MỤC LỤC BÀI VIẾT
Rau ngót là một loại rau khá quen thuộc với người Việt Nam trong mỗi bữa ăn. Loại rau này từ lâu đã được biết đến với hương vị thơm ngon và giàu giá trị dinh dưỡng. Để hiểu rõ hơn về tác dụng, tác hại cũng như những lưu ý khi sử dụng rau ngót, hãy cùng Huggies tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
>> Tham khảo thêm: Thực phẩm giàu dinh dưỡng và siêu thực phẩm
Giá trị dinh dưỡng của rau ngót
Rau ngót là một loại rau xanh phổ biến, nổi tiếng với hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Theo nhiều nghiên cứu, trong 100g rau ngót, chúng ta có thể tìm thấy các giá trị dinh dưỡng như:
Thành phần |
Giá trị dinh dưỡng |
Năng lượng |
35 kcal |
Vitamin C |
185mg |
Canxi |
169mg |
Sắt |
2,7mg |
Magiê |
123mg |
Kali |
457mg |
Natri |
25mg |
Kẽm |
0,94mg |
Celluloza |
2,5g |
Phospho |
65mg |
Vitamin A |
6.650µg |
Glucid |
3,4 g |
Rau ngót cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể (Nguồn: Sưu tầm)
Ăn rau ngót có tốt cho sức khỏe không?
Rau ngót là một loại rau xanh phổ biến và rất tốt cho sức khỏe. Nhờ thành phần dinh dưỡng phong phú như giàu vitamin và khoáng chất, giàu chất xơ, chứa các chất chống oxy hóa, rau ngót trở thành “thực phẩm vàng” của nhiều gia đình, có tác dụng trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại.
Rau ngót là một loại rau xanh phổ biến và rất tốt cho sức khỏe (Nguồn: Sưu tầm)
>> Tìm hiểu thêm:
- Thực đơn ăn dặm: Canh rau ngót cua đồng cho bé
- Thực đơn ăn dặm: Súp đậu hũ rau ngót cho bé
- Cháo cho bé: Cháo đậu hũ rau ngót
Tác dụng của rau ngót đối với y học cổ truyền (Đông y)
Theo quan niệm của y học cổ truyền, rau ngót sở hữu nhiều lợi ích cho sức khỏe. Lá của loại cây này mang vị ngọt thanh, tính mát. Rễ bồ ngót cũng được xem là một vị thuốc quý, có khả năng điều trị các chứng bệnh như:
Rau ngót giúp giải độc, thanh nhiệt cơ thể
Rau ngót có khả năng hỗ trợ thanh nhiệt cơ thể, giải độc và thúc đẩy lợi tiểu. Không chỉ vậy, rau ngót còn được sử dụng như một vị thuốc dân gian để cầm máu cam hiệu quả.
Rau ngót giúp lợi sữa cho phụ nữ sau sinh
Rau ngót được nhiều chuyên gia sức khỏe và kinh nghiệm dân gian đánh giá cao về lợi ích đối với sức khỏe của phụ nữ sau sinh. Loại rau này có khả năng hỗ trợ kích thích tiết sữa, giúp mẹ bầu phục hồi sức khỏe sau quá trình mang thai và sinh nở.
Bên cạnh đó, rau ngót còn được xem là một phương pháp dân gian hỗ trợ co thắt tử cung hiệu quả, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục sau sinh, giảm thiểu nguy cơ sản dịch ứ đọng.
>> Xem thêm:
- Ngũ Cốc Lợi Sữa Có Tốt Cho Mẹ Sau Sinh Không?
- Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa cho con bú sau sinh?
- 6 Mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa cho con bú hiệu quả
Giúp điều trị ho, nổi ban, sốt cao
Y học cổ truyền sử dụng rau ngót tươi như một bài thuốc giúp giảm sốt, ho và phát ban. Cách thực hiện đơn giản: sắc 20-40g lá rau ngót tươi với nước, uống mỗi ngày.
Đối với trẻ em bị tưa lưỡi, lá bồ ngót cũng được xem là một phương pháp dân gian hiệu quả.
Cách thực hiện: rửa sạch lá bồ ngót, giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Sau đó, thấm nước cốt rau bồ ngót vào băng gạc và thoa đều lên lưỡi, lợi và vòm họng của trẻ. Để tăng vị dễ chịu, bạn có thể thêm một chút mật ong vào hỗn hợp.
Theo y học cổ truyền rau ngót có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe (Nguồn: Sưu tầm)
Tác dụng của rau bồ ngót trong y học hiện đại (Tây y)
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, rau ngót không chỉ là thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn ẩn chứa nhiều lợi ích sức khỏe như:
Giúp ổn định đường huyết
Rau bồ ngót chứa các hợp chất Flavonoid và Polyphenol, được biết đến với khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, từ đó góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Flavonoid kiểm soát đường huyết hiệu quả, đồng thời ngăn chặn sự tích tụ chất béo trong cơ thể. Bên cạnh đó, Polyphenol giúp ức chế quá trình sản sinh tế bào mỡ, tăng cường quá trình oxy hóa axit béo và thúc đẩy phân giải chất béo hiệu quả. Ngoài ra, rau bồ ngót còn chứa insulin tự nhiên, hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, mang lại lợi ích cho người bệnh đái tháo đường tuýp 1.
Rau bồ ngót giúp kiểm soát huyết áp
Rau bồ ngót chứa Papaverin - một hoạt chất có khả năng giãn nở mạch máu hiệu quả. Việc bổ sung rau ngót thường xuyên vào chế độ ăn uống giúp người bệnh cao huyết áp kiểm soát và ổn định huyết áp hiệu quả.
Ngoài ra, rau ngót cũng rất có lợi cho những người mắc bệnh tắc mạch, nghẽn mạch và xơ vữa động mạch, hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị bệnh.
Rau ngót giúp giảm viêm nhiễm và nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch
Rau ngót là nguồn cung cấp dồi dào vitamin C, cùng với các dưỡng chất khác, giúp tăng cường hệ miễn dịch, củng cố hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Điều này giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh và giảm nguy cơ mắc các vấn đề viêm nhiễm. Hàm lượng vitamin C cao trong rau ngót còn có khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng do virus, bao gồm cả virus cúm.
Rau ngót tốt cho phụ nữ sau sinh
Rau bồ ngót là nguồn cung cấp dồi dào các dưỡng chất thiết yếu cho phụ nữ sau sinh bao gồm canxi, magie, kali, đạm thực vật, vitamin C, B, PP cùng nhiều khoáng chất khác. Hợp chất Phytochemical trong rau bồ ngót thúc đẩy sản sinh hormone Estrogen, giúp cân bằng nội tiết tố, tăng cường tiết sữa cho mẹ sau sinh. Không chỉ vậy, rau bồ ngót còn hỗ trợ co bóp tử cung, đẩy nhanh quá trình hồi phục sau sinh, giảm nguy cơ viêm nhiễm.
Tác dụng của rau bồ ngót trong y học hiện đại (Nguồn: Sưu tầm)
>> Xem thêm:
- Bà bầu ăn gì để con thông minh ngay từ trong bụng mẹ
- Chế độ ăn tốt cho bà bầu trong thai kỳ
- Mẹ bầu nên ăn gì để chuyển dạ nhanh và dễ sinh thường
Các tác hại của rau ngót
Ngoài những tác dụng kể trên, nếu lạm dụng rau ngót quá mức sẽ dẫn tới một số tác hại như:
- Nguy cơ sảy thai: Rau ngót tuy tốt cho sức khỏe, nhưng phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, cần lưu ý khi sử dụng để tránh nguy cơ sảy thai.
- Nguy cơ viêm tiểu phế phổi tắc nghẽn: Nếu ăn rau bồ ngót quá nhiều có thể gây viêm tiểu phế quản tắc nghẽn. Ngoài ra, hợp chất Papaverin trong loại rau này cũng được xem là nguyên nhân của chứng suy phổi.
- Gây mất ngủ: Nghiên cứu cho thấy việc uống 150g nước ép rau ngót mỗi ngày có thể dẫn đến các triệu chứng như khó thở và mất ngủ.
Các tác hại của rau ngót (Nguồn: Sưu tầm)
>> Xem thêm: 10 loại thức ăn gây sảy thai sớm bà bầu nên tránh
Một số câu hỏi thường gặp
Sau khi biết tác dụng và tác hại của rau ngót, dưới đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến loại rau này:
Mẹ bầu có ăn được rau ngót không?
Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau ngót, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Cụ thể, mẹ bầu không tiêu thụ quá 30 gram rau ngót mỗi ngày để tránh những tác động không mong muốn.
>> Tham khảo thêm:
- Những loại thực phẩm tốt bà bầu nên ăn để con khỏe mạnh
- Thực phẩm cần tránh trong thai kỳ. Có thai không nên ăn gì?
- Mẹ bầu cần bổ sung những gì để thai nhi khỏe mạnh?
Uống rau ngót sống có tốt cho sức khỏe không?
Rau bồ ngót được nhiều người tin tưởng là phương pháp giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng bồ ngót sống không đúng cách có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Mặc dù giàu chất xơ và vitamin C, tốt cho việc giảm cân và bổ sung dưỡng chất, việc tiêu thụ bồ ngót sống liên tục có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn phổi, khó thở, mất ngủ, và giảm hấp thụ canxi, photpho. Do đó, việc sử dụng bồ ngót để giảm cân cần được thực hiện một cách khoa học và hợp lý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Một số câu hỏi thường gặp về rau ngót (Nguồn: Sưu tầm)
Với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng tuyệt vời, rau ngót xứng đáng là loại rau được ưu tiên sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý cách ăn và đối tượng sử dụng, đặc biệt là các mẹ bầu để nâng cao sức khỏe cho bản thân và gia đình.