MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Bà bầu có uống nước dừa được không?
- Bà bầu mấy tháng uống được nước dừa?
- 5 lợi ích tuyệt vời từ nước dừa cho mẹ bầu và thai nhi
- Các giai đoạn thai kỳ mẹ bầu nên và không nên uống nước dừa
- Thời điểm bà bầu uống nước dừa tốt nhất
- 6 trường hợp mẹ bầu TUYỆT ĐỐI không nên uống nước dừa
- Một số lưu ý cho bà bầu khi uống nước dừa
- Những câu hỏi thường gặp về uống nước dừa khi mang thai
Thực phẩm và đồ uống an toàn cho bà bầu luôn là mối quan tâm lớn, đặc biệt là đối với việc bà bầu uống nước dừa. Nhưng thực hư ra sao? Vậy liệu bà bầu nên bắt đầu uống nước dừa từ tháng thứ mấy? Uống bao nhiêu là đủ và nước dừa mang lại những lợi ích gì cho mẹ và bé? Hãy cùng Huggies khám phá những lợi ích và lưu ý khi bà bầu uống nước dừa trong bài viết này!
Bà bầu có uống nước dừa được không?
Bà bầu hoàn toàn có thể uống nước dừa và hơn thế nữa, nước dừa còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, tương tự như bất kỳ thực phẩm nào, mẹ bầu nên uống nước dừa với liều lượng hợp lý để tránh những tác dụng phụ không mong muốn và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ sản khoa, thời gian lý tưởng để uống nước dừa là từ tháng thứ 4 đến khi bầu 6 tháng, tức là khi thai 13 tuần đến thai 24 tuần tuổi. Trong giai đoạn này, uống nước dừa có thể mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, trong giai đoạn mang thai 12 tuần đầu, mẹ bầu nên tránh uống nước dừa, vì lúc này thai nhi còn mới hình thành và chưa ổn định. Tính mát của nước dừa có thể làm tăng nguy cơ sảy thai sớm trong giai đoạn này.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ sản khoa, thời gian lý tưởng để uống nước dừa là từ tháng thứ 4 của thai kỳ (Nguồn: Sưu tầm)
Bà bầu mấy tháng uống được nước dừa?
Bà bầu uống nước dừa từ tháng thứ mấy là tốt nhất?Thời điểm lý tưởng để bắt đầu uống nước dừa là từ 3 tháng giữa của thai kỳ, tức là khoảng tuần thai thứ 13-24. Trong giai đoạn này, mẹ bầu nên chọn những trái dừa non (với lớp cơm mỏng và nhiều nước), vì một ly nước dừa non có thể cung cấp khoảng 46 calo, 3g chất xơ, cùng nhiều chất điện giải, vitamin, và sắt.
>> Tham khảo thêm:
- Nguyên nhân và cách giảm đau xương mu khi mang thai
- Các loại thực phẩm làm sảy thai mẹ bầu cần tránh
Mẹ có biết:
Mẹ có thể uống nước dừa vào tuần thai thứ 13 - 24. Đây cũng là khoảng thời gian thích hợp để mẹ bắt đầu sắm những đồ dùng cần thiết cho bé. Hành trình chuẩn bị đón chào bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.
Da bé dễ tổn thương và bị kích ứng da là vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng!
Huggies Skin Perfect là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam, sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiểu, duy trì pH trên da bé <7 giảm các tác nhân gây kích ứng da và 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.
Bên cạnh đó, Huggies còn cóTã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu u, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.
Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "tuyệt vời" trong hành trình đầu đời của con!
Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)
5 lợi ích tuyệt vời từ nước dừa cho mẹ bầu và thai nhi
Dưới đây là các lợi ích tuyệt vời mà nước dừa mang lại cho sức khỏe của mẹ và bé mà mẹ bầu cần phải biết:
Cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho mẹ bầu
Trung bình trong mỗi trái dừa nhỏ (trọng lượng 100g) có chứa lượng nước là 47g, chiếm đến 45 – 50% trọng lượng của trái dừa, có khoảng 354 calo, 3,3 gram protein, khoảng 15 gram carbohydrate, 6 gram đường và không có chất béo.
Đồng thời, những thành phần chính có trong nước dừa gồm: Lipid, Cholesterol, Natri, Kali, carbohydrat, chất xơ, đường, Protein, vitamin C, Vitamin B6, sắt cho bà bầu... có lợi cho cả mẹ và bé, giúp mẹ bầu duy trì huyết áp, cân bằng chất lỏng, điều chỉnh pH và tăng cường hoạt động của các cơ. Ngoài ra, dưỡng chất trong nước dừa còn giúp mẹ bầu cải thiện làn da, tóc khỏe mạnh và giảm các bệnh liên quan đến da, tóc trong thai kỳ. Đặc biệt, chất điện giải trong nước dừa là sự lựa chọn hoàn hảo giúp mẹ cải thiện chứng ốm nghén khi mang thai.
Cải thiện hệ tiêu hóa, giảm táo bón
Nước dừa còn có rất nhiều vitamin nhóm A, nhóm B và nhiều loại vitamin khác giúp mẹ bầu khỏe mạnh, tinh thần thoải mái hơn, ăn uống ngon miệng hơn. Bên cạnh đó, nước dừa còn có khả năng cải thiện tiêu hóa, duy trì độ pH trong cơ thể và nhuận tràng tự nhiên, nên giúp mẹ giảm được các vấn đề như bầu bị táo bón, ợ hơi nóng, tăng tiết axit dạ dày,... Tuy nhiên, mẹ bầu nào có hội chứng ruột kích thích thì nên hạn chế uống nước dừa.
>> Tham khảo thêm: Kinh nghiệm chăm sóc bà mẹ mang thai đúng cách
Chống lại nhiễm trùng, tăng cường hệ miễn dịch
Nước dừa có hàm lượng axit lauric dồi dào, có tác dụng giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể của thai phụ và thai nhi. Đồng thời, việc uống nước dừa khi mang thai cũng giúp mẹ bầu bổ sung lượng nước và muối bị hao hụt trong cơ thể, đặc biệt là trong trường hợp cần bổ sung tuần hoàn, điều trị thiếu ối.
Chất lợi tiểu tự nhiên
Bà bầu uống nước dừa giúp tăng lưu lượng tuần hoàn, tăng đào thải nước tiểu, tăng tần suất đi tiểu. Từ đó, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.
>> Tham khảo thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu: Thực đơn cho bà bầu
Nước dừa cung cấp lượng lớn dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu trong quá trình thai kỳ (Nguồn: Sưu tầm)
Cải thiện lưu thông máu và kiểm soát lượng đường
Bên cạnh hàm lượng axit lauric thì nước dừa cũng có hàm lượng kali cao, Những người bị huyết áp cao thường có nồng độ kali thấp, do đó uống nước dừa giúp điều chỉnh huyết áp của họ vì nước dừa có axit lauric tự nhiên và hàm lượng kali cao. Thói quen uống nước dừa cũng giúp cơ thể tăng khả năng sản xuất HDL hoặc cholesterol tốt để chống lại các cholesterol xấu gây bệnh. Do đó, đối với những người bị cao huyết áp khi mang thai, nước dừa là một lựa chọn thông minh.
Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng nước dừa thay thế cho thuốc điều trị cao huyết áp hoặc tiền sản giật, mà nên đến gặp bác sĩ để có phương pháp trị bệnh tốt nhất. Đồng thời, hàm lượng đường trong nước dừa khá thấp nên cũng được xem là lựa chọn hoàn hảo giúp các mẹ bầu giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
>> Tham khảo thêm: Cách hạ đường huyết khi mang thai cho mẹ đơn giản, hiệu quả
Hàm lượng calo và chất béo thấp
Nước dừa có rất ít calo mặc dù chứa rất nhiều dưỡng chất nhưng hàm lượng calories trong nước dừa lại rất thấp. Đây là một lựa chọn phù hợp giúp cung cấp dinh dưỡng cho mẹ bầu mà không sợ bị tăng cân. Bởi tuy mẹ bầu cần rất nhiều dinh dưỡng để nuôi lớn thai nhi, việc nạp quá nhiều calo sẽ khiến cân nặng mẹ bầu tăng nhanh, dễ bị béo phì. Điều này lại có khả năng gây ra nhiều biến chứng thai kỳ cũng như dị tật cho thai nhi. Chính vì thế, nước dừa rất phù hợp cho mẹ bầu.
Trung bình trong mỗi trái dừa 100g có chứa lượng nước là 47g, 354 calo, 3,3 gram protein, 15 gram carbohydrate, 6 gram đường,... *(Nguồn dữ liệu: USDA - Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ)
Nước dừa cung cấp các chất điện giải cần thiết cho bà bầu
Trong nước dừa có đầy đủ 5 loại chất điện giải cần thiết: khoáng chất, kali, natri, phốt pho và canxi cho bà bầu. Những chất này rất quan trọng trong việc bù nước và bổ sung điện giải, đặc biệt khi mẹ bầu bị tiêu chảy, buồn nôn, nôn thường xuyên bị. Nước dừa giúp cân bằng điện giải, điều hòa huyết áp và giảm triệu chứng nghén.
>> Tham khảo thêm: 9 mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần ghi nhớ trong thai kỳ
Nước dừa có hàm lượng calories 354 (kcal) rất thấp, không gây tăng cân cho mẹ bầu (Nguồn: Sưu tầm)
Các giai đoạn thai kỳ mẹ bầu nên và không nên uống nước dừa
Dưới đây là các giai đoạn thai kỳ mà mẹ bầu nên và không nên uống nước dừa:
Không nên cho bà bầu uống nước dừa trong 3 tháng đầu
Vậy bầu mấy tháng được uống nước dừa? Hay bầu 4 tháng uống nước dừa được không? Câu trả lời là mẹ bầu không nên uống nước dừa trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đây là giai đoạn quan trọng khi thai nhi mới hình thành và chưa ổn định. Nước dừa có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, điều này làm tăng nguy cơ xuất hiện dấu hiệu sảy thai trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu nên đợi đến tam cá nguyệt thứ hai (từ tuần 13 trở đi) để bắt đầu uống nước dừa một cách an toàn và có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, nước dừa có thể khiến các cơ trở nên mềm yếu và hạ huyết áp, điều này không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ đầu mang thai.
3 tháng giữa thai kỳ (tuần thai 13 - 24) là giai đoạn tốt nhất để mẹ bầu uống nước dừa
Thời điểm tốt nhất bắt đầu uống từ tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ, tức là khoảng tuần thai thứ 13 đến 24. Trong giai đoạn này, mẹ bầu nên chọn dừa non (với cơm mỏng và nhiều nước) vì một ly nước dừa non cung cấp khoảng 46 calo, 3g chất xơ, và nhiều chất điện giải, vitamin, cùng sắt. Ngược lại, dừa già thường có ít nước và vị nhạt hơn. Mẹ bầu nên duy trì liều lượng uống nước dừa tiêu chuẩn, khoảng 150 - 200ml mỗi ngày, và uống 3 - 4 lần mỗi tuần. Đồng thời, tránh uống nước dừa đã để qua đêm sau khi chặt ra.
Một điều thú vị là mặc dù nước dừa từ trái dừa già không chứa nhiều dinh dưỡng và ít nước hơn, cùi dừa già lại có hàm lượng dưỡng chất cao hơn. Mẹ bầu có thể thử thêm các món ăn từ cùi dừa để làm phong phú thực đơn và bổ sung dưỡng chất cho mình.
Mẹ có thể tham khảo các món ăn từ cùi dừa để gia tăng sự đa dạng cho món ăn (Nguồn: Sưu tầm)
Mẹ nên giảm tần suất uống nước dừa 3 tháng cuối thai kỳ
Bầu 8 tháng uống nước dừa được không? Mẹ bầu cần hạn chế uống nước dừa giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, tức là từ khi thai 36 tuần - thai 37 tuần. Vì việc bà bầu uống nước dừa 3 tháng cuối quá nhiều nước dừa có thể dẫn đến hiện tượng dư ối, gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh đẻ.
Mẹ chỉ nên uống 1 lượng nước dừa vừa phải, thay vì 1 ly nước dừa từ 150 - 200ml/ngày và khoảng 3 - 4 lần/tuần thì giảm xuống 1 ly nước dừa từ 150 - 200ml/ngày và khoảng 1 - 2 lần/tuần, nhằm giúp cung cấp dưỡng chất, vitamin, tránh hiện tượng dư ối, ảnh hưởng đến quá trình sinh con.
Thời điểm bà bầu uống nước dừa tốt nhất
Bà bầu nên uống nước dừa khi nào trong ngày? Thời điểm lý tưởng nhất để bà bầu uống nước dừa là vào buổi sáng và buổi trưa. Mẹ bầu chỉ nên uống tối đa 1 ly nước dừa mỗi ngày.
- Uống nước dừa vào buổi sáng sớm hoặc trước bữa ăn: Uống một ly nước dừa trước bữa ăn, đặc biệt là uống nước dừa vào sáng sớm sẽ giúp dạ dày có cảm giác no lâu và giúp ngăn ngừa thói quen ăn quá nhiều trong một ngày dài sau đó.
- Uống nước dừa vào buổi trưa hoặc sau bữa ăn: Mẹ có thể uống nước dừa để giải khát, bù điện giải và làm mát thân nhiệt, đồng thời nước dừa có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa nên sẽ giúp mẹ dễ dàng tiêu hóa nhanh hơn và ngăn ngừa đầy hơi sau bữa ăn.
>> Tham khảo thêm: Thực đơn hàng ngày cho bà bầu dinh dưỡng từng giai đoạn
Mẹ bầu nên uống nước dừa vào buổi sáng sớm, trước bữa ăn, buổi trưa hoặc sau bữa ăn để tận dụng tối đa lợi ích mà thực phẩm mang lại (Nguồn: Sưu tầm)
6 trường hợp mẹ bầu TUYỆT ĐỐI không nên uống nước dừa
Để tránh những ảnh hưởng không mong muốn khi uống nước dừa trong thời kỳ mang thai, dưới đây là 6 trường hợp mẹ bầu tuyệt đối không nên uống nước dừa:
- Khi cảm thấy không khỏe, mệt mỏi trong người
- Mẹ có tiền sử mắc các bệnh suy nhược, huyết áp thấp hạ đường huyết, người mới ốm dậy.
- Thân nhiệt thay đổi đột ngột (Sốc nhiệt): Không nên uống nước dừa khi vừa đi ngoài trời nắng nóng trở về nhà bởi điều nãy dễ dẫn đến các triệu chứng ớn lạnh, đầy bụng, cảm đột ngột.
- Xảy ra hiện tượng đa ối ở giai đoạn cuối thai kỳ: Mẹ bầu nào có hiện tượng đa ối cũng không nên uống nước dừa ở cuối giai đoạn thai kỳ.
- Có tiểu sử bệnh án hay thể tạng thuộc tính âm: Theo Đông y, nước dừa thuộc âm, nếu uống nhiều sẽ tụt giảm huyết áp, mềm yếu gân cơ. Vì thế, những người thuộc thể tạng thuộc âm (da xanh tái, chân tay lạnh,...), mẹ bầu 3 tháng đầu, người bị trĩ, huyết áp thấp, thấp khớp... cần cân nhắc và không nên sử dụng nước dừa hoặc nếu muốn dùng thì cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Uống nước dừa vào ban đêm: Nước dừa có tính hàn, mà ban đêm là thời điểm có tính âm. Khi cả hai yếu tố này kết hợp sẽ không tốt cho cơ thể và mẹ phải thức dậy nhiều lần và làm lạnh bụng, dễ gây tiêu chảy và tiểu đêm.
>>Xem thêm: Bổ sung axit folic (vitamin B9) đúng cách cho mẹ bầu
Mẹ bầu 3 tháng đầu bị người bị trĩ, huyết áp thấp, thấp khớp... cần cân nhắc và không nên sử dụng nước dừa (Nguồn: Sưu tầm)
Một số lưu ý cho bà bầu khi uống nước dừa
Tuy nước dừa là đồ uống giàu dinh dưỡng, nhưng nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ và bé trong thai kỳ, mẹ bầu khi uống nước dừa cần chú ý các điều sau đây:
- Mẹ bầu không nên thay thế hoàn toàn nước lọc hoặc các loại nước hoa quả khác bằng nước dừa tươi.
- Đảm bảo luôn chọn những trái dừa xanh, sạch, tươi mới và được chặt ngay tại chỗ. Không nên mua trái dừa bị nứt, bầm, thủng hoặc bị mốc. Bởi nếu lớp vỏ bên ngoài của trái dừa bị hỏng, nước dừa bên trong có thể bị nhiễm khuẩn.
- Mẹ nên ưu tiên mua dừa tươi thay vì ly bán sẵn và không nên để nước dừa qua đêm.
- Mẹ nào bị tiểu đường thai kỳ nên lưu ý không uống quá nhiều nước dừa, dù lượng đường trong dừa không cao.
- Khi uống nước dừa, mẹ chỉ nên uống từ từ từng chút, không uống quá nhiều trong 1 lần.
- Nước dừa rất dễ lên men cũng như suy giảm giá trị dinh dưỡng nếu để tiếp xúc với không khí quá lâu, do đó, các mẹ nên uống ngay sau khi bổ dừa ra, nhằm đảm bảo hấp thu đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu.
>> Tham khảo thêm:
- Những điều kiêng kỵ, lưu ý quan trọng trong 3 tháng đầu mang thai
- Có thai không nên ăn gì? 9 thực phẩm mẹ bầu nên kiêng khi mang thai
Mẹ khi mang thai cần lưu ý về tình trạng sức khoẻ, lựa chọn sản phẩm tươi ngon khi lựa chọn uống nước dừa (Nguồn: Sưu tầm)
Những câu hỏi thường gặp về uống nước dừa khi mang thai
Uống nước dừa có bị sảy thai không?
Nước dừa không có khả năng gây sảy thai, tuy nhiên, chị em chỉ nên uống nước dừa với lượng vừa đủ. Tránh lạm dụng và uống quá nhiều nước dừa hay thay thế hoàn toàn nước lọc bằng nước dừa, vì tiêu thụ quá nhiều nước dừa tươi có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Bầu 7 tháng uống nước dừa bao nhiêu là đủ?
Khi mang thai 7 tháng, phụ nữ nên tiêu thụ nước dừa ở mức vừa phải, khoảng 1 ly mỗi ngày (tương đương 100 - 150 ml). Việc duy trì lượng uống này giúp mẹ bầu tránh tình trạng tiêu thụ quá mức, có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe không mong muốn cho cả mẹ và thai nhi.
Hy vọng rằng, thông tin cung cấp đến bạn đã giải đáp thắc mắc về việc mẹ bầu uống nước dừa được không hay bầu tháng thứ mấy được uống nước dừa và những lưu ý chi tiết. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Mang thai hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia nhé!
>> Tham khảo thêm: