Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Ngứa vùng kín khi mang thai: Các dấu hiệu bệnh lý

ngứa vùng kín khi mang thai

Ngứa vùng kín khi mang thai, mẹ bầu bị ngứa bụng hay bà bầu bị ngứa ở tay chân là hiện tượng không hiếm gặp. Vậy nguyên nhân gì khiến mẹ bầu bị ngứa toàn thân? Làm cách nào để hạn chế ngứa khi mang thai? Cùng Huggieschuyên gia Bùi Thị Thu Hà tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây mẹ nhé!

Tham khảo: Thụ thai bao lâu thì thai vào tử cung?

Vì sao bà bầu bị ngứa khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân gây ngứa vùng kín khi mang thai hay khiến bà bầu bị ngứa bụng, ngứa tay chân. Một số nguyên nhân dẫn thường gặp bao gồm:

  • Bà bầu bị ngứa khi mang thai thường có tiền sử da khô, mắc chứng da dị ứng hay chàm bội nhiễm, viêm da cơ địa…
  • Mẹ bầu bị ngứa toàn thân hay một số bộ phận nhất định trên cơ thể có thể do dị ứng thức ăn.
  • Bị ngứa khi mang thai tháng cuối thường do rạn da quá mức. Giai đoạn này bà bầu bị ngứa bụng, ngực, mông, đùi,…do các vết rạn xuất hiện ở những bộ phận này.
  • Ứ mật trong gan thường xảy ra vào nửa cuối thai kỳ khiến mẹ bầu bị ngứa khi mang thai. Nguyên nhân ứ mật thai kỳ không rõ, có thể phụ thuộc yếu tố gen và nồng độ nội tiết tố. Trong thời kì mang thai nồng độ hormone estrogen tăng làm tế bào gan tăng sản xuất mật, gây ứ đọng và làm chậm dòng chảy mật vào tá tráng, tăng hấp thu mật vào máu đồng thời tích tụ mật ở mô dưới da, gây khô da và ngứa, kèm chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi. Ngoài ra, mật còn ứ đọng trong các lông nhau, ảnh hưởng trao đổi chất mẹ con, dẫn đến giảm tưới máu thai nhi, gây thai suy dinh dưỡng hoặc thai lưu. Biểu hiện lâm sàng là ngứa nhiều lòng bàn tay, lòng bàn chân, nặng hơn về đêm, có thể gây khó ngủ.

Tham khảo: Dấu hiệu mang thai con trai hay con gái

  • Viêm nang lông trong thai kỳ: là tình trạng viêm lông ở một hoặc nhiều nang lông ở bất kỳ vùng da nào trừ lòng bàn tay và bàn chân, thường xảy ra do vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn). Biểu hiện những sẩn mủ mụn nhọt đầu trắng ở nang lông, gây ngứa.
  • Ngứa vùng kín khi mang tai thường do nấm da. Nấm da thường mọc ở các vùng kẽ, tiết mồ hôi ẩm ướt như ngực, nách, bẹn, quanh tầng sinh môn.... Có trường hợp ngứa do viêm âm đạo, kèm nóng rát âm đạo và khí hư ra nhiều.
  • Bệnh sán chó: là một loài giun tròn ký sinh và đẻ trứng trong ruột chó và mèo, qua phân rồi phát tán ra môi trường và lây nhiễm cho con người qua đường miệng, qua da và qua niêm mạc. Ấu trùng có thể có trong rau sống, thịt động vật, gia cầm … Khi ấu trùng sán chó (Toxocar) xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ vào máu và theo dòng máu đến các quan như, gan, tim, thận, phổi, mắt, não, da, cơ…Các dấu bất thường hay gặp mẩn ngứa ở da dị ứng, người mệt mỏi, mất ngủ, hay quên, làm việc kém tập trung, đau đầu không rõ nguyên nhân, rối loạn tiêu hóa, giảm thị lực…

Tham khảo: Dấu hiệu có thai tuần đầu

Mẹ bầu bị ngứa khi mang thai phải làm sao?

  • Mẹ bầu bị ngứa khi mang thai cần tránh cào, gãi vì càng gãi thì lại càng giải phóng histamine, khiến cho lớp da bị kích thích gây ngứa ngáy hơn.
  • Dùng một chiếc khăn mát hoặc một chiếc khăn ấm chườm lên vùng da bị ngứa để làm dịu cơn ngứa.
  • Giữ sạch thân thể. Tránh tắm nước nóng lâu dưới vòi hoa sen vì sẽ làm khô da. Sữa tắm  nên chọn loại có độ pH vừa phải, ít mùi thơm, không kích ứng, nhất là với các bạn có làn da mẫn cảm

Tham khảo: Có thai mấy tuần thì có tim thai

  • Giữ ẩm và chống rạn da bằng các loại gel hoặc tinh dầu được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như dầu oliu, dầu dừa, hạnh nhân, hướng dương. Mẹ bầu bị ngứa vùng bụng thì nên bôi (xoa) kem một cách nhẹ nhàng, tránh kích thích gây co bóp tử cung.
  • Mẹ bầu bị ngứa vùng kín muốn dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ thì nên chọn loại phù hợp cho phụ nữ mang thai và không nên lạm dụng vì chúng có thể làm thay đổi môi trường pH tự nhiên của âm đạo.
  • Quần áo nên mặc lỏng, không bó sát. Các loại vải nên chọn coton, thấm hút mồ hôi. Quần áo giặt sạch sẽ, phơi khô, tránh ẩm thấp
  • Môi trường ở thoáng khí, tránh tiếp xúc với các loại kháng nguyên như bụi, phấn hoa…
  • Chế độ ăn hợp lý: tăng cường bổ sung cho cơ thể các thực phẩm giàu vitamin A có nhiều trong các loại củ, gan, trứng, cá… Thực phẩm giàu vitamin D như dầu cá, các sản phẩm từ sữa, cá biển…. Giảm hay ngưng các thực phẩm cay nóng
  • Uống đủ nước mỗi ngày, đồ uống có cồn, các chất kích thích.
  • Tăng tập thể dục: bơi lội, yoga, dạo buổi tối… để giúp cho máu được lưu thông tốt hơn.

Tham khảo: Những thay đổi về mặt cơ thể khi mang thai

Ngứa khi mang thai khi nào cần điều trị?

Trong hầu hết các trường hợp, ngứa khi mang thai đều xuất phát từ các nguyên nhân lành tính và ít khi gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ bầu bị ngứa cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng gây vàng da, phát ban, tiêu chảy,trướng bụng, thậm chí kiệt sức, ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, các bà bầu nên đi khám để được điều trị khi thấy có biểu hiện bất thường.

Tham khảo: Chỉ số beta hcg

Các bà bầu nếu có ngứa, tốt nhất nên khám chuyên khoa da liễu trong các trường hợp sau:

  • Ngứa kéo dài
  • Ngứa kèm với triệu chứng sốt, phát ban: Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nhiễm trùng gây phát ban như sốt phát ban Rubella, sởi, herpes…
  • Ngứa, vàng da và rối loạn tiêu hóa: bệnh ứ mật trong thai kỳ
  • Ngứa kèm với các tổn thương ngoài da: bệnh lý da do dị ứng, cơ địa, viêm da
  • Ngứa + nóng rát âm đạo + ra khí hư: viêm âm đạo

Tham khảo: Cách tính ngày dự sinh chuẩn

Điều trị ngứa khi mang thai như thế nào?

ngứa vùng kín khi mang thai

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân, vị trí và tình trạng ngứa mà bác sĩ sẽ kê đơn và cách xử trí phù hợp:

  • Kem hoặc thuốc để kiểm soát nhiễm trùng. Đối với nhiễm trùng nhẹ, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh dạng kem bôi hoặc gel tại chỗ
  • Kem, dầu gội hoặc thuốc để chống nhiễm nấm.
  • Kem hoặc thuốc để giảm viêm: kem steroid
  • Kháng histamin: giảm ngứa

Tùy thuộc vào mức độ triệu chứng và cơ địa của mỗi người mà các bác sĩ có thể chỉ định cho bà bầu áp dụng các biện pháp khác nữa.

Tham khảo: Có thai bao lâu thì siêu âm được

Không nên tự ý bôi thuốc vì có thể làm tình trạnh bệnh nặng hơn.

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Mang thai hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

Ảnh bác sĩ Bùi Thị Thu Hà

BS. Bùi Thị Thu Hà

Với thâm niên 20 năm trong lĩnh vực sản phụ khoa, 11 năm trong việc tư vấn tiền thai sản, Bs. Bùi Thị Thu Hà hiện là bác sỹ chuyên khoa chăm sóc tiền sản của bệnh viện Từ Dũ TP.HCM và là thành viên trong đội ngũ Chuyên gia HUGGIES® sẽ giải đáp những thắc mắc của Mẹ.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;