Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Bà bầu bị tiểu đường nên và không nên ăn gì? Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường

Thực đơn dành cho bà bầu bị tiểu đường

Để có một thai kỳ khỏe mạnh thì chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu là rất quan trọng. Đặc biệt trong trường hợp mẹ bầu bị tiểu đường thì cần điều chỉnh sang chế độ ăn cho người tiểu đường để tránh những biến chứng thai kỳ. Ăn kiêng để giảm cân trong thời kỳ mang thai là điều không nên, bởi vì mẹ có thể không nhận được đủ chất dinh dưỡng cho chính mẹ và em bé, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ sinh non. Cùng Huggies tìm hiểu chi tiết về tiểu đường thai kỳ nên ăn gì trong bài viết này nhé!

Tham khảo:

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ hay còn được biết đến với tên đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu tăng lên trong thời gian mang thai. Theo các chuyên gia, tiểu đường thường là do cơ thể không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết để kiểm soát và chuyển hóa đường, làm mức đường trong máu tăng cao.

Thường thì, tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện vào tam cá nguyệt thứ 2, nhưng cũng có những trường hợp xuất hiện rất sớm, ngay từ tam cá nguyệt thứ nhất. Ngay cả khi không có vấn đề về sức khỏe hoặc đường huyết trước đó, mẹ bầu vẫn có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng nhỏ tới sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ và cả sau khi chào đời. Vì lẽ đó, việc tuân thủ theo hướng dẫn điều trị từ các chuyên gia và duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý là quan trọng để kiểm soát đường huyết và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.  Vì vậy tiểu đường thai kỳ nên ăn gì là câu hỏi rất quan trọng mà mẹ bầu cần tìm hiểu kỹ lượng.

Tham khảo: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ: quy trình, khi nào, chi phí?

Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thai kỳ đối với mẹ bầu

 Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thai kỳ đối với mẹ bầu (Nguồn: Bộ Y tế)

Biến chứng tiểu đường thai kỳ cho mẹ và thai nhi

Ảnh hưởng tiểu đường đối với mẹ bầu

  • Mẹ bầu bị tiểu đường thường tăng cân nhiều hơn, có thể lên đến hơn 20kg.
  • Khi lượng đường cao sẽ làm tăng nguy cơ sinh non.
  • Mẹ dễ gặp trường hợp sẩy thai hoặc thai chết lưu. Tham khảo: Các dấu hiệu sảy thai sớm mẹ cần lưu ý
  • Mẹ bầu có thể gặp những biến chứng của người tiểu đường như nhiễm trùng, băng huyết,...

Ảnh hưởng tiểu đường đối với thai nhi

  • Thai nhi dễ bị thừa cân.
  •  Làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai nhi.
  • Trẻ sinh non dễ gặp vấn đề về hô hấp và nhiều biến chứng khác.
  • Lượng đường trong máu của thai nhi có thể quá nhiều hoặc quá ít gây nguy cơ bị các bệnh nghiêm trọng về đường huyết.

Vì sao phải xây dựng chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị tiểu đường?

Mục tiêu chính là duy trì mức đường huyết ổn định và tiến gần về mức bình thường. Quá trình điều chỉnh chế độ ăn cần được thực hiện một cách có chặt chẽ để tránh biến động đột ngột của đường huyết. Điều này đòi hỏi sự cẩn thận trong việc giảm thiểu thức ăn giàu đường, tăng cường vận động, và chia nhỏ bữa ăn.

Chế độ ăn đặc biệt dành cho bà bầu bị tiểu đường cũng hướng đến việc bảo vệ sức khỏe tim mạch, kiểm soát huyết áp, và ngăn chặn lượng chất béo có hại đối với tim mạch. Mẹ bầu cũng được khuyến khích duy trì cân nặng ổn định, với sự theo dõi đặc biệt nếu mẹ có vấn đề thừa cân trước khi mang thai. Việc kết hợp chế độ ăn cân đối và hoạt động thể chất nhẹ nhàng, như đi bộ hoặc bơi lội, là quan trọng để đảm bảo sức khỏe cả của mẹ và thai nhi.

Chế độ ăn dành cho mẹ bầu mắc tiểu đường không chỉ nhằm ngăn chặn các biến chứng của bệnh mà còn hướng đến việc tạo ra một trạng thái tốt cho tâm trạng và tư duy tích cực của mẹ, qua đó khuyến khích sự tuân thủ chặt chẽ đối với chế độ ăn. Điều này là quan điểm mới được đặc biệt nhấn mạnh trong ngữ cảnh y tế hiện nay.

Tham khảo: Những loại trái cây tốt cho bà bầu

Mức đường huyết mục tiêu mà các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần theo đuổi

 Mức đường huyết mục tiêu mà các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần theo đuổi (Nguồn: Bộ Y tế)

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Để xây dựng một thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu thường thai kỳ, bạn cần chú ý đến lượng calo và mức đường huyết của mẹ bầu. Lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ và thai nhi phụ thuộc vào chỉ số BMI, cụ thể là:

Chỉ số BMI (kg/m2)

Năng lượng ước tính dựa vào cân nặng trước khi mang thai (kcal/kg/ngày)

Thiếu cân (<19.8)
35 - 40
Cân nặng bình thường (19.8-26)
30 - 35

Thừa cân (26.1-29)

24 

Béo phì (>29)

12 - 18

Song thai

Phải bổ sung thêm 500kcal/ngày vào các khuyến nghi trên

Theo thông tin từ Bộ Y tế, tỷ trọng các chất mà mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ là:

  •  Chất bột đường (Glucid): 55% - 60% tổng năng lượng khẩu phần ăn trong ngày.
  •  Chất béo (Lipid): 20% – 30% tổng năng lượng khẩu phần ăn trong ngày.
  •  Chất xơ: 20g – 35g/ngày. Mức chuẩn của thai phụ là 28g/ ngày. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, các chuyên gia khuyến nghị cần ăn ít nhất 400 g rau củ/ngày.
  •  Chất đạm (Protein): Chất đạm động vật cần đạt trên 35% tổng khẩu phần ăn trong ngày.

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI)

Các loại thực phẩm chủ yếu được xếp thành 3 nhóm chính là:

  •  Thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp (< 56): Đa số các loại rau có lượng carbohydrates thấp nên không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Các loại đậu (đậu đỏ, đậu nành, đậu hà lan, đậu lăng) hoặc một số loại trái cây tươi (táo, cam, lê, đào, nho, kiwi, chuối, mận), sữa và các chế phẩm từ sữa, mì nguyên hạt, yến mạch, bắp, khoai môn, gạo lứt… là nhóm thực phẩm ít làm tăng đường huyết.
  •  Thực phẩm có GI trung bình (56 – 69): Gồm các loại thực phẩm như nước cam, cháo gạo, khoai tây nấu chín,… Nhóm thực phẩm này sẽ làm tăng đường huyết với tốc độ vừa phải.
  •  Thực phẩm có GI cao (> 70): Như xôi nếp, khoai tây, khoai lang, bánh mì… Đây là nhóm thực phẩm có khả năng làm tăng nhanh đường huyết.

Lựa chọn thực phẩm với chỉ số GI thấp có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu của mẹ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không thể có bất kỳ loại thực phẩm có GI cao. Trộn các loại thực phẩm GI cao với các loại thực phẩm GI thấp có thể làm giảm tốc độ glucose vào máu.

Xem thêm: Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là an toàn và nguy hiểm?

Mẹ bầu bị tiểu đường nên ăn gì?

 Mẹ bầu bị tiểu đường nên ăn gì? (Nguồn: Sưu tầm)

Ăn nhiều loại thực phẩm chứa protein lành mạnh

Thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm nhiều nạc, giàu protein. Có thể kể đến:

  •  Cá.
  •  Thịt đỏ như thịt bò, thịt nạc,...
  •  Thịt gia cầm.
  •  Quả hạch như hạnh nhân, quả óc chó, hạt điều,...

Lựa chọn các thực phẩm chứa chất béo không bão hòa

Chất bào không bão hòa là chất cần thiết cho chế độ ăn uống khi bị tiểu đường thai kỳ. Một số thực phẩm sau có chứa chất béo không bão hòa:

  •  Dầu ô liu 
  •  Dầu lạc 
  •  Các loại hạt 
  •  Bơ 
  •  Các thực phẩm giàu acid béo omega 3 như mỡ cá, cá hồi,...
  •  Hạt chia 

Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì?

Không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều đường

Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ nên tránh ăn những thức ăn chứa nhiều đường, đặc biệt là các loại thức ăn chứa nhiều đường hấp thụ nhanh như:

  •  Đường trắng,
  •  Mứt, 
  •  Kẹo, 
  •  Nước có ga, 
  •  Trái cây sấy,...

Sữa, trái cây tự nhiên, ngũ cốc nguyên hạt và chế phẩm của ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì đen thì có thể ăn và uống ở chế độ vừa phải.

Không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột

Thức ăn chứa nhiều tinh bột luôn là thức ăn quen thuộc đối với mẹ bầu. Tuy nhiên, những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên chú ý tránh ăn quá nhiều tinh bột trong một ngày. Những thức ăn nhiều tinh bột là:

  •  Cơm trắng,
  •  Mì trắng,
  •  Phở,
  •  Bún… 

Để làm được điều đó, các bạn có thể chia nhỏ khẩu phần ăn thành 4 phần: 1 phần tinh bột, 1 phần đạm, 2 phần rau củ để đảm bảo năng lượng cho mẹ và bé mà không làm đường huyết tăng cao. Lượng tinh bột trong mỗi phần ăn chỉ nên chiếm khoảng ½ đến ⅔.

Cắt giảm chất béo bão hòa

Dù là mẹ bầu có bị tiểu đường thai kỳ hay không thì việc cắt giảm chất béo bão hòa trong khẩu phần ăn vẫn là điều vô cùng cần thiết. Để cắt giảm chất béo bão hòa hiệu quả, mẹ bầu nên:

  •  Sử dụng dầu thực vật để nấu ăn hoặc dầu ô liu để trộn salad.
  •  Nên ăn thức ăn luộc, hấp hay vì chiên, xào.
  •  Tăng cường ăn thịt cá, gia cầm thay vì thịt đỏ.
  •  Ăn nhẹ bằng các loại hạt thay vì socola.
  •  Hạn chế sử dụng chất béo động vật. Thay vào đó, bạn nên sử dụng chất béo từ cá, đặc biệt là cá hồi vì nó rất tốt cho thai nhi.

Tránh các loại thức ăn chứa đường và tinh bột ẩn

Các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên tránh xa các thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột ẩn gây hại cho sức khỏe như:

  •  Thức ăn nhanh.
  •  Đồ uống có cồn.
  •  Thức ăn nhiều dầu mỡ.
  •  Trái cây khô với khá nhiều lượng đường tự nhiên.

Một số thực phẩm cần kiêng khác mà mẹ bầu nên biết

  •   Sữa: Có chứa nhiều chất béo nên làm giảm insulin của mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Bạn có thể sử dụng sữa ít béo hoặc tách béo và không đường cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.
  •   Da và nội tạng động vật: Chứa rất nhiều chất béo, gây nên tình trạng tích tụ mỡ thừa khiến quá trình theo dõi tiểu đường trong thai kỳ gặp nhiều khó khăn.

Hướng dẫn xây dựng thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường trong 1 ngày

1. Bữa sáng

Thời điểm tốt nhất để bắt đầu bữa sáng là 7 - 8 giờ sáng và mẹ bầu nên ăn sáng trong vòng 30 phút đến 1 giờ sau khi dậy.

Các chất nên có trong bữa sáng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ là:

  •  Protein:Bạn nên bổ sung ít nhất 29g protein vào bữa sáng để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Các thực phẩm chứa nhiều protein cho bữa sáng lành mạnh là trứng, ức gà, cá, các loại hạt,… 
  •  Chất béo tốt cung cấp calo và tăng hấp thu một số vitamin cho mẹ bầu. Vì thế, bạn có thể bổ sung chất béo vào bữa sáng từ các thức ăn như bơ đậu phộng, dầu thực vật. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý giới hạn lượng chất béo trong ngày phải dưới 40% tổng lượng calo.
  •  Chất xơ từ rau giúp các mẹ bầu duy trì đường huyết ổn định. Vì thế, việc bổ sung khoảng 500-600g rau xanh cho cả ngày là điều cần thiết. Bạn nên lựa chọn chất xơ cho bữa sáng từ các thực phẩm như xà lách, bông cải xanh, súp lơ trắng,… 
  •  Tinh bột: Bạn có thể ăn các sản phẩm chứa tinh bột vào bữa sáng như: bánh mì nguyên cám, yến mạch, bí ngô, khoai tây, nho, dưa hấu, táo,… Tuy nhiên, các mẹ bầu chỉ nên ăn không quá 30g tinh bột. Đặc biệt, mẹ bầu cần hạn chế lượng tinh bột để tránh làm đường huyết tăng quá cao vào buổi sáng.

thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

 Xây dựng chế độ ăn cho mẹ bầu tiểu đường cần lưu ý giảm bớt đường, tinh bột nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng (Nguồn: Sưu tầm)

2. Bữa trưa

Bữa trưa là thời điểm mà các mẹ bầu nên nạp thêm năng lượng và duy trì để đường huyết không bị giảm quá thấp. Tuy nhiên, mẹ bị tiểu đường thai kỳ cũng cần chú ý đến lượng chất dinh dưỡng trong bữa trưa, tránh khiến đường huyết tăng quá cao sau khi ăn.

Thời điểm tốt nhất để ăn trưa: Khoảng 12h – 12h30 hàng ngày. Bạn nên ăn trưa trong một khoảng thời gian cố định mỗi ngày.

Chế độ ăn:

  •  Các mẹ bầu nên ăn theo thứ tự: rau củ đến protein đến chất béo đến tinh bột. Việc ăn theo thứ tự như vậy sẽ giúp quá trình hấp thu dinh dưỡng dễ dàng hơn cũng như làm chậm quá trình chuyển hóa tính bột. 
  •  Nên hâm nóng đồ ăn trưa vì tinh bột sẽ bị thay đổi cấu trúc khi được để nguội. Điều này sẽ làm giảm lượng đường trong máu của mẹ bầu. Hạn chế sử dụng tinh bột. Liều lượng tinh bột khuyến cáo cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ là 30 – 45g.
  •  Một số thực phẩm có thể bổ sung vào bữa trưa như: Trứng, thịt bò, thịt gà, thịt heo, bánh mỳ, đậu hũ, các loại hạt,… 

 Lưu ý: Để không ăn quá nhiều tinh bột trong bữa trưa, bạn nên tránh kết hợp các thực phẩm chứa nhiều tinh bột trong thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Cụ thể là:

  •  Tránh ăn khoai tây chiên với bánh mì.
  •  Tránh ăn sữa chua, trái cây và đồ ngọt sau khi ăn xong.
  •  Cẩn thận khi kết hợp bánh mì, bánh ngọt cùng với các nguồn tinh bột khác.

3. Bữa tối

Thời điểm ăn tốt nhất cho bữa tối là khoảng 18h30, duy trì cố định mỗi ngày.

Chế độ ăn: 

  •  Lượng tinh bột: Tương tự như bữa trưa, bữa tối cũng được khuyến cáo lượng tinh bột cần có trong khẩu phần ăn là 30 – 45g.
  •  Tỉ lệ protein và chất béo theo nguyên tắc “đĩa thức ăn”. Nghĩa là nếu đĩa thức ăn khoảng 25cm thì tỷ lệ lượng dinh dưỡng trong đĩa ăn đó nên bao gồm: ¼ Protein, ¼ Carb, 2ml chất béo, ½ chất xơ (rau các loại).

Lưu ý về cách chế biến:

  •  Nên ưu tiên chế biến thức ăn bằng cách nướng, hấp, luộc, hầm thay vì chiên, rán. Nướng, hấp, luộc, hầm không yêu sử dụng nhiều chất béo trong quá trình chế biến, giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch ở mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.
  •  Hạn chế muối và đường trong các món ăn. Bạn có thể tạo ra các hương vị khác như chanh, gừng, tỏi,… khi chế biến bữa tối giúp món ăn hấp dẫn mà không gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

4. Bữa ăn phụ

Trong thực đơn cho bà bầu tiểu đường thai kỳ, các bữa ăn phụ cung cấp thêm năng lượng cho mẹ bầu, giúp duy trì đường huyết ổn định trong ngày. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên chia 3 bữa ăn lớn thành 5 – 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày, trong đó gồm có 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ.

Thời điểm tốt nhất để ăn bữa phụ là 3 khung giờ sau: 10h00 sáng, 15h30 chiều và 21h30 tối.

Một số thực phẩm nên ăn trong bữa phụ: 

  •  Trái cây: như táo, chuối, quả ô liu, bơ, kiwi, ổi, dâu tây,… Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều để tránh lượng đường trong máu của mẹ bầu tăng.
  •  Sữa chua không đường.
  •  Các loại hạt: đậu phộng, hạnh nhân, óc chó, hạt điều,… 
  •  Bánh quy nguyên cám, bánh yến mạch không đường, bánh quy hạt chia,… 

Gợi ý thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ chi tiết trong 1 tuần

Sau đây, Huggies xin gợi ý đến các mẹ thực đơn chi tiết trong một tuần giúp điểm soát đường huyết ở mức ổn định.

NGÀY 1

Thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ chi tiết ngày 1

NGÀY 2

Thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ chi tiết ngày 2

NGÀY 3

Thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ chi tiết ngày 3

NGÀY 4

Thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ chi tiết ngày 4

NGÀY 5

Thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ chi tiết ngày 5

NGÀY 6

Thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ chi tiết ngày 6

NGÀY 7

Thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ chi tiết ngày 7

Xem thêm:

Hướng dẫn bổ sung canxi cho bà bầu & 5 Loại canxi tốt 2023

Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách theo từng giai đoạn

Bổ sung axit folic đúng cách cho mẹ bầu

Chế độ ăn uống, dinh dưỡng khi mang thai đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi lúc này mẹ cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa ăn càng nhiều càng tốt, ăn gì cũng được, đặc biệt khi mẹ đang bị tiểu đường thai kỳ. Hy vọng qua bài viết trên, mẹ có thể bỏ túi một số thực phẩm hợp lý cho thực đơn thai kỳ của mình. Để tìm hiểu thêm hiện tượng tiểu đường thai kỳ và những thông tin khác, mẹ có thể truy cập ngay Góc chuyên gia của Huggies mẹ nhé!

Mẹ có biết:

Hành trình chuẩn bị đón chào bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.

Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!

Bên cạnh đó, tã bỉm Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Tã sơ sinh Huggies Skin Perrfect

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Ảnh bác sĩ Bùi Thị Thu Hà

BS. Bùi Thị Thu Hà

Với thâm niên 20 năm trong lĩnh vực sản phụ khoa, 11 năm trong việc tư vấn tiền thai sản, Bs. Bùi Thị Thu Hà hiện là bác sỹ chuyên khoa chăm sóc tiền sản của bệnh viện Từ Dũ TP.HCM và là thành viên trong đội ngũ Chuyên gia HUGGIES® sẽ giải đáp những thắc mắc của Mẹ.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;