Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Tăng cân khi mang thai

Tăng cân khi mang thai

Mỗi phụ nữ là một cá thể riêng lẻ và duy nhất. Các yếu tố như di truyền, giới tính, tuổi tác, môi trường, chế độ ăn uống, nghề nghiệp, lối sống và sự trao đổi chất ảnh hưởng đến số cân cũng như chuyện tăng, giảm cân của chúng ta trong suốt cuộc đời. Thông thường, một phụ nữ có chiều cao và cân nặng trung bình có thể tăng từ 10–15kg trong 40 tuần mang thai. Con số này có thể cao hơn với những ca mang đa thai hoặc gặp biến chứng thai kỳ.

Phần lớn phụ nữ mang thai chỉ tăng cân rất ít trong tam cá nguyệt đầu tiên, thậm chí có người còn sút cân. Chứng buồn nôn cùng với những thay đổi trong thói quen ăn uống thường ngày có thể làm mẹ mất đến vài kilogram. Tuy nhiên, đến  qúy  thứ hai và thứ ba, hầu hết sẽ lấy lại số cân đã mất và từ từ tăng lên thêm.

Mẹ có cần ăn cho hai người?

Trước đây, người ta hay nói phụ nữ có thai phải ăn cho hai người. Tuy nhiên, điều này không có căn cứ khoa học. Trên thực tế, chuyện nhân đôi khẩu phần và tăng khối lượng thức ăn trong thời gian mang thai là không cần thiết, thậm chí có thể gây nguy hiểm vì thứ cần tăng lúc này là chất lượng dinh dưỡng chứ không phải lượng thức ăn nạp vào. Hai chuyện này vốn hoàn toàn khác biệt, ăn nhiều chưa chắc bổ dưỡng và ngược lại.

Với hầu hết phụ nữ mang thai, năng lượng nạp vào cơ thể chỉ cần tăng khoảng 10% là đủ. Ở quý đầu tiên, mẹ cần nạp thêm 420 calo/ngày, quý  thứ hai cần thêm 1.050 calo/ngày và quý  thứ ba là 1.255 calo/ngày. Nói cho dễ hiểu là ở quý đầu tiên, mỗi ngày mẹ chỉ cần uống thêm một ly sữa ít béo là bổ sung đủ năng lượng cần thiết. Ở quý  thứ hai, mỗi ngày mẹ có thể ăn thêm vài miếng trái cây, dăm ba hạt đậu. Ở quý  thứ ba, mẹ chỉ cần thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày một ít trái cây và vài mẩu bánh mì là đủ.

Tham khảo: Thực đơn cho bà bầu hàng ngày

Phần trọng lượng thừa sinh ra từ đâu?

Trong thời gian mang thai, cân nặng tăng lên một phần do mẹ, một phần do bé. Chuyện phụ nữ mang thai có khoảng 3kg mỡ thừa là hoàn toàn bình thường. Phần trọng lượng thừa tập trung quanh đùi, hông, mông và cánh tay đóng vai trò như kho năng lượng dự trữ để người mẹ có thể dùng dần trong giai đoạn cho con bú.

Khi mang thai, mẹ tăng cân là do:

  • Lưu lượng máu tăng lên.
  • Cơ thể giữ nước và chất lỏng nói chung.
  • Kích thước bầu ngực tăng.
  • Tử cung giãn ra.
  • Nước ối và nhau thai.
  • Em bé (cân nặng trung bình của trẻ lúc mới sinh là khoảng 3,5kg).

Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, cân nặng tăng lên chủ yếu là do những thay đổi trong cơ thể mẹ chứ không phải do bé. Lúc này, cơ thể mẹ sẽ tăng cường sản xuất máu để chuyển đến bào thai, mang theo ô-xy và dưỡng chất để nuôi dưỡng nó.

Chẳng có gì phải lo nếu cân nặng của thai phụ dao động hay thay đổi đôi chút. Nhưng nếu tăng hoặc giảm đột ngột, đây có thể là dấu hiệu cần lưu ý. Đó là lý do vì sao các nữ hộ sinh và bác sĩ thường theo dõi cân nặng của bệnh nhân, bởi qua đó họ có thể phát hiện ra vấn đề bất thường. Nhiều phụ nữ mang thai thích tự kiểm tra cân nặng. Nếu tự mình làm, tốt nhất mẹ nên cân hàng tuần, vào cùng một khoảng thời gian trong ngày. Tăng cân lý tưởng nhất là tăng chậm nhưng đều.

Nếu mẹ đang ở quý thứ hai mà tăng hơn 1,5kg/tuần hoặc ở quý thứ ba mà tăng hơn 900g/tuần, mẹ cần đi khám bác sĩ.

Dưới đây là mức tăng cân khi mang thai trung bình trong mỗi quý:

  • Quý đầu tiên: tăng tổng cộng từ 900g đến 1,8kg.
  • Quý thứ hai: tăng tổng cộng từ 5–6kg, trung bình mỗi tuần tăng 500g.
  • Quý thứ ba: tăng tổng cộng từ 3–5kg, trung bình mỗi tuần tăng khoảng 500g. 

Tham khảo: Bảng tăng cân chuẩn của bà bầu theo tháng

Chỉ số BMI là gì?

Một số nữ hộ sinh và bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) để ước tính mức tăng cân lý tưởng. Chỉ số này được tính theo công thức: BMI bằng cân nặng (tính theo kilogram) chia cho chiều cao (tính theo mét)bình phương. Chỉ số BMI trung bình dao động từ 18,5–26. Tùy theo BMI cao hay thấp, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống phù hợp. 

Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Cần bao lâu để giảm cân sau khi sinh?

Nói về chuyện cân nặng, nhiều chuyên gia cho rằng tăng trong 9 tháng thì khi giảm cũng cần chừng đó thời gian, thế cũng là hợp lý. Tuy nhiên, có người giảm cân rất nhanh, họ có thể mặc lại quần áo thời trước khi mang thai chỉ trong vòng vài tuần sau khi sinh. Số khác lại cần lâu hơn.

Giảm cân sau khi sinh hay ở giai đoạn nào cũng thế, năng lượng nạp vào càng nhiều, mẹ càng phải tiêu hao nhiều hơn. Nếu mẹ ăn vào nhiều hơn mức năng lượng mà cơ thể sử dụng, nó sẽ được tích trữ lại dưới dạng mỡ. Để loại bỏ số cân thừa, mẹ cần lưu ý kiểm soát khẩu phần ăn và tập thể dục hàng ngày.

Tham khảo: Giảm cân sau sinh và khi cho con bú

Có nên ăn kiêng khi mang thai?

Phụ nữ mang thai không nên ăn kiêng vì như thế có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Ngoài ra, mẹ ăn kiêng trong thời gian mang thai còn làm tăng nguy cơ tử vong sơ sinh, bé sinh ra thiếu cân. Giảm cân quá nhanh sau khi sinh có thể gây tiết sữa kém, mệt mỏi.

Tham khảo: Những điều kiêng kỵ khi mang thai

Thiếu cân lúc mang thai có thể dẫn đến điều gì?:

Một người có chỉ số BMI quá thấp hay thiếu cân quá nhiều có thể khó thụ thai. Để có chu kỳ kinh nguyệt bình thường, mẹ cần cân đối sao cho tỷ lệ mỡ và cơ giữ ở ngưỡng khỏe mạnh và lượng thức ăn nạp vào hàng ngày đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể.

Bên cạnh đó, tăng quá ít cân khi mang thai, hoặc trước khi đón bé chào đời, mà mẹ vẫn chưa đạt được cân nặng tiêu chuẩn, có thể làm gia tăng nguy cơ bé yêu khi sinh ra sẽ bị nhẹ cân (ít hơn 2,5kg). Tình trạng này có thể gây ra rất nhiều vấn đề cho bé, chẳng hạn như:

  • Thai nhỏ hơn tuổi hoặc bé sinh ra bị thiếu cân.
  • Tăng nguy cơ sinh non và những vấn đề phát sinh với trẻ sinh non.
  • Gặp rắc rối với việc tiết sữa và sữa ít.
  • Mẹ dễ bị hạ đường huyết
  • Cần theo dõi tại bệnh viện trong thời gian nhất định.

Mẹ bầu nên tăng cân như thế nào để thai khỏe mạnh

Làm thế nào để tăng cân một cách lành mạnh khi mang thai?

Huggies mách mẹ 03 tuyệt chiêu tăng cân lành mạnh khi mang thai như sau:

  • Chia nhỏ bữa ăn: Mẹ bầu có thể ăn 5 - 6 bữa/ngày, miễn là khẩu phần vừa ăn, không quá nhiều.
  • "Thủ" sẵn những món ăn vặt tốt cho sức khỏe: Theo Verywell family, ngũ cốc, nước táo, bánh mì, sữa tươi, táo, chuối,... là những món ăn vặt ngon miệng lại giáo protein giúp mẹ nhanh no, giàu dinh dưỡng và ít thừa cân.
  • Bổ sung thêm sữa không béo: Mẹ có thể thêm sữa không béo vào các món khoai tây nghiền, trứng dầm và ngũ cốc dùng nóng để tăng hương vị và đảm bảo dinh dưỡng.

Tham khảo: Mẹ bầu tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý?

Ảnh hưởng của việc thừa cân lúc mang thai

  • Gặp nhiều rủi ro khi sinh hơn (do mẹ béo, do bé quá lớn).
  • Trẻ sinh ra thừa cân có thể gặp vấn đề về điều tiết lượng đường trong máu.
  • Bệnh trĩ, rạn da, gặp vấn đề ở vùng đáy chậu, tiểu không kiểm soát.
  • Cảm thấy bực bội và chịu nóng kém.
  • Đau lưng, đau chân, sưng phù bàn chân và cổ chân, hạn chế về vận động
  • Cao huyết áp, tăng nguy cơ bị tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ.
  • Tăng sức ép lên những cơ quan quan trọng của cơ thể như tim, gan và thận.
  • Tăng nguy cơ mắc chứng kháng insulin và tiểu đường loại2.

Nói tới chuyện ăn uống để tăng cân khi mang thai, tốt nhất mẹ nên quan tâm đến chất hơn là lượng. Khi bé còn nằm trong tử cung, việc bé có nhận đủ dưỡng chất để phát triển hay không hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ.

Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ

Một cơ thể chứa quá nhiều mỡ sẽ không thể hoạt động hiệu quả, thậm chí còn ảnh hưởng không tốt đến sinh lực, tâm trạng và sức khỏe của mẹ. Hãy học cách lắng nghe các tín hiệu của cơ thể để biết rằng mình đã no và dạ dày đã chứa đủ thức ăn.

Khi ăn, hãy nghĩ theo hướng mình đã no, nghĩa là một khi thấy hết đói, mình không cần ăn thêm nữa. Tránh bỏ bữa vì nó có thể đẩy cơ thể vào trạng thái đói, từ đó phát sinh các vấn đề về trao đổi chất và thiếu năng lượng.

Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích hơn cho việc chăm sóc trong thai kỳ, hãy ghé thăm Góc chuyên gia của Huggies mẹ nhé!

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;