Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Cách giảm cân cho bà bầu 3 tháng cuối an toàn, hiệu quả

giảm cân cho bà bầu 3 tháng cuối thumb

Ba tháng cuối thai kỳ là thời điểm các mẹ bầu cần tăng cường dinh dưỡng để có sức khỏe tốt chuẩn bị cho kỳ vượt cạn sắp tới. Thế nhưng, việc tăng cân quá mức trong thai kỳ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé. Do đó, các mẹ nên áp dụng các phương pháp giảm cân cho bà bầu 3 tháng cuối một cách khoa học dưới sự tư vấn và giám sát của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con. Hãy cùng Huggies tìm hiểu những bí quyết giúp bà bầu giảm cân an toàn, hiệu quả trong bài viết dưới đây!

Xem thêm:

Ba tháng cuối thai kỳ bà bầu tăng bao nhiêu kg?

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, quá trình tăng cân của mẹ bầu cần được theo dõi thường xuyên và nằm trong tầm kiểm soát. Ba tháng cuối thai kỳ bà bầu nên tăng bao nhiêu kg còn phụ thuộc vào thể trạng, mức cân nặng mẹ bầu trước khi mang thai. Dựa theo chỉ số BMI của cơ thể trước khi mang thai, mẹ bầu thường được chia thành ba nhóm chính là bình thường, suy dinh dưỡng và thừa cân.

Cách tính chỉ số BMI: BMI = Cân nặng(kg) / [chiều cao(m) x chiều cao(m)]

Theo các chuyên gia y tế, mức tăng cân của bà bầu được khuyến nghị như sau:

Với tình trạng bình thường (BMI = 18,5 - 24,9)

  • Mức tăng cân của mẹ bầu trong thai kỳ nên đạt là 10 - 12kg.
  • Mức tăng cân trong ba tháng cuối thai kỳ là 5 - 6kg.

Với tình trạng suy dinh dưỡng (BMI < />

  • Mức tăng cân của mẹ bầu trong thai kỳ nên đạt 25% so với cân nặng trước khi mang thai.
  • Ví dụ: Trước khi mang thai, mẹ bầu nặng 40,5kg, cao 1,5, và có chỉ số BMI = 18 thì khi mang thai mức tăng cân trong thai kỳ là khoảng 10kg, mức tăng cân trong ba tháng cuối là khoảng 5kg.

Với tình trạng thừa cân, béo phì (BMI ≥ 25)

  • Mức tăng cân của mẹ bầu trong thai kỳ nên đạt 15% so với cân nặng trước khi mang thai.
  • Ví dụ: Trước khi mang thai, mẹ bầu nặng 80kg, cao 1m50 và có chỉ số BMI = 35 thì khi mang thai mức tăng cân trong thai kỳ là khoảng 12kg, mức tăng cân trong ba tháng cuối là khoảng 6kg.

Xem thêm:

Ba tháng cuối thai kỳ bà bầu tăng bao nhiêu kg

Mẹ bầu có thể trạng bình thường mức tăng cân trong ba tháng cuối thai kỳ là 5 - 6kg (Nguồn: Sưu tầm)

Bà bầu 3 tháng cuối có nên giảm cân không?

Không phải bà bầu 3 tháng cuối nào cũng nên giảm cân, tùy thuộc vào tình trạng cân nặng của mẹ trước khi mang thai và sự thay đổi trong quá trình mang thai mà bác sĩ sẽ quyết định giảm cân hay không. Nếu trước khi mang thai, cân nặng của mẹ bầu thuộc nhóm thể trạng người suy duy dưỡng đến bình thường thì việc ăn kiêng hoặc giảm cân cho bà bầu 3 tháng cuối không được khuyến khích.

Trái lại, với những mẹ bầu bị thừa cân trước khi mang thai hoặc tăng cân quá nhanh trong thai kỳ, bác sĩ sẽ tư vấn giảm cân an toàn để không ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Quá trình giảm cân của mẹ bầu sẽ diễn ra từ từ, được bác sĩ giám sát chặt chẽ và xây dựng chế độ dinh dưỡng bà bầu, sinh hoạt lành mạnh. Việc giảm cân cho các mẹ bầu bị thừa cân để giúp giảm nguy cơ mắc huyết áp cao, tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, thai sớm, sinh non,...

Xem thêm: Có nên dự đoán giới tính của trẻ qua nhịp tim thai không?

Cách giảm cân cho bà bầu 3 tháng cuối an toàn, hiệu quả

Thừa cân khi mang thai không chỉ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe cho mẹ và bé mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Tuy nhiên, việc giảm cân cho bà bầu 3 tháng cuối quá nhanh sẽ rất nguy hiểm, vì vậy mẹ bầu nên tham vấn ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi bắt đầu thực hiện. Đồng thời cũng cần biết áp dụng phương pháp giảm cân phù hợp để không gây ảnh hưởng đến em bé. Dưới đây là một số cách giảm cân cho bà bầu 3 tháng cuối an toàn, hiệu quả mà các mẹ có thể áp dụng:

Nghiên cứu mức cân nặng phù hợp

Bà bầu muốn giảm cân an toàn thì cần biết được mức cân nặng phù hợp của mình. Dù thừa cân nhưng một số bà bầu vẫn sẽ tăng cân trong thời gian mang thai do lối suy nghĩ “ăn nhiều để nuôi con” hoặc “ăn cho hai người”. Vì vậy, bà bầu cần kiểm tra cân nặng hiện tại của mình, kèm theo biểu đồ thai kỳ để tính toán số cân nặng cần giảm hoặc tăng và kiểm soát mức cân nặng trong thai kỳ ở giới hạn bình thường.

Một lưu ý nhỏ là mẹ bầu nên cân vào cùng một thời điểm trong ngày, trên cùng một chiếc cân để có sự thống nhất. Ngoài ra, mẹ bầu cũng đừng cân quá thường xuyên để hạn chế cảm giác lo lắng, căng thẳng không mong muốn.

Xem thêm:

Nghiên cứu mức cân nặng phù hợp

Bà bầu cần nghiên cứu mức cân nặng phù hợp với mình trước khi giảm cân (Nguồn: Sưu tầm)

Tính lượng calo cần hấp thu

Thông thường, thói quen nhịn ăn sẽ không được áp dụng cho những mẹ bầu muốn giảm cân sau sinh, vì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Để giảm cân cho bà bầu 3 tháng cuối một cách an toàn, cần phải tính toán lượng calo cần hấp thu vào cơ thể hàng ngày.

Theo khuyến nghị của chuyên gia y tế, trung bình phụ nữ mang thai cần nạp năng lượng vào cơ thể ít nhất 1.700calo/ngày. Dựa vào nhu cầu của cơ thể, mẹ bầu nên điều chỉnh chế độ ăn cho bà bầu phù hợp, không nên bổ sung quá lượng calo mà cơ thể cần để không tăng cân quá nhiều trong thời gian mang thai.

Vận động mỗi ngày ít nhất 30 phút

Mang thai không có nghĩa là ngưng vận động thường xuyên và ngừng tập thể dục, trừ khi có chỉ định của bác sĩ yêu cầu nằm nghỉ ngơi dưỡng thai. Tập thể dục nhẹ nhàng trong thời kỳ mang thai đem lại nhiều lợi ích quan trọng như giúp kiểm soát cân nặng, tăng cường trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng hiệu quả.

Một số bài tập nhẹ nhàng, an toàn phù hợp với các mẹ bầu có thể kể đến như bơi lội, đi bộ hay yoga cho bà bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý tập thể ở mức độ vừa phải, không được tập quá sức và tránh các bài tập có nguy cơ té ngã hoặc gây chấn thương.

Xem thêm: Những loại thực phẩm tốt bà bầu nên ăn để con khỏe mạnh

Vận động nhẹ nhàng khi mang thai

Tập yoga trong thời kỳ mang thai giúp kiểm soát cân nặng và mang lại nhiều lợi ích khác (Nguồn: Sưu tầm)

Uống nhiều nước

Duy trì thói quen uống nhiều nước mỗi ngày trong khi mang thai rất quan trọng, đặc biệt là khi bà bầu vận động. Điều này sẽ giúp hỗ trợ hoạt động của hệ bài tiết, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu. Thêm vào đó, việc uống trên 2 lít nước/ngày cũng sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy no và hạn chế ăn quá nhiều.

Lựa chọn thực phẩm lành mạnh

Để có thể giảm cân cho bà bầu 3 tháng cuối hiệu quả, cần hạn chế tiêu thụ những thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, tinh bột tinh chế, thực phẩm chứa nhiều đường và calo rỗng,... Thay vào đó, mẹ bầu nên lựa chọn các thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau củ, bánh mì nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt và sữa ít béo.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên ưu tiên bổ sung các nhóm dinh dưỡng quan trọng vào thực đơn hàng ngày như protein nạc (thịt gà, cá, thịt tươi, hải sản,…), chất xơ (rau xanh, rau mầm, táo, kiwi,...) và folate (rau chân vịt, đậu, dâu tây,...).

Xem thêm: Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai mẹ NÊN biết

Lựa chọn thực phẩm lành mạnh

Mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm lành mạnh để kiểm soát cân nặng (Nguồn: Sưu tầm)

Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày

Một trong những cách giảm cân cho bà bầu 3 tháng cuối hiệu quả, an toàn chính là chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày. Thay vì ăn 3 bữa chính một ngày, mẹ bầu có thể chia thành 6 bữa nhỏ vừa giúp kiểm soát được lượng calo cần nạp vào cơ thể, vừa giảm bớt cảm giác đói bụng. Đồng thời, phương pháp này còn giúp hạn chế những khó chịu cho hệ tiêu hóa do bào thai đang phát triển bên trong gây ra như ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu,…

Bổ sung vitamin

Bên cạnh việc bổ sung dưỡng chất qua thực phẩm, mẹ bầu cũng có thể cân nhắc bổ sung thêm vitamin cho bà bầu dạng viên dưới sự tư vấn của bác sĩ. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều viên uống vitamin tổng hợp dành cho phụ nữ mang thai, có thể đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng mà không cần tiêu thụ nhiều thức ăn hơn mức cần thiết. Tuy nhiên, không nhầm lẫn việc uống vitamin có thể thay thế cho các bữa ăn trong ngày, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ cho sức khỏe mẹ bầu.

Ngủ đủ giấc

Chất lượng giấc ngủ cũng là một yếu tố quan trọng và cần được quan tâm nhiều hơn trong quá trình giảm cân cho bà bầu 3 tháng cuối. Theo các nghiên cứu cho thấy, nếu ngủ không đủ 7 tiếng/ngày, cơ thể mẹ bầu sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi khi mang thai và nhu cầu ăn uống có thể bị rối loạn. Ngoài ra, khi mất ngủ mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy đói bụng và hình thành thói quen ăn đêm, vì vậy không thể kiểm soát được tình trạng cân nặng của mình.

Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, các mẹ bầu cần cố gắng ngủ đủ giấc 7 - 8 tiếng/ngày để cơ thể được nghỉ ngơi, mang lại trạng thái thư giãn, đồng thời giúp kiểm soát cân nặng ổn định một cách dễ dàng.

Ngủ đủ giấc

Bà bầu nên ngủ đủ giấc để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn và kiểm soát cân nặng ổn định (Nguồn: Sưu tầm)

Câu hỏi thường gặp về giảm cân cho bà bầu 3 tháng cuối

Bà bầu nên ăn gì để kiểm soát cân nặng?

Trong các bữa ăn hàng ngày, mẹ bầu nên bổ sung những thực phẩm sau đây để kiểm soát cân nặng tốt hơn:

  • Tăng cường rau xanh, trái cây để cung cấp chất xơ, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình tiêu hóa.
  • Sử dụng các loại ngũ cốc nguyên cám không chỉ giàu năng lượng mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng thiếu yếu cho cơ thể.
  • Bổ sung protein nạc từ thịt gà, cá, hải sản, đậu phụ, các loại đậu rất cần thiết cho sức khỏe cơ bắp.
  • Bên cạnh đó, các loại chất béo lành mạnh như quả bơ, dầu ô liu và hạt cũng nên được bổ sung để hỗ trợ phát triển não bộ của trẻ.
  • Nên lựa chọn các món ăn vặt lành mạnh như trái cây, ngũ cốc, các loại hạt trong bữa ăn phụ thay vì ăn bánh kẹo, đồ ngọt hoặc thức ăn nhanh.

Xem thêm: Các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng đầu mẹ không thể bỏ qua

3 tháng cuối mỗi tuần thai nhi tăng bao nhiêu gam?

3 tháng cuối thai kỳ được xem là giai đoạn nước rút của thai nhi, em bé sẽ tăng cân với tốc độ tối đa để chuẩn bị cho ngày chào đời. Dưới đây là bảng cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cập nhật vào năm 2019:

Tuần thai Cân nặng Tuần thai Cân nặng
Tuần thứ 24 600g Tuần thứ 33 1918g
Tuần thứ 25 660g Tuần thứ 34 2146g
Tuần thứ 26 760g Tuần thứ 35 2383g
Tuần thứ 27 875g Tuần thứ 36 2622g
Tuần thứ 28 1005g Tuần thứ 37 2859g
Tuần thứ 29 1153g Tuần thứ 38 3083g
Tuần thứ 30 1319g Tuần thứ 39 3288g
Tuần thứ 31 1502g Tuần thứ 40 3462g
Tuần thứ 32 1702g

Bà bầu nên ăn bao nhiêu cơm mỗi ngày?

Cơm là một trong những món thường xuyên xuất hiện trong khẩu phần ăn mỗi ngày của các mẹ bầu Việt. Để tránh bị tăng quá nhiều cân và hạn chế tình trạng tiểu đường trong quá trình mang thai, mẹ chỉ nên ăn khoảng 2 - 3 chén cơm mỗi ngày và cần chia thành nhiều bữa nhỏ.

Việc giảm cân cho bà bầu 3 tháng cuối là một vấn đề nhạy cảm cần được cân nhắc kỹ lưỡng và có sự tư vấn, giám sát của bác sĩ. Trong nhiều trường hợp, các chuyên gia khuyên mẹ bầu không nên giảm cân vì quá trình tăng cân tự nhiên là rất cần thiết để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, với những mẹ bầu bị thừa cân trước khi mang thai hoặc tăng cân quá nhanh trong khi mang thai, cần phải giảm cân dưới sự giám sát của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Xem thêm:

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;