Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Bà bầu ăn mít được không? Ăn nhiều có bị sẩy thai không?

Tìm hiểu bầu ăn mít được không

Mít là một loại trái cây thơm ngon, giàu dinh dưỡng và được nhiều người yêu thích. Khi mang thai, việc bổ sung trái cây là rất cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Vậy, mẹ bầu ăn mít được không? Liệu mít có thực sự gây hại cho thai nhi như lời đồn? Hãy cùng Huggies khám phá sự thật về việc ăn mít khi mang thai và những lợi ích mà loại quả này mang lại cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

>> Xem thêm:

Bà bầu ăn mít được không?

Câu trả lời là CÓ, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn mít trong suốt thai kỳ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ sản khoa, mít chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi, bao gồm:

  • Vitamin B6: Hỗ trợ phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi, giúp ngăn ngừa dị tật liên quan đến sợi cơ và thần kinh.
  • Vitamin C: Tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng, đồng thời giúp hấp thu sắt tốt hơn.
  • Kali: Kiểm soát huyết áp, giúp tim mạch khỏe mạnh, ngăn ngừa nguy cơ chuột rút và phù nề chân tay.
  • Acid folic: Hỗ trợ quá trình hình thành ống thần kinh và giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
  • Chất xơ: Giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, giảm táo bón.
  • Các khoáng chất khác: Magie, canxi, sắt,… giúp mẹ bầu khỏe mạnh và cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, các mẹ chỉ nên tiêu thụ mít với lượng vừa đủ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Bởi loại quả này có hàm lượng đường cao, nếu ăn nhiều sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh về da phát triển như mụn nhọt, rôm sảy,... Ngoài ra, bà bầu ăn mít quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bà bầu ăn mít được không

Bà bầu có thể ăn mít ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ (Nguồn: Sưu tầm)

>> Xem thêm:

Ăn mít có lợi ích gì đối với sức khỏe mẹ bầu?

Thực tế, những ảnh hưởng tiêu cực của quả mít đối với sức khỏe chỉ xảy ra nếu thai phụ bị dị ứng, tiểu đường hoặc rối loạn máu,… Ngược lại, các bà bầu có sức khỏe tốt thì việc ăn mít đúng cách với số lượng vừa phải sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Cụ thể mít giúp:

  • Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể: Trong mít chứa hàm lượng lớn vitamin A, B và C có tác dụng làm tăng cường hệ thống miễn dịch, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai.
  • Giải tỏa căng thẳng: Nhờ chứa nhiều vitamin B6 và magie, quả mít có khả năng chống lại cảm giác căng thẳng hiệu quả. Vì thế, nếu phụ nữ mang thai ăn mít với lượng vừa đủ có thể giúp giải tỏa lo âu, căng thẳng. Từ đó mẹ bầu sẽ có tinh thần thoải mái hơn trong suốt quá trình mang thai.
  • Giảm tình trạng táo bón: Theo các chuyên gia về sức khỏe, trong mít có chứa hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp tăng nhu động ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, đồng thời làm giảm tình trạng táo bón phổ biến trong thai kỳ.
  • Bổ sung năng lượng cho cơ thể: Các loại đường tự nhiên trong mít như fructose và sucrose sẽ cung cấp năng lượng tức thì cho cơ thể, giúp mẹ bầu vượt qua cơn mệt mỏi, khó chịu do nghén.
  • Ổn định huyết áp: Hàm lượng kali dồi dào có trong mít sẽ giúp kiểm soát nhịp tim, ổn định huyết áp và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch, từ đó duy trì được sức khỏe mẹ bầu tốt hơn.

Lợi ích khi ăn mít cho bà bầu

Ăn mít với lượng vừa đủ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (Nguồn: Sưu tầm)

>> Xem thêm:

Ăn mít nhiều có bị sẩy thai không?

Theo các chuyên gia sức khỏe, bà bầu ăn mít không gây ra sẩy thai nếu được tiêu thụ một cách hợp lý và đúng liều lượng. Không chỉ vậy, ăn mít đúng cách còn giúp mẹ bầu bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Những lời đồn bà bầu ăn mít gây sẩy thai do loại quả này có tính nóng là không có cơ sở khoa học.

>> Tham khảo thêm:

Cách ăn mít tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi

Sau khi đã giải đáp được câu hỏi bà bầu ăn mít được không, chắc hẳn mẹ đã cảm thấy an tâm hơn khi bổ sung thêm loại quả này vào chế độ ăn uống của mình. Tuy nhiên, khi ăn mít các mẹ cũng cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:

Ăn lượng mít vừa phải

Để không gây hại cho sức khỏe, lượng mít phù hợp mà bà bầu có thể tiêu thụ là từ 80 - 100g mỗi ngày. Dù loại quả này có thể ăn hằng ngày nhưng để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể thì mẹ bầu nên bổ sung thêm các loại thực phẩm khác. Tốt nhất, mẹ bầu nên ăn cách ngày hoặc tuần ăn 2 - 3 bữa. Ngoài mít chín ăn với sữa chua, bột yến mạch, mẹ bầu cũng có thể ăn mít sấy, sinh tố mít hoặc mít xanh chế biến thành các món gỏi, xào, nấu canh. 

Chọn những quả mít ngon, không có hóa chất

Bất cứ loại trái cây nào muốn ăn ngon và bổ dưỡng phải chọn loại tươi mới và không có hóa chất. Với mít cũng vậy, khi mua các mẹ nên lựa chọn quả mít có hình dáng tròn đều, cầm nặng tay và có mùi thơm đặc trưng. Những quả mít chín tự nhiên thường có lớp vỏ hơi mềm, cuống dính chặt vào thân, gai không nhọn và có thể ngửi thấy mùi thơm từ xa. Tuyệt đối không nên chọn những quả mít bị hư vì khi ăn sẽ khiến mẹ bầu đau bụng hay gây khó chịu cho hệ tiêu hóa.

Lựa chọn mít ngon

Lựa những quả mít tươi ngon, không có hóa chất để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi (Nguồn: Sưu tầm)

Loại bỏ sạch phần mủ trước khi ăn

Mủ mít hay nhựa mít là phần không thể ăn được, do đó các mẹ phải lau thật sạch mủ sau khi cắt để khi bóc tách thịt không bị dính vào tay và quần áo.  

Mẹ bầu bị dị ứng, rối loạn máu, tiểu đường không nên ăn mít

Với những công dụng tuyệt vời từ loại quả này, có thể thấy mức độ lo lắng về việc bà bầu ăn mít được không cũng được giảm xuống. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, quả mít chỉ phát huy tác dụng đối với phụ nữ mang thai có sức khỏe tốt, còn một số đối tượng sau nên hạn chế ăn mít:

  • Người bị rối loạn đông máu ăn mít có thể làm nhanh đông máu, gây ra các triệu chứng nguy hiểm.
  • Mẹ bầu mắc bệnh béo phì, tiểu đường thai kỳ thì cần hạn chế ăn mít vì chúng chứa nhiều đường Fructose và Sucrose
  • Ngoài ra, những người có cơ địa nóng, dễ dị ứng, bị suy thận mãn tính hay gan nhiễm mỡ cũng không nên ăn mít.

Qua bài viết này, chắc hẳn các mẹ đã biết bà bầu ăn mít được không rồi nhỉ. Đối với phụ nữ mang thai, loại quả mang lại nhiều lợi ích hơn là tác hại. Nếu ăn mít đúng cách với lượng vừa phải, các mẹ không chỉ thỏa mãn cơn thèm ngọt hay thèm ăn khi mang thai mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, khi chọn mua mít, các mẹ nên chọn địa chỉ uy tín và có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn thực phẩm nhé.

>> Tìm hiểu thêm:

** Lưu ý: Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vì thế hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

 

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;