của vi trùng gây bệnh, giúp giữ ẩm, làm sạch môi trường âm đạo, cân bằng độ PH.
  • Khi hứ là chất bôi trơn hay chất tiết giúp giảm đau, giảm ma sát trong quan hệ tình dục.
  • Khí hư cũng là chất dịch mà tinh trùng tập trung sau phóng tinh, chuẩn bị hành trình vượt qua cổ tử cung, đến nội mạc tử cung và cuối cùng là đến vị trí thụ tinh.

>> Tham khảo: Thai 4 Tuần Đã Vào Tử Cung Chưa? Thai Phát Triển Như Thế Nào?

Nhận biết khí hư bình thường

Khí hư bình thường có màu trắng trong như lòng trắng trứng hoặc có thể hơi ngả vàng, không có mùi hoặc mùi tanh nhẹ, không gây ngứa. Số lượng và tính chất của khí hư sinh lý thay đổi tùy theo từng độ tuổi, giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt cũng như những thời điểm đặc biệt của người phụ nữ. Vào các ngày giữa chu kỳ, lượng estrogen tăng lên, các tổ chức của thân tuyến ở cổ tử cung cũng được tiết ra nhiều, hàm lượng nước trong nó tăng lên, khí hư có dạng nhầy như lòng trắng trứng gà, có thể kéo được thành sợi, đặc biệt là trước khi rụng trứng khoảng 12 - 24 giờ.

Khí hư bình thường có độ acid nhẹ. PH 3.8-4.5

>> Tham khảo thêm:

Nhận biết khí hư bệnh lý

Bất kỳ sự thay đổi nào như tăng lượng dịch tiết (khí hư ra nhiều) cùng những thay đổi về màu sắc, mùi hay tính chất, mẹ bầu cần phải khám ngay.

Một số trường hợp còn có thể kèm theo có các triệu chứng khác như âm đạo bị kích thích, ngứa hay nóng rát trong âm đạo, âm hộ hay ngứa, sưng đỏ vùng xung quanh, thậm chí có thể kèm tiểu buốt rát, tiểu khó.

>> Tham khảo:

Ra huyết trắng khi mang thai vì sao?

  • Ra nhiều khí hư khi mang thai là do thay đổi hormone, kích thích tuyến tử cung tăng tiết, tăng sản sinh tế bào thượng bì âm đạo khiến môi trường âm đạo luôn ẩm ướt, dễ viêm nhiễm.
  • Do thai lớn, mẹ nặng nề, điều kiện di chuyển,vận động, nhất là các mẹ bầu làm công tác văn phòng ngồi yên một chỗ, khó thoát mồ hôi. Do đó, dễ ứ dịch và dễ viêm hơn người bình thường.
  • Việc vệ sinh vùng kín cũng không giống như người bình thường, vì bầu to che khuất và cấn bụng, khó ngồi.

>> Xem thêm:

Mẹ bầu cần làm gì khi ra huyết trắng khi mang thai?

Ra khí hư khi mang thai có mùi hôi, số lượng và màu sắc thay đổi khác thường, hoặc khi vùng kín bị đau rát, sưng đỏ, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ viêm nhiễm âm đạo nên bạn cần đi khám sớm.

  • Bà bầu ra khí hư màu trắng đục vón cục hay màu trắng sữa, lợn cợn như váng sũa à có thể nhiễm Candida
  • Khí hư màu vàng xanh, kèm nóng rát âm đạo à có thể nhiễm Trichomonas
  • Khí hư màu trắng xám, loãng, mùi giống cá thối, có kích ứng nhẹ ở âm đạo à loạn khẩn âm đạo
  • Khí hư chứa nhiều chất nhầy, có thể kèm theo máu (những vệt màu hồng hoặc đỏ sẫm) à khả năng viêm lộ tuyến cổ tử cung.

>> Tham khảo:

mẹ bầu bị ra huyết trắng khi mang thai

Phòng ngừa khí hư khi mang thai

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ . Không nên sử dụng xà phòng thơm, các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có mùi thơm quá mức, dễ gây kích ứng vùng kín
  • Thay quần lót ít nhất 2 lần trong 1 ngày. Hạn chế mặc những quần lót bằng chất liệu nylon, bó khít cơ thể. Chất liệu vải tốt nhất là coton, có độ co gi giãn đàn hồi, rộng rãi. Phải giặt quần lót sạch sẽ, phơi ngoài nắng. Loại bỏ các quần lót cũ đã ố vàng
  • Tránh việc thụt rửa âm đạo quá mức vì hành vi này sẽ khiến môi trường âm đạo bị thay đổi, tạo điều kiện dễ dàng cho sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Hơn nữa, móng tay có chứa nhiều vi khuẩn, sắc nhọn có thể gây trày xước. Khi ngứa âm hộ, không gãi để làm trầy xước, làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn mà phải khám bác sỹ ngay
  • Khi tắm hoặc sau khi đi vệ sinh, nên vệ sinh sạch sẽ, lau khô vùng kín từ trước ra sau để tránh việc vi khuẩn đi từ hậu môn lên đến âm đạo.
  • Khi thấy khí hư bất thường, không tự ý mua thuốc uống hoặc thuốc đặt âm đạo khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì tính chất an toàn cho thai và giảm khả năng kháng thuốc
  • Tăng cường miễn dịch để đẩy lùi bệnh tật bằng ăn các loại rau xanh, yaout, uống nhiều nước, tăng vận động nhẹ nhàng (yoga, bơi lội, đi bộ…), không thức khuya, giữ tinh thần minh mẫn, tỉnh táo.

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Mang thai hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

>> Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo: https://www.verywellhealth.com/white-vaginal-discharge-5180795

Câu hỏi thường gặp

Ra huyết trắng nhiều là sắp có kinh hay có thai?

Thông thường, việc ra huyết trắng nhiều chính là dấu hiệu của sắp có kinh và có thai. Nếu có kinh thì khí hư đặc, màu trắng hoặc ngả vàng, nếu có thai thì khí hư có thể trong suốt, không mùi hoặc có mùi nhẹ.

Dịch nhầy khi mang thai tuần đầu màu gì?

Dịch nhầy khi mang thai tuần đầu thường có màu trắng trong suốt.

Ảnh bác sĩ Bùi Thị Thu Hà

BS. Bùi Thị Thu Hà

Với thâm niên 20 năm trong lĩnh vực sản phụ khoa, 11 năm trong việc tư vấn tiền thai sản, Bs. Bùi Thị Thu Hà hiện là bác sỹ chuyên khoa chăm sóc tiền sản của bệnh viện Từ Dũ TP.HCM và là thành viên trong đội ngũ Chuyên gia HUGGIES® sẽ giải đáp những thắc mắc của Mẹ.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;