Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Thai giáo là gì? Hướng dẫn thai giáo từ chuyên gia

hướng dẫn thai giáo cho mẹ bầu

Thai giáo là gì hay thai giáo cho bé còn trong bụng mẹ ra sao chắc hẳn là thắc mắc của không ít mẹ bỉm mang thai lần đầu. Thai giáo cho thai nhi là sự chuẩn bị cho cả mẹ và bé trong chuyến hành trình về sau. Vậy thai giáo từ tháng thứ mấy hay cách thai giáo cho con thế nào là đúng? Hãy để Huggies cùng chuyên gia Bùi Thị Thu Hà hướng dẫn thai giáo cho mẹ bầu thật chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Tham khảo:

Thai giáo là gì?

Thai giáo là hoạt động xuất phát từ các nghiên cứu về tâm lý của mẹ và bé trong suốt giai đoạn 9 tháng 10 ngày, gồm 2 mục đích:

  • Giúp thai phụ có những kiến thức cần thiết về những biến đổi tâm lý mẹ trong suốt quá trình mang thai, từ đó tăng cường hiểu biết, vốn kiến thức, tu dưỡng tâm tính để vui vẻ, nói năng nhẹ nhàng, tâm lý tích cực yêu cái đẹp, biết phát triển những thói quen tốt như đọc sách, nghe nhạc, đi dạo bộ, thưởng thức cái đẹp. Từ đó, tạo một môi trường tâm sinh lý hoà thuận lợi cho thai, giúp thai nhi được sống trong một môi trường ổn định về tuần hoàn, nội tiết, nhiệt độ. Nếu mẹ sống trong tâm trạng bất an, u uất, đau buồn, sợ hãi hay phẫn nộ, nóng nảy…cơ thể sẽ phóng thích cholamine, làm thay đổi nhịp tim, tuần hoàn, tiêu hoá, các hocmon trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến hấp thu dinh dưỡng cho thai, tăng nguy cơ sẩy thai, thai lưu. Nếu bố mẹ thường xuyên tiếp xúc trò chuyện cùng con bằng lòng yêu thương trìu mến, sẵn sàng đón nhận con chào đời với niềm hân hoan thì đứa trẻ sinh ra sẽ linh hoạt hơn, mau biết nói và phát triển giác quan, ngôn ngữ tốt hơn, đồng thời bé sẽ cảm giác an toàn hơn sau sinh khi nghe giọng nói quen thuộc của ba mẹ.

Tham khảo:4 bí quyết đơn giản giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng

  • Hiểu sự phát triển tâm lý của thai từ giai đoạn rất sớm, từ đó giáo dục thai nhi từ trong bào thai và nó nằm trong hệ thống giáo dục con người từ khi chưa lọt lòng cho đến khi trưởng thành. Từ các kích thích như ngôn ngữ, âm nhạc, thơ ca, vuốt ve, ẩm thực…giúp trí não và giác quan thai phát triển, nâng cao chỉ số IQ và các tố chất trẻ sau sinh.

>> Tham khảo thêm:

Thai giáo từ tháng thứ mấy?

Thai giáo cho bé có thể bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ khi thai nhi đã phát triển đầy đủ các bộ phận, tai cũng phát triển tốt hơn. Vì vậy, các hoạt động của mẹ như đọc sách, nghe nhạc, trò chuyện, kích thích... đều có những ảnh hưởng nhất định đến bé, và bé cảm nhận được các tác động từ bên ngoài này.

Tham khảo:Những mốc khám thai quan trọng nhất mẹ không được quên

Hướng dẫn thai giáo cho mẹ bầu

Trước khi tiến hành thai giáo cho con, mẹ bầu cần biết là có nhiều kiểu thai giáo nhưng tổng hợp lại có 2 kiểu thai giáo chính:

  • Thai giáo gián tiếp: chăm sóc mẹ về mặt dinh dưỡng, tinh thần
  • Thai giáo trực tiếp:dạy trẻ thông qua các bài tập kích thích 5 giác quan của trẻ
  • Thai giáo dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng và khoa học của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Thai giáo dinh dưỡng là ăn đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, không nên kiêng khem quá mức, chia thành các bữa nhỏ trong ngày.

Mẹ có thể tham khảo: Thực đơn cho bà bầu không tăng cân, thai vẫn khỏe mạnh

  • Thai giáo tinh thần

Khi thai 4 tháng, thai có thể nghe được các âm thanh bên ngoài, thấy được ánh sáng xuyên qua thành bụng mẹ, cảm nhận được sự vui buồn của mẹ. Nếu mẹ nhẹ nhàng, ôn hoà, vui tươi bé sẽ thoải mái, cử động nhẹ nhàng. Nếu mẹ đau khổ, buồn bã, thai cũng tăng động hay lừ đừ, mệt mỏi. Mẹ cần ngủ đủ giấc và thường xuyên vận động nhẹ nhàng để hạn chế phù chân khi mang thai cũng như nâng cao sức khỏe.

  • Thai giáo âm thanh

Các bản nhạc êm dịu, nhẹ nhàng giúp tập trung phát triển cảm xúc tích cực, kích thích phát triển thính giác và não bộ, là các loại nhạc giai điệu nhẹ nhàng, du dương, chậm rãi, không lời như nhạc cổ điển, nhạc Mozart, dân ca,...phát triển thính giác và vỏ não bé.
Việc đọc truyện cho con thường xuyên sẽ giúp kích thích khả năng ngôn ngữ, khả năng liên tưởng, khả năng biểu đạt cảm xúc từ sớm.
Hoặc thường xuyên trò chuyện với thai bằng lòng yêu thương, tình cảm trìu mến, sẵn sàng và vui mừng chào đón con có mặt trên đời sẽ khiến bé cảm thấy vô cùng an toàn và yên tâm trong bụng mẹ. Trẻ ra đời, hay khóc do cảm giác sợ hãi và lạ lẫm với thế giới mới, nhưng khi trẻ được đặt lên ngực mẹ, nghe những âm thanh quen thuộc như nhịp tim, giọng nói của mẹ như trẻ từng nghe trong suốt thai kỳ sẽ khiến trẻ yên tâm, nín khóc.
Tham khảo:

  • Thai giáo thị giác

Thai giáo ánh sáng: Khi thai 27 tuần, mí mắt của con đã mở, thị giác bé phát triển gần hoàn thiện. Thai giáo ánh sáng đúng bằng cách dùng một chiếc đèn pin chiếu sáng và thai sẽ cảm nhận được sự di chuyển của nguồn ánh sáng ngoài bụng mẹ. Cách này sẽ giúp mắt của con khi sinh ra thật khỏe mạnh và tinh anh.
Ngoài ra, việc xem những cảnh thiên nhiên đẹp, tranh đẹp, những hình bé đẹp, hình tình cảm yêu thương mẹ con cũng sẽ gián tiếp tăng tình cảm mẹ con.
Tham khảo:Lịch tiêm chủng uốn ván đầy đủ cho bà bầu

  • Thai giáo khứu giác

Từ tháng thứ 7, khứu giác của thai đã phát triển nhưng thai nằm trong buồng ối nên khứu giác chưa phát huy tác dụng. Mẹ nên chọn các loại thức ăn có mùi vị dễ chịu. Tránh dùng các đồ cay, nóng, nhiều gia vị gây khó chịu cho thai.

  • Thai giáo xúc giác

Mát xa bụng nhẹ nhàng như xoa bụng hay hoặc kích thích ở các vị trí khác nhau của bụng mẹ, vào những thời điểm nhất định khi bé thức và chờ đợi hoạt động đáp trả của bé như duỗi đạp, đá vào bụng mẹ.

>> Tham khảo thêm:

    hướng dẫn thai giáo cho mẹ bầu
  • Thai giáo tri thức

Các câu đố, kiến thức về toán, ngoại ngữ, bách khoa… sẽ giúp con sớm giúp con phát triển IQ.
Tham khảo: 10 Cách trị ho cho bà bầu hiệu quả và an toàn

  • Thai giáo mỹ thuật: Bé cùng mẹ cùng khám phá thế giới thông qua những bức tranh mà chính mẹ vẽ.

Cách thai giáo cho con đúng cách

  • Thai giáo cho bé thường được thực hiện vào những giờ nhất định, thường vào buổi tối, khi thai thức.
  • Các động tác thai giáo nhẹ nhàng, vừa phải.

Tham khảo:Bà bầu đau bụng dưới tháng cuối có sao không?

  • Kiên trì, duy trì liên tục suốt thai kỳ, ví dụ thường tuần nghe 2-3 lần qua tai nghe áp vào bụng mẹ
  • Mỗi bé có những đặc điểm khác nhau, nên suốt quá trình thai kỳ mẹ sẽ tự tìm cách thai giáo nào hiệu quả nhất để giao tiếp và tương tác với bé.
  • Mẹ nên giữ một tinh thần lạc quan, vui vẻ để tạo môi trường bình an cho trẻ. Nếu có sự kết hợp của bố, gia đình với tình yêu thương tuyệt vời thì tốt hơn cho con.

Tham khảo:Bà bầu đau xương mu tháng cuối có phải sắp sinh không?

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Mang thai hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

Câu hỏi thường gặp

Mẹ bầu nên cho thai nhi nghe nhạc khi nào?

Mẹ có thể bắt đầu thói quen cho bé nghe nhạc từ tuần thai thứ 16 - 20, vì lúc này thai nhi đã cảm nhận được các âm thanh từ bên ngoài.

3 tháng đầu thai nhi sợ gì?

  • 4 tuần đầu: Thai nhi sợ nóng
  • Tuần 4 - 8: Thai nhi sợ thuốc
  • Tuần 8 - 12: Thai nhi sợ thuốc lá, rượu
  • Tuần 12 - 16: Thai nhi sợ tiếng ồn quá lớn
  • Tuần 16 - 20: Bé sợ thiếu dinh dưỡng
  • Tuần 20 - 24: Bé sợ tia bức xạ
  • Tuần 24 - 28: Bé sợ mẹ căng thẳng
  • Tuần 28 - 32: Bé sợ mẹ mệt mỏi
  • Tuần 32 - 36: Bé sợ mẹ lo lắng

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/eng/article/benefits-of-teaching-in-the-first-3-months-of-pregnancy-en

Ảnh bác sĩ Bùi Thị Thu Hà

BS. Bùi Thị Thu Hà

Với thâm niên 20 năm trong lĩnh vực sản phụ khoa, 11 năm trong việc tư vấn tiền thai sản, Bs. Bùi Thị Thu Hà hiện là bác sỹ chuyên khoa chăm sóc tiền sản của bệnh viện Từ Dũ TP.HCM và là thành viên trong đội ngũ Chuyên gia HUGGIES® sẽ giải đáp những thắc mắc của Mẹ.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;