Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Có cần bổ sung vitamin và sắt cho bà bầu

Có cần bổ sung vitamin và sắt cho bà bầu

Dinh dưỡng dành cho phụ nữ có thai cũng như người bình thường nên dùng đủ các nhóm thức ăn, bao gồm: chất đạm (Protein), chất tinh bột (Carbohydrate), chất béo (Lipid), Vitamin và khoáng chất, tuy nhiên có một điểm khác biệt như nhu cầu về năng lượng sẽ cao hơn, nhu cầu một số vitamin và khoáng chất cũng sẽ cao hơn, nhưng cần có sự chú ý đến sự ưu tiên dành cho các vitamin như Folic Acid, vitamin D, chất sắt, calcium,…qua đó mẹ sẽ nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin cho sức khỏe của mình khi mang thai, và sự phát triển tốt hơn của bé.

Dinh dưỡng hợp lý trong thai kỳ giúp mẹ tăng cân đủ (10-12 kg/thai kỳ) và dự trữ đủ các chất dinh dưỡng cho tạo sữa sau sinh.

Nếu mẹ có bất kỳ chế độ ăn uống cần hạn chế hoặc lo ngại rằng mẹ có thể không nhận được đủ vitamin hoặc khoáng chất, nên trình bày với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về các lựa chọn như bổ sung vitamin và khoáng chất hoặc các khuyến cáo về chế độ ăn uống mới hợp lý hơn.

Trong thực tế với cách sống bận rộn của ngày nay, khó có thể để có được đủ vitamin và khoáng chất từ chế độ ăn uống, nếu như không chú ý và không có thời gian để nấu nướng, việc bổ sung các dược phẩm hay thực phẩm chức năng là xu hướng ngày có vẻ gia tăng, là một hình thức "bảo hiểm" dễ dàng.

Vitamincho bà bầu:

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc bổ chứa vitamin cho các bà bầu như: Obimin, Nature Made Prenatal Multi + DHAProcare, Blackmores Pregnancy Gold, Elevit …Điều quan trọng cần nhấn mạnh đầu tiên, quá liều một số vitamin có thể gây hại, nhất là khi mẹ đi khám bác sĩ này đã có các vitamin, qua bác sĩ khác thêm một số vitamin nữa, nếu mẹ không để ý hay trao đổi với bác sĩ đang điều trị, điều này vô tình gây hại cho bản thân. Có thể mẹ sẽ không cần phải bổ sung trước khi sinh các thuốc men chứa đủ 100% lượng chất bổ sung hàng ngày được đề nghị theo RDA (Recommended Dietary Allowance), liệt kê dưới đây trong bảng.

Cân bằng dinh dưỡng là cách tốt nhất để nhận được những chất dinh dưỡng cần thiết, nhưng việc bổ sung vitamin và các khoáng chất cũng có thể có lợi. Trong thời gian mang thai, bác sĩ sẽ đề nghị bổ sung thêm vitamin hay chất khoáng nếu thấy có thiếu sót. Mẹ nên nhớ rằng, việc bổ sung này không thể thay thế một chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng có thể đảm bảo rằng phụ nữ mang thai đang nhận được đủ các chất dinh dưỡng hàng ngày. Các vitamin cho bà bầu dưới dây được xem là cần thiết:

Vitamin cần thiết:

Tại sao cần:

Trong các thực phẩm:

Vitamin A & Beta Carotene(770 mcg, tối đa hằng ngày = 1000 mcg)

 

Giúp xương và răng phát triển.

Gan, sữa, trứng, cà rốt, rau bina, rau xanh, khoai tây, bí đỏ, hoa quả có màu vàng, dưa đỏ.

Vitamin D(5 mcg/600 IU, tối đa hằng ngày = 4000 IU)

Giúp cơ thể sử dụng calcium và phospho; kích thích xương và răng phát triển tốt.

Sữa, cá nhiều chất béo (cá hồi, cá basa..), ánh nắng mặt trời

Vitamin E(15 mg, tối đa hằng ngày = 1000 mg)

Vitamin E là phòng chống ung thư, phòng bệnh đục thủy tinh thể, phát triển và sinh sản... mà vai trò chính là chống oxy hóa.

Dầu thực vật, mầm lúa mì, hạt, rau bina, ngũ cốc tăng cường(fortified cereals)…

Vitamin C(80 – 85 mg*, tối đa hằng ngày = 2000 mg)

Là chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào , giúp hấp thụ sắt, hổ trợ hệ miễn dịch.

Quả chanh, bưởi, cam, quýt,ớt chuông, đậu xanh, dâu tây, đu đủ, khoai tây, bông cải xanh, cà chua…

Thiamin/B1(1.4 mg)

Tăng mức năng lượng và điều hòa hệ thần kinh

Các loại ngũ cốc tăng cường, gạo nguyên cám, mầm lúa mì, thịt,trứng, mì ống, quả, đậu,..

Riboflavin/B2(1.4 mg)

Duy trì năng lượng, thị lực tốt, làn da khỏe mạnh

Thịt heo, bò, gia cầm, cá, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc tăng cường, trứng…

Niacin/B3(18 mg, tối đa hằng ngày = 35 mg)

Tăng cường sức khỏecho làn da, thần kinh, và hệ tiêu hóa

Thực phẩm giàu chất đạm, ngũ cốc tăng cường, bánh mì, thịt, cá, sữa, trứng, đậu phộng

Pyridoxine/B6(1.9 mg, tối đa hằng ngày = 100 mg)

Giúp hình thành các hồng cầu; giúp làm giảm chứng ốm nghén.

Gà, cá, gan, thịt lợn, trứng, đậu nành, cà rốt, cải bắp, dưa đỏ, đậu Hà Lan, rau bina, mầm lúa mì, hạt hướng dương, chuối, đậu, bông cải xanh, gạo lức, yến mạch, cám, đậu phộng….

VitaminB12(2.6 mcg)

Yếu tố quan trọng trong tổng hợp DNA, và có thể giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh (NTDs)

Động vật có vỏ(sò, hến..), cá, thịt bò, gan, thịt lợn, trứng, sữa, gia cầm…

Folic Acid/Folate(400 – 800 mcg, tối đa hằng ngày = 1000 mcg)

Giúp hỗ trợ nhau thai và ngăn ngừa chứng nứt đốt sống(spina bifida) và các khuyết tật ống thần kinh( NTDs) khác

Cam, nước cam, dâu tây, rau lá xanh, rau bina, củ cải đường, bông cải xanh, súp lơ, ngũ cốc tăng cường , đậu Hà Lan, mì ống, đậu…

Iron(27 mg)

Giúp sản xuất hemoglobin; ngăn ngừa thiếu máu, trẻ sinh ra trọng lượng thấp, và sinh non.

Thịt bò, thịt lợn, đậu khô, rau bina, trái cây sấy khô, mầm lúa mì, bột yến mạch hoặc ngũ cốc được bổ sung sắt…

Bổ sung chất sắt cho bà bầu:

  • Bên cạnh một số vitamin, có một số khoáng chất đặc biệt quan trọng trong kỳ mang thai như sắt, calcium, Iốt, đồng, magiê, selen và kẽm …Trong bài này đề cập đến bổ sung sắt cho bà bầu.
  • Sắt là một khoáng chất được tìm thấy trong nhiều protein và enzyme mà cơ thể cần để giữ được sức khoẻ. Phần lớn chất sắt trong cơ thể chúng ta được tìm thấy trong hemoglobin, sắc tố trong hồng cầu. Hemoglobin giúp vận chuyển oxy đến tất cả các mô và các cơ quan trong cơ thể. Nếu không có đủ sắt trong máu, lượng hemoglobin trong máu cũng giảm. Điều này có thể làm giảm cung cấp oxy cho tế bào và các cơ quan, đặc biệt là bào thai.
  • Khi nào gọi là thiếu máu: Hàm lượng hemoglobin thấp còn được gọi là thiếu máu. Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phụ nữ mang thai có nồng độ hemoglobin dưới 11,0 g / dl trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba và dưới 10,5 g / dl trong tam cá nguyệt thứ hai được coi là thiếu máu
  • Bác sĩ sẽ chỉ định nhiều xét nghiệm máu trong thai kỳ. Nếu mức độ hemoglobin ở người thấp hơn mức này, một trong những xét nghiệm được kiểm tra là nồng độ sắt của mẹ, nếu như thiếu máu thiếu sắt được phát hiện sớm, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung chất sắt.

Hậu quả của việc thiếu sắt trong thai kỳ?

Thiếu máu thiếu sắt có thể khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Thiếu máu nghiêm trọng cũng có thể dẫn đến các biến chứng trong thai kỳ. Ví dụ, nó có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của người mẹ và có nhiều khả năng hơn bị nhiễm trùng. Nó cũng làm tăng nguy cơ cân nặng của bé khi sinh thấp. Thiếu máu nặng là hiếm gặp ở phụ nữ mang thai khỏe mạnh ăn một chế độ ăn uống cân bằng. Nhưng thiếu máu có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ ở những phụ nữ không ăn uống cân bằng hoặc không thể ăn.

Những phụ nữ không bị thiếu máu, liệu có lợi từ việc bổ sung chất sắt?


Có hơn 60 nghiên cứu về việc sử dụng chất bổ sung sắt trong thai kỳ. Tổng cộng có hơn 30.000 phụ nữ tham gia nghiên cứu. Kết quả cho thấy, nếu phụ nữ mang thai không bị thiếu máu, dùng 30 mg sắt mỗi ngày như là một biện pháp phòng ngừa không có bất kỳ lợi ích đáng kể về sức khoẻ cho họ hoặc cho con cái của họ.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Bộ Y tế Việt Nam: “Bổ sung viên sắt được khuyến nghị cho tất cả phụ nữ có thai trong suốt thai kỳ. Những phụ nữ có thai bị thiếu máu cần dùng liều điều trị theo phác đồ hiện hành.”

Nên bổ sung bao nhiêu? Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai cần khoảng  27 mg sắt mỗi ngày.

Bổ sung sắt cho bà bầu

Thực phẩm nào có nhiều chất sắt?

  • Chúng ta thường được bổ sung chất sắt trong thức ăn mà chúng ta ăn. Thịt có rất nhiều sắt, từ hemoglobin trong cơ thể của động vật. Gan đặc biệt có hàm lượng sắt cao.
  • Các thực phẩm có nguồn gốc thực vật thì khó khăn hơn để cơ thể hấp thụ sắt. Nhưng một số thực vật cũng là nguồn cung cấp sắt. Các loại ngũ cốc ví dụ ở dạng bột ngũ cốc tăng cường (ngũ cốc ăn sáng) và các loại đậu như đậu lăng và đậu xanh, đậu đỏ…. Các loại rau lá xanh như rau mồng tơi, rau muống và rau bina ,… và các loại thảo mộc như rau mùi tây, cũng có một số chất sắt trong đó.
  • Sắt cũng có thể có trong các dược phẩm hay thực phẩm chức năng.  Các loại mẹ có thể mua  mà không có toa thuốc dưới dạng viên nén và thuốc nhỏ giọt.

Tác dụng phụ của việc bổ sung chất sắt:

Khi nói đến lượng sắt được đưa vào, việc tìm ra sự cân bằng đúng là chìa khóa. Nghĩa là khi quá ít sắt có thể gây ra vấn đề, nhưng quá nhiều sắt cũng có thể không lành mạnh. Việc bổ sung sắt liều cao có thể gây ra các phản ứng phụ, đặc biệt là các vấn đề về đường tiêu hóa (dạ dày và ruột) như táo bón, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Khi uống vào lúc dạ dày rỗng, chúng có thể làm hỏng lớp niêm mạc dạ dày. Chính vì vậy mẹ đừng nên tự ý bổ sung chất sắt nhé!

Thêm một ly nước trái cây hoặc các thực phẩm giàu vitamin C khác (như cà chua, bông cải xanh hoặc ớt) vào bữa ăn sẽ làm tăng lượng chất sắt hấp thụ. Ngược lại, trà, cà phê và cám chưa chế biến có thể ngăn cản sự hấp thụ sắt. Uống thêm sắt có thể gây táo bón, vì vậy hãy uống nhiều nước suốt cả ngày.

Mách nhỏ:

Mẹ nên lưu ý

  • Vitamin A, C, D, E và K là các vitamin tan trong dầu, nguy cơ ngộ độc những loại vitamin này cao hơn nhóm vitamin tan trong nước (vtamin nhóm B, hay C)
  • Vitamin A bổ sung trước sinh thường có từ 3.000 đến 5.000 IU vitamin A, mà phụ nữ có thể bổ sung thức ăn). Với liểu cao hơn 10.000 IU tiền vitamin A (retinol và este retinyl) có thể gây hại cho thai nhi đang phát triển, vì vậy mẹ hãy kiểm tra nhãn một cách chắc chắn trước khi dùng. FDA khuyến cáo phụ nữ mang thai nên dùng vitamin A dưới dạng beta-carotene, được tìm thấy trong trái cây và rau quả cũng như nhiều chất bổ sung và không bị coi là độc hại.
  • Một số loại sắt (bao gồm fumarate sắt và gluconat sắt) ít có khả năng gây buồn nôn và buồn nôn hơn so với dạng sắt sulfat. Các loại thuốc sắt có tác dụng phóng thích chậm(Slow-release) tốn nhiều tiền hơn một chút, và một số phụ nữ có thể chịu được chúng tốt hơn loại thường.

- Sources:Department of Health (Nutritional supplements). Opens in a new window.Royal Australian New Zealand College of Obstetricians and Gynaecologists(College statement: Vitamin and Mineral Supplementation in Pregnancy). Opens in a new window.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;