Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Bầu ăn bạch tuộc được không? Lợi ích của bạch tuộc và lưu ý cho mẹ bầu

bầu ăn bạch tuộc được không thumb

Bầu ăn bạch tuộc được không là điều mà các mẹ bầu đặc biệt quan tâm. Với vị ngon ngọt, giòn dai, bạch tuộc là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người. Tuy nhiên, nếu đang trong thai kỳ, mẹ bầu nên cẩn thận khi ăn uống để tránh những rủi ro ngoài ý muốn. Để biết, mang bầu có ăn được bạch tuộc hay không, bạn hãy theo dõi bài viết sau của Huggies.

Xem thêm:

Bầu ăn bạch tuộc được không?

Có bầu ăn bạch tuộc được không? Trước khi giải đáp thắc mắc này bạn nên biết bạch tuộc là một loại hải sản rất bổ dưỡng. Bạch tuộc cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất thiết yếu như chất đạm, chất béo, sắt, selen, canxi, kali, vitamin B6, B12,... Đây đều là những thành phần cần thiết với sức khỏe mẹ bầu. Vì thế, các mẹ hoàn toàn có thể ăn bạch tuộc khi mang thai.

Tuy nhiên, mẹ bầu cần biết cách ăn bạch tuộc đúng và trong giới hạn nhất định, nhất là trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu. Mặc dù bạch tuộc là nguồn thực phẩm bổ dưỡng nhưng lại chứa một lượng ít thuỷ ngân - đây là một loại độc tố. Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều bạch tuộc trong suốt thai kỳ sẽ dẫn đến dư lượng thủy ngân trong cơ thể, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.

Xem thêm:

bầu ăn bạch tuộc được không

Bạch tuộc là món ăn giàu dinh dưỡng, giúp bồi bổ cơ thể (Nguồn: Sưu tầm)

Những lợi ích mà bạch tuộc mang lại cho mẹ bầu

Sau khi giải đáp được thắc mắc bầu ăn bạch tuộc được không, các mẹ bầu đã có thể yên tâm bổ sung bạch tuộc vào chế độ ăn hằng ngày. Mẹ bầu ăn bạch tuộc đúng cách, liều lượng hợp lý sẽ mang đến rất nhiều lợi ích, có thể kể đến như:

Bổ sung chất dinh dưỡng

Như đã đề cập ở trên, bạch tuộc là thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Bên cạnh cung cấp calo cho cơ thể thì bạch tuộc còn giúp bồi bổ thể lực. Mẹ bầu ăn bạch tuộc đúng cách sẽ giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể cũng như thai nhi trong bụng.

Xem thêm: Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa cho con bú sau sinh?

Tăng cường sức đề kháng

Bạch tuộc có chứa hàm lượng lớn các dưỡng chất như canxi, kali, photpho, selen,... và một số vitamin nhóm B. Nhờ đó, ăn bạch tuộc sẽ giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng, giảm ốm vặt và thai nhi cũng phát triển khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, chất béo omega-3 có trong bạch tuộc còn giúp mẹ bầu nuôi dưỡng đôi mắt khỏe, tăng cường thị lực.

Xem thêm: Hướng Dẫn Bổ Sung Canxi Cho Mẹ Sau Sinh Đúng Cách

Tốt cho hệ tiêu hóa

Bạch tuộc có chứa một lượng selen dồi dào. Đây là thành phần cần thiết giúp thúc đẩy chuyển hóa protein, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định. Không chỉ vậy, selen còn có khả năng chống oxy hóa, giúp cơ thể mẹ bầu chống lại các gốc tự do gây hại.

Tăng cường trao đổi chất

Bạch tuộc còn chứa hàm lượng lớn vitamin B12, giúp ngăn ngừa chứng thiếu máu ở mẹ bầu. Hơn nữa, thành phần này còn tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể, đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cần thiết.

Giúp thai nhi phát triển trí tuệ tốt hơn

Chất béo omega-3 có trong thịt bạch tuộc là nguồn dưỡng chất quan trọng đảm bảo cho sự phát triển trí não của thai nhi, tăng cường trí thông minh cho em bé từ trong bụng mẹ.

Mẹ bầu ăn bạch tuộc đúng cách

Mẹ bầu ăn bạch tuộc đúng cách nhận lại rất nhiều lợi ích (Nguồn: Sưu tầm)

Bà bầu ăn bạch tuộc bao nhiêu là đủ?

Bầu ăn bạch tuộc được không? Câu trả lời là nhưng bạn cũng không nên lạm dụng. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, các mẹ bầu nên hạn chế ăn bạch tuộc trong 3 tháng đầu. Sau thời gian này, mẹ bầu có thể ăn bạch tuộc 1 - 2 bữa/tuần với một lượng vừa đủ, mỗi bữa ăn không quá 100g. Khi ăn bạch tuộc, nếu mẹ bầu xuất hiện bất kỳ biểu hiện dị ứng nào hãy ngừng ăn ngay lập tức và liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ.

Những nguy hiểm khi bà bầu ăn bạch tuộc sống

Bạch tuộc là nguyên liệu chế biến nên nhiều món ăn ngon. Trong đó, một số món bạch tuộc ăn sống như Sashimi, bạch tuộc sống sốt cay được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, bạch tuộc sống không phù hợp với phụ nữ mang thai.

Trong chế độ ăn uống của các mẹ bầu, hãy ưu tiên nấu chín thức ăn và bạch tuộc cũng không phải là ngoại lệ. Bạch tuộc nấu chín giúp tiêu diệt vi khuẩn, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. Nếu ăn bạch tuộc sống, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro như sau:

  • Dư lượng thủy ngân, gây ngộ độc cho mẹ và thai nhi.
  • Nhiễm khuẩn đường ruột.
  • Nhiễm Anisakis, một loại giun tròn có trong hệ tiêu hóa của các loài hải sản.
  • Nhiễm khuẩn Salmonella gây ngộ độc thực phẩm.
  • Ăn sống bạch tuộc có đốm xanh gây nhiễm độc Tetrodotoxin, đe dọa đến tính mạng.

Xem thêm:

Sashimi bạch tuộc

Mẹ bầu không được ăn bạch tuộc sống (Nguồn: Sưu tầm)

Gợi ý một số món ngon từ bạch tuộc dành cho mẹ bầu

Như vậy, bạn đã biết bầu ăn bạch tuộc được không cũng như những lưu ý khi sử dụng. Để đa dạng hóa thực đơn cho mẹ bầu, Huggies chia sẻ một số món ngon, bổ dưỡng từ bạch tuộc như:

Bạch tuộc hấp gừng

Bạch tuộc hấp hạn chế tối đa dầu mỡ, gia vị nên là món ăn tốt nhất cho mẹ bầu. Bạch tuộc hấp gừng không chỉ khử được mùi tanh mà còn giúp phòng ngừa cảm cúm khi mang thai.

Nguyên liệu: Bạch tuộc, gừng, rượu trắng, hành lá, chanh, ớt và một số gia vị khác.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Sơ chế bạch tuộc, bóp bạch tuộc với một chút rượu và chanh để loại bỏ nhớt và khử mùi tanh. Sau đó, bạn rửa sạch bạch tuộc và để ráo nước.
  • Bước 2: Ướp bạch tuộc với một số gia vị theo khẩu vị trong 20 phút.
  • Bước 3: Gừng rửa sạch và thái sợi. Hành lá rửa sạch rồi cắt ngắn từng khúc.
  • Bước 4: Cho bạch tuộc vào nồi hấp, thêm gừng và hành. Hấp bạch tuộc trong khoảng 30 phút.
  • Bước 5: Gắp bạch tuộc ra đĩa, cắt miếng nhỏ và thưởng thức.

Xem thêm: Dinh dưỡng bà bầu và lưu ý mang thai 3 tháng giữa

Bạch tuộc nướng

Bạch tuộc nướng cũng là món ăn hấp dẫn, bổ dưỡng cho mẹ bầu. Cách chế biến bạch tuộc nướng cũng không quá cầu kỳ.

Nguyên liệu: Bạch tuộc, dầu ăn, muối, ớt, sả, tỏi, gia vị.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Sơ chế bạch tuộc, rửa sạch với nước muối rồi để ráo nước.
  • Bước 2: Tỏi, sả, ớt rửa sạch rồi xay nhuyễn với một chút muối, đường, hạt nêm.
  • Bước 3: Ướp bạch tuộc với hỗn hợp đã xay, thêm một chút dầu ăn. Thời gian ướp từ 1 - 2 tiếng.
  • Bước 3: Xếp bạch tuộc vào nồi chiên không dầu hoặc lò nướng, nướng nhiệt độ 180 độ C trong 25 phút.
  • Bước 4: Kiểm tra bạch tuộc đã chín chưa, nếu đã chín bạn hãy gắp ra, cắt miếng nhỏ và thưởng thức.

Bạch tuộc nướng

Bạch tuộc nướng thơm ngon, hấp dẫn cho mẹ bầu (Nguồn: Sưu tầm)

Bạch tuộc sốt tương cà

Để thay đổi khẩu vị, bạn có thể chế biến ngay món bạch tuộc sốt tương cà. Món ăn phù hợp với những mẹ bầu sợ cay.

Nguyên liệu: Bạch tuộc, rượu trắng, tương cà, ớt chuông, chanh, dầu hào, dứa, muối.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Làm sạch bạch tuộc, bóp với rượu trắng và chanh để khử tanh. Rửa lại bạch tuộc với nước và để ráo.
  • Bước 2: Ướp bạch tuộc với một chút tương cà, dầu hào, muối trong khoảng 5 phút.
  • Bước 3: Rửa sạch dứa và ớt chuông. Một phần xay nhuyễn còn một phần cắt hạt lựu.
  • Bước 4: Cho bạch tuộc vào nồi chiên không dầu, nướng ở nhiệt độ 100 độ C trong 10 phút.
  • Bước 5: Làm nóng chảo dầu, phi tỏi cho thơm rồi cho tương cà, ớt chuông và dứa vào đảo đều đến khi hỗn hợp sánh lại.
  • Bước 6: Lấy bạch tuộc ra khỏi nồi chiên, cho vào chảo nước sốt rồi đảo đều. Bạch tuộc chín thì tắt bếp, múc ra đĩa và thưởng thức.

Bạch tuộc sốt tương cà

Lạ miệng với món bạch tuộc sốt tương cà cho mẹ bầu (Nguồn: Sưu tầm)

Bài viết trên chắc hẳn đã giúp các mẹ bầu tìm được câu trả lời cho câu hỏi bầu ăn bạch tuộc được không và những lưu ý khi ăn bạch tuộc. Qua đó, bạn cũng bỏ túi thêm một số món ăn lạ miệng, bổ dưỡng, tốt cho mẹ bầu từ bạch tuộc. Hãy tiếp tục theo dõi Huggies để học hỏi thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe thai kỳ nhé.

Xem thêm:

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Mang thai 30/01/2019

Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Khám thai lần đầu khi nào?

Trễ kinh bao lâu thì siêu âm thấy thai? Là 3-17 ngày, để chắc chắn hơn bạn đang mang thai nên theo dõi sau 1 tuần chậm kinh và 3 tuần sau khi thụ thai.

Mang thai 17/05/2022

Phôi Thai Có Từ Tuần Thứ Mấy? Giai Đoạn Phát Triển Phôi Thai

Phôi thai có từ tuần thứ mấy? Thời điểm nào phôi thai sẽ xuất hiện, phát triển và làm tổ? Huggies sẽ giải đáp cho bạn vấn đề này trong bài viết sau.

Dạy bé tập nói
Bé tập đi 07/12/2018

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy trẻ học nói đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tư duy và ngôn ngữ của bé. Để giúp bé phát âm chuẩn, dùng từ chính xác cần có sự quan tâm và nhiệt tình hướng dẫn của cha mẹ. Huggies xin mách bạn một số bí quyết để giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;