MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Tại sao bổ sung sắt cho bà bầu quan trọng?
- Tại sao cần bổ sung các loại Canxi cho bà bầu?
- Biểu hiện của mẹ bầu bị thiếu sắt và canxi
- Bà bầu thiếu sắt và canxi có ảnh hưởng gì không?
- Bà bầu uống sắt và canxi vào tháng thứ mấy là tốt nhất?
- Các cách bổ sung sắt cho bà bầu hiệu quả
- Cách sử dụng thuốc sắt cho bà bầu hiệu quả
- Vì sao không nên uống sắt và canxi cùng lúc?
- Những lưu ý khi bổ sung sắt cho bà bầu trong thai kỳ
- Câu hỏi thường gặp về bổ sung sắt cho bà bầu
Bầu mấy tháng thì uống sắt và uống sắt khi nào là hai vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm. Trong thời kỳ mang thai, thai phụ cần nhiều lượng sắt so với bình thường vì cơ thể sử dụng sắt để tạo nhiều máu hơn cho em bé. Ăn thực phẩm giàu chất sắt và bổ sung chất sắt theo khuyến cáo của bác sĩ có thể giúp mẹ bầu đảm bảo cung cấp lượng sắt cần thiết cho cơ thể của mình.
>> Xem thêm:
- 5 loại thuốc canxi cho bà bầu cần phải bổ sung suốt thai kỳ
- Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu mỗi ngày trong suốt thai kỳ
- Bổ sung axit folic (vitamin B9) đúng cách cho mẹ bầu
Tại sao bổ sung sắt cho bà bầu quan trọng?
Vai trò của sắt đối với mẹ
Trước khi tìm hiểu bầu mấy tháng thì uống sắt thì mẹ cần biết sắt có vai trò như thế nào đối với cơ thể mình. Việc bổ sung sắt hợp lý làm giảm tỷ lệ thiếu máu khi mang thai do thiếu sắt (thường gặp khi mang thai), đồng thời sắt cũng làm giảm các triệu chứng ốm nghén, suy nhược của cơ thể và giúp giảm tỷ lệ chảy máu sau sinh và nhiễm trùng.
Vai trò của sắt đối với thai nhi
Bổ sung sắt hợp lý trong thực đơn cho bà bầu hàng ngày giúp giảm tỷ lệ dị tật thai nhi và dị tật ống thần kinh. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng bào thai, nhiễm trùng bào thai và sinh non. Vì vậy, sắt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Việc bổ sung sắt khi mang thai là điều cần thiết và quan trọng nhất.
>> Tham khảo thêm:Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào tốt nhất?
Mẹ bầu cần chú ý bổ sung sắt vì sức khỏe của bản thân và con yêu
Tại sao cần bổ sung các loại Canxi cho bà bầu?
Canxi đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và hình thành xương - răng của thai nhi. Trong suốt giai đoạn mang thai, nhu cầu canxi của cơ thể bà bầu sẽ liên tục tăng. Nếu không đảm bảo cung cấp đủ canxi có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi, dẫn đến tình trạng bé bị chậm phát triển, còi xương hoặc có hình dạng xương bất thường.
Việc bổ sung canxi cho bà bầu không chỉ quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe cho thai nhi mà còn có tác động lớn đến sức khỏe của bản thân người mẹ. Thiếu hụt canxi thường đi kèm với các triệu chứng như tê chân, mệt mỏi và khó ngủ. Ngoài ra, khi cho con bú, việc thiếu hụt canxi có thể làm suy yếu cơ thể mẹ gây ra tình trạng đổ mồ hôi nhiều, đau lưng, mệt mỏi và đau khớp.
Biểu hiện của mẹ bầu bị thiếu sắt và canxi
Mẹ bầu có thể có các biểu hiện rõ ràng như da xanh xao, mệt mỏi, kém tập trung, rụng tóc, móng tay yếu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, chán ăn, suy giảm sức chịu đựng, thường xuyên khó chịu, bồn chồn, dễ té ngã...
Nhu cầu về sắt và canxi ở mỗi người là khác nhau. Do đó, nếu mẹ bầu đang bổ sung viên sắt với liều lượng 30mg/ngày nhưng vẫn gặp các tình trạng trên thì có thể là mẹ bầu không đủ sắt hoặc có vấn đề với việc hấp thụ sắt. Lúc này, mẹ bầu cần thông báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn bổ sung sắt sao cho phù hợp và hiệu quả. Vậy bầu mấy tháng thì uống sắt? Nên uống sắt khi nào? Mẹ hãy cùng Huggies tìm hiểu trong các nội dung bên dưới nhé!
Các tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi,... cho thấy mẹ bầu có thể đang bị thiếu sắt
Bà bầu thiếu sắt và canxi có ảnh hưởng gì không?
Phụ nữ mang thai thiếu sắt và canxi sẽ có nguy cơ bị thiếu máu, ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình mang thai và có nguy cơ bị loãng xương ở mẹ và con, đặc biệt:
- Thiếu sắt có thể làm tăng nguy cơ trẻ sinh non và trẻ nhẹ cân.
- Thiếu máu do thiếu sắt có thể gây nguy hiểm cho thai nhi ngay trước hoặc ngay sau khi sinh.
- Phụ nữ mang thai bị thiếu máu do thiếu sắt dễ bị trầm cảm.
- Thiếu hụt canxi có thể dẫn đến rủi ro cao về loãng xương và còi xương cho cả mẹ và thai nhi.
- Thiếu hụt canxi trong thai kỳ có thể tăng nguy cơ loãng xương sau khi sinh, đặc biệt là khi cơ thể bắt đầu chu kỳ tiêu hóa canxi để cung cấp cho thai nhi.
Bà bầu uống sắt và canxi vào tháng thứ mấy là tốt nhất?
1. Uống sắt khi nào? Uống sắt ngay từ trước khi có ý định mang thai
Nhiều bà bầu cho rằng cơ thể chỉ cần bổ sung sắt khi mang thai, nhưng đây không phải là một ý kiến hoàn toàn đúng. Nếu cơ thể bị thiếu sắt trước khi mang thai tức là cơ thể mẹ không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi trong quá trình mang thai.
Việc bổ sung sắt trước khi mang thai là rất cần thiết và quan trọng. Vậy Khuyến cáo của chuyên gia: Nên bổ sung sắt trước khi mang thai 36 tháng. Trước khi mang thai, phụ nữ cần dự trữ ít nhất 300 mg sắt. Đây là lượng sắt bà bầu cần để chuẩn bị cho một thai kỳ thật sự khỏe mạnh.
>> Tham khảo thêm:
- Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu: Thực đơn cho bà bầu
- Các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu mẹ không thể bỏ qua
Mẹ nên uống sắt ngay từ trước khi có ý định mang thai
2. Bổ sung sắt trong khi mang thai
Bầu mấy tháng thì uống sắt? Trong thời kỳ mang thai, để có một cơ thể khỏe mạnh, bà bầu cần bổ sung đủ chất sắt để cung cấp đủ chất cho thai nhi phát triển toàn diện. Ở mỗi giai đoạn thai kỳ, cơ thể mẹ bầu có nhu cầu về sắt khác nhau. Cụ thể:
- Tam cá nguyệt đầu tiên: Lúc này thai nhi mới bắt đầu hình thành và vẫn chưa có nhu cầu cao về sắt. Phụ nữ mang thai không bị mất máu trong kỳ kinh nguyệt nên nhu cầu về sắt của họ hơi thấp hơn bình thường, khoảng 30mg mỗi ngày.
- Tam cá nguyệt thứ 2: Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 của thai kỳ, phụ nữ mang thai cần một lượng lớn sắt dưới dạng thực phẩm chức năng. Trong thời gian này, tốc độ phát triển của thai nhi trở nên rất nhanh. Vì vậy, bà bầu nên bổ sung sắt theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo thai nhi khỏe mạnh, đủ chất. Lượng sắt cần được cung cấp mỗi ngày khoảng 30 - 60mg.
- Tam cá nguyệt thứ 3: Trong giai đoạn này, lượng máu của thai phụ có thể tăng từ 50% trở lên. Do đó, nhu cầu về sắt của phụ nữ mang thai cũng tăng lên. Cơ thể mẹ cần đủ chất sắt để hình thành các tế bào hồng cầu, đảm bảo các chất dinh dưỡng thích hợp cho sự phát triển thể chất và trí não của thai nhi. Lượng sắt cần thiết trong tam cá nguyệt thứ 3 là > 60mg mỗi ngày.
3. Bổ sung sắt sau khi sinh
Việc bổ sung sắt sau sinh cũng quan trọng không kém khi mang thai. Sau khi sinh, sản phụ nên uống bổ sung sắt sau khi sinh từ 1-3 tháng. Trong quá trình sinh nở, sản phụ sẽ bị mất một lượng máu lớn. Vì vậy, việc bổ sung sắt để bù lại lượng máu đã mất cho cơ thể là vô cùng cần thiết. Nếu cơ thể thiếu máu sau sinh, mẹ bầu sẽ bị suy nhược nặng nề, dễ cáu gắt, dễ bị trầm cảm sau sinh, không đủ sức khỏe để nuôi con.
Ngoài ra, đối với các bà mẹ đang cho con bú, các mẹ nên uống bổ sung viên sắt ít nhất 6 tháng sau khi sinh để đảm bảo cho con mình một lượng sữa đầy đủ và dinh dưỡng nhất!
>> Tham khảo thêm:
- Hướng dẫn chi tiết chăm sóc mẹ sau sinh đúng cách
- Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng mẹ và bé sau sinh
- Chế độ sau sinh nên ăn gì để tốt cho mẹ và bé?
4. Thời điểm thích hợp để bổ sung canxi
Kể từ khi mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu, việc bổ sung canxi là quá trình quan trọng để đảm bảo sự hình thành và phát triển xương cho thai nhi. Thực tế, suốt quá trình phát triển của thai nhi, canxi là yếu tố cần thiết nhất để hỗ trợ quá trình phát triển khung xương. Trong trường hợp mẹ bầu không đảm bảo cung cấp đủ canxi, thai nhi có thể lấy canxi trực tiếp từ xương của mẹ, gây ra tình trạng sức khỏe suy giảm sau khi sinh với các dấu hiệu như sức khỏe yếu, giảm chắc khỏe của xương và răng.
Quá trình bổ sung canxi cho bà bầu cần được duy trì từ thời kỳ bắt đầu thai nghén cho đến khi sinh và có thể kéo dài thêm 6 tháng sau khi sinh nếu có khả năng. Bên cạnh việc đảm bảo sức khỏe của thai nhi, bổ sung canxi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của bản thân thai phụ. Thiếu hụt canxi có thể dẫn đến các vấn đề như tê chân, mệt mỏi và khó ngủ, đặc biệt là trong giai đoạn sau khi sinh, cơ thể mẹ bắt đầu trải qua những thách thức mới như việc cho con bú. Sự thiếu hụt canxi trong giai đoạn sau sinh nở cũng có thể làm tăng khả năng loãng xương khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh.
Các cách bổ sung sắt cho bà bầu hiệu quả
Sử dụng thuốc sắt cho bà bầu
Một trong những cách bổ sung sắt cho bà bầu phổ biến và hiệu quả nhất đó là sử dụng viên thuốc sắt. Những viên uống này cung cấp một lượng sắt đáng kể và thường được khuyên dùng để đảm bảo mẹ bầu không bị thiếu hụt sắt trong suốt thai kỳ. Khi sử dụng viên sắt, mẹ bầu nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng thừa sắt, có thể gây ra các vấn đề như táo bón hay buồn nôn. Bên cạnh đó, uống viên sắt cùng với nguồn vitamin C như nước cam có thể tăng cường khả năng hấp thụ sắt.
Bổ sung các thực phẩm chứa sắt
Ngoài việc sử dụng thuốc sắt, việc duy trì một chế độ ăn uống với các loại thực phẩm giàu sắt cũng rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Loại sắt dễ hấp thụ nhất là Sắt Heme được tìm thấy trong thịt bò, thị gà, gà tây, thịt lợn. Loại sắt khác là Sắt nonheme có trong đậu, rau chân vịt, đậu phụ, ngũ cốc ăn liền có bổ sung sắt.
Dưới đây là danh sách một số loại thực phẩm có nhiều sắt mẹ có thể tham khảo để bổ sung sắt:
- Thịt bò
- Súp lơ
- Lòng đỏ trứng gà
- Bí đỏ
- Gan gà
- Bột yến mạch ăn liền (có bổ sung thêm sắt)
- Ngũ cốc dinh dưỡng ăn liền (có bổ sung thêm sắt)
- Nho khô
- Các loại đậu
- Cá biển giàu omega 3 như cá hồi, cá thu, cá mòi...
- Chuối và các loại quả có múi
- Socola đen
- Hàu, tôm
Bổ sung các loại thực phẩm có chứa sắt giúp cơ thể mẹ hấp thụ sắt tốt hơn
Cách sử dụng thuốc sắt cho bà bầu hiệu quả
1. Hàm lượng bổ sung sắt cho bà bầu
Phụ nữ thường cần ít nhất 15 mg/ngày trước khi mang thai. Khi mang thai, cơ thể mẹ cần gấp đôi lượng sắt, tức khoảng 30 mg/ngày. Việc không bổ sung đủ lượng sắt cần thiết có thể khiến bà bầu bị thiếu máu, ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, phụ nữ lần đầu tiên mang thai nên uống viên sắt hàng ngày cho đến một tháng sau khi sinh. Liều bổ sung cho là 60mg sắt và 400mcg axit folic mỗi ngày. Ngoài ra, bà bầu cũng nên ăn các loại thực phẩm được bổ sung sắt và axit folic.
>> Tham khảo thêm: Mẹ bầu cần bổ sung những gì để thai nhi khỏe mạnh?
2. Bà bầu nên uống sắt trước hay sau khi ăn? Thời điểm nào trong ngày tốt nhất?
Một chế độ ăn uống tốt cũng chỉ cung cấp cho mẹ 5% lượng sắt cần thiết. Vì vậy, việc bổ sung sắt cho bà bầu là điều nên làm. Sắt chủ yếu ở dạng Sắt III, nhưng cơ thể chỉ có thể hấp thụ sắt ở dạng Sắt II. Axit trong dạ dày giúp chuyển hóa giữa hai dạng này để tăng khả năng hấp thụ sắt. Vì thế, mẹ bầu nên uống viên sắt khi đói vì lúc này dạ dày sẽ bài tiết nhiều axit nhất.
Viên sắt thường được uống trước bữa ăn sáng 30 phút hoặc sau bữa ăn 2 giờ. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có nhiều sắt III hữu cơ ở dạng phức tạp, có khả năng vận chuyển tích cực vào cơ thể. Các mẹ có thể dùng sản phẩm này sau bữa ăn để giảm thiểu tác dụng phụ của sắt đối với đường tiêu hóa. Ngoài ra, viên sắt có tác dụng phụ gây khó ngủ, do đó mẹ bầu không nên uống trước khi đi ngủ.
Mẹ bầu nên uống sắt trước bữa ăn sáng 30 phút hoặc sau bữa ăn 2 giờ
Vì sao không nên uống sắt và canxi cùng lúc?
Khi bổ sung sắt, mẹ bầu cần chú ý không nên dùng thuốc sắt cùng lúc với sữa, canxi hay thực phẩm giàu canxi vì canxi có thể gây cản trở quá trình hấp thụ sắt. Sắt là một dưỡng chất khó hấp thụ và canxi có thể làm giảm hiệu suất của quá trình hấp thụ này.
Để giảm thiểu khả năng tương tác xảy ra, các bác sĩ thường khuyến cáo cho bà bầu nên sử dụng hai chất dinh dưỡng này ở các thời điểm khác nhau, cách xa nhau vài giờ đồng hồ, cụ thể:
- Đối với việc bổ sung canxi: Mỗi ngày mẹ chỉ nên cung cấp đủ lượng canxi 2.500mg và không được vượt quá để tránh xảy ra tình trạng quá liều, gây tăng canxi trong máu.
- Khi bổ sung canxi, mẹ không nên phối hợp cùng lúc với các nhóm thực phẩm như cà phê, trà,...vì có thể làm giảm hấp thụ canxi.
- Đối với quá trình bổ sung sắt: Nên uống sắt lúc bụng đói kèm với các loại nước giàu vitamin C. Ngoài ra, mẹ bầu khi bổ sung sắt cũng cần uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giàu chất xơ.
Những lưu ý khi bổ sung sắt cho bà bầu trong thai kỳ
Thực phẩm nên và không nên dùng khi bổ sung sắt
Các mẹ bầu nên tiêu thụ thực phẩm giàu chất sắt với thực phẩm có chứa vitamin C, chẳng hạn như cà chua và cam vì vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt non-heme tốt hơn.
Bên cạnh đó, mẹ bầu nên tránh ăn cùng lúc ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa hay uống cà phê, trà với thức ăn giàu chất sắt vì chúng có thể hạn chế cơ thể hấp thụ sắt.
>> Tham khảo thêm: Những loại thực phẩm tốt bà bầu nên ăn để con khỏe mạnh
Tác dụng phụ của việc bổ sung sắt là gì?
Phụ nữ mang thai cần ít nhất 27 mg sắt, nhưng không nên dùng quá 45 mg mỗi ngày trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Ngoài ra, các mẹ nên uống bổ sung sắt theo khuyến cáo của bác sĩ.
Chất bổ sung sắt có thể gây buồn nôn, nôn, táo bón hoặc tiêu chảy. Các mẹ bầu nên uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu chất xơ để giảm táo bón khi mang thai. Tuy nhiên, nếu các mẹ vẫn gặp các tác dụng phụ, hãy thử dùng thực phẩm bổ sung và đến thăm khám bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Hi vọng những thông tin trên đã giải đáp thắc mắc cho câu hỏi bầu mấy tháng thì uống sắt. Huggies mong rằng các mẹ sẽ luôn có kế hoạch bổ sung lượng sắt phù hợp để có thai kỳ khỏe mạnh. Đừng quên đến ngay Góc chuyên gia hoặc chuyên mục Mang thai của Huggies để tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích cho thai kỳ mẹ nhé!
Câu hỏi thường gặp về bổ sung sắt cho bà bầu
3 tháng đầu không uống sắt có sao không?
Trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, nếu cơ thể mẹ thiếu sắt sẽ dễ gây ra tình trạng thiếu máu, từ đó có thể làm tăng nguy cơ trẻ sinh non và trẻ nhẹ cân. Ngoài ra, thiếu sắt khiến hệ miễn dịch suy giảm khiến thai phụ dễ mắc các bệnh khác nhau, vì thế sản phụ nên sử dụng viên sắt mỗi ngày để tránh các trường hợp xấu xảy ra.
Uống sắt bao lâu thì ngưng?
Theo như Tổ chức Y tế thế giới, sản phụ nên bổ sung viên sắt mỗi ngày và kéo dài tới sau khi sinh 1 tháng.
Thai được bao nhiêu tuần thì uống sắt?
Ngay từ khi phát hiện có thai, sản phụ nên bổ sung sắt mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé phát triển tốt. Thậm chí nếu có kế hoạch sinh con, bạn nên bổ sung sắt trước khi mang thai khoảng 36 tháng.
>> Tham khảo thêm:
Một số sản phẩm tã dán cho bé sơ sinh mẹ có thể quan tâm:
Nguồn tham khảo: