Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Thực phẩm cần tránh trong thai kỳ. Có thai không nên ăn gì?

 Thực phẩm cần tránh trong thai kỳ.

Mang thai là thời điểm bạn phải chú ý đặc biệt về những gì bạn ăn, biết được đâu là thực phẩm an toàn nên ăn và đâu là thực phẩm có thai không nên ăn. Bạn cần biết rằng có một số thực phẩm có chứa độc tố mà nếu bạn ăn vào, có thể dẫn đến tình trạng khuyết tật thai nhi. Một số loại thực phẩm khác thì chứa vi khuẩn có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn và gây tổn thương cho sức khỏe và sự an toàn cho thai nhi. Hãy chắc chắn rằng hầu hết các loại thực phẩm bạn ăn được nấu chín, và hãy chọn lọc những gì bạn ăn để bảo vệ em bé của bạn chống lại vi khuẩn có hại.

Một điểm quan trọng cần nhớ khi lựa chọn thực phẩm để ăn là giá trị dinh dưỡng của thực phẩm mà bạn đang nạp vào cơ thể. Một chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng như axit folic, sắt, vitamin C và vitamin A rất quan trọng cho sự phát triển của em bé.

Có thai không nên ăn gì?

Có rất nhiều loại thực phẩm cần tránh khi mang thai, hầu hết các bác sĩ sẽ tư vấn rằng bạn nên tránh xa một số loại cá, thịt sống, trứng sống, pho mát mềm, pate, rau chưa rửa v.v. Hãy tham khảo danh sách những thực phẩm có thai không nên ăn dưới đây

>> Tham khảo: 

Một số loại cá (như cá mập, cá ngừ và cá kiếm) có chứa một lượng cao của thủy ngân được tích lũy trong các mô mỡ của chúng. Phụ nữ mang thai nên tránh ăn nhiều những loại cá này để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh của thai nhi. Chưa có một nghiên cứu rõ ràng nào về việc ăn bao nhiêu những loại cá này thì tổn hại cho bé, nhưng “cẩn tắc vô áy náy”, tốt nhất là bạn nên tránh những con cá này. Ngoài ra, những loại hải sản sống khác mà phụ nữ mang thai nên tránh xa là hàu và sushi cá sống.

Trứng sống

Trứng sống có thể là nguồn gốc truyền vi khuẩn salmonella. Thực phẩm có chứa trứng sống bao gồm sốt mayonnaise, salad caesar, eggnog, hollandaise và những hỗn hợp bột trứng nhất định như bột làm bánh cookie. Để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella, hãy nhớ nấu trứng thật kỹ trước khi ăn.

Thịt gà sống

Chúng ta không nên ăn thịt gà sống hay tái, đặc biệt khi mang thai bạn càng nên cẩn thận hơn. Ăn hoặc tiếp xúc với các bề mặt có thịt gà sống có nguy cơ làm bạn bị nhiểm vi khuẩn salmonella. Thậm chí, món thịt gà được nấu từ hôm trước nên được đun nóng lại hoặc nấu thêm một lần nữa để tiêu diệt vi khuẩn salmonella.

Thịt sống

Cho dù đó là một miếng thịt bò tái hoặc bất cứ loại thịt chưa nấu chín nào, chúng đều có khả năng gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho thai nhi. Bạn nên tránh xa những loại thịt sống hay tái khi mang thai vì nó có thể chứ một loại ký sinh trùng gọi là toxoplasmosis hoặc khuẩn E. Coli. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng bào thai.

Phô mai mềm

Phô mai mềm như phô mai xanh, phô mai feta, brie, camembert, ricotta, pho mát trắng mềm Mỹ Latinh và bất kỳ sữa chưa tiệt trùng hoặc các loại thực phẩm làm từ sữa chưa tiệt trùng là những loại thực phẩm nên tránh khi mang thai vì chúng có thể chứa vi khuẩn Listeria-một loại vi khuẩn  rất có hại cho thai nhi. Trong khi với người lớn, vi khuẩn Listeria thường không có tác hại gì nhưng chúng lại có thể gây các biến chứng đe dọa đến tính mạng của thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Listeriosis được biết đến là loại vi khuẩn kích hoạt sẩy thai, sinh non và nhiễm trùng máu.

Trái cây và rau

Khi mua trái cây và rau quả, hãy chắc chắn rằng bạn rửa chúng sạch sẽ để loại bỏ bất kỳ các loại sâu có hại và vi khuẩn cũng như thuốc trừ sâu. Rau chưa rửa có khả năng truyền bệnh toxoplasmosis - một ký sinh trùng gây ô nhiễm đất. Ngoài ra, nên tránh hoàn toàn những loại trái cây và rau hư, mốc.

Một số trái cây bạn không nên ăn trong thai kỳ:

Đu đủ xanh

Trong đu đủ xanh có chứa chất kích thích khiến cơ trơn tử cung hoạt động có thể dẫn đến sảy thai

Thơm (dứa)

Bạn cũng không nên ăn thơm vì giống như đu đủ, trong thành phần của thơm cũng chứa chất làm tử cung co bóp, rất dễ bị sảy thai

Nhãn

Để tránh lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao, bạn nên tránh ăn nhãn. Vì thành phần của nhãn chứa nhiều glucose nên nguy cơ bị táo bón, nổi mụn và tiêu đường sẽ tăng cao.

>> Tham khảo: Những loại trái cây tốt cho bà bầu

Thực phẩm cần tránh trong thai kỳ

Các loại thực phẩm khác

Ngoài các loại thực phẩm cần tránh khi mang thai được liệt kê ở trên, phụ nữ mang thai nên tránh những thực phầm có nguy cơ nhiễm vi khuẩn salmonella. Loại vi khuẩn này có thể có trong kem và rất nhiều loại thực phầm khác.

Một loại thực phẩm cần tránh khi mang thai khác là đậu phộng. Phụ nữ đang trong thời gian mang thai và cho con bú nên tránh ăn đậu phộng hoàn toàn vì loại thực phẩm này có thể làm giảm nguy cơ dị ứng với đậu phộng. Đậu phộng cũng có một loại nấm mốc được gọi là aflatoxin có khả năng gây nguy hiểm cho thai nhi.

>> Tham khảo: Điểm danh các loại hạt tốt cho bà bầu và thai nhi

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng bổ sung thêm:

bac si

Các loại thực phẩm mẹ cần lưu ý tránh trong thai kỳ:
• Các thực phẩm có vị chua, cay như dưa muối, ớt (nhất là với các thai phụ bị tiền căn đau dạ dày và hiện tại còn nôn ói nhiều do nghén 3 tháng đầu)
• Các thực phẩm nhiều muối vì chúng giữ nước, gây tăng huyết áp - tiền sản giật.
• Các loại thực phẩm ôi thiu hay để qua đêm và các loại củ mọc mầm như khoai tây mọc mầm có chứa Solanine gây độc. Khoai tây chiên giòn ở nhiệt độ cao sẽ loại bỏ độc tố Solanine nhưng khoai tây chiên nhiếu dầu mỡ gây khó tiêu, béo phì.
• Các loại cá phơi khô có chứ nấm mốc, vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm 
• Thực phẩm quá nhiều chất đạm cũng gây khó tiêu, đầy hơi, tăng gánh nặng cho cầu thận. 
• Các nội tạng động vật và da, mỡ sẽ làm tăng cholesterone máu, gây béo phì và các rối loạn về tim mạch khác. Gan động vật còn là nơi chuyển hóa, tích trữ các chất độc hại như thuốc tăng trưởng…sẽ tích tụ dần gây độc cho thai

bac si

Phụ gia thực phẩm

Nhiều loại thực phẩm thường chứa các chất phụ gia và chất bảo quản. Vì vậy, hãy cẩn thận lựa chọn những thực phẩm đóng gói trong siêu thị , hãy đọc kỹ thành phần của chúng. Chất phụ gia cần tránh là MSG (bột ngọt) vì chúng có thể gây rối loạn dạ dày, đau đầu. Phẩm màu nhân tạo cũng cần phải tránh xa đặc biệt là màu xanh, màu đỏ và vàng.

Vitamin

Mỗi thai phụ sẽ cần một lượng vitamin khác nhau để hỗ trợ sự tăng trưởng của thai nhi. Việc mang thai sẽ dẫn đến những thay đổi lớn về nội tiết tố, nên bạn cần phải được kiểm tra và tư vấn bởi bác sĩ xem bạn thực sự cần gì. Bác sĩ có thể  đề nghị bổ sung vitamin trước khi bạn mang thai để cơ thể bạn có đủ vitamin đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Tất nhiên, các chất dinh dưỡng tự nhiên từ thực phẩm luôn luôn là lựa chọn tốt nhất.

Một số lưu ý về thực đơn dinh dưỡng của bà bầu trong 9 tháng mang thai

Thức ăn cần tránh khi mang thai với mỗi người đều khác nhau, vì vậy điều quan trọng là bạn nên có một danh sách các loại thực phẩm bạn nên tránh để đảm bảo cho sự an toàn của cả hai mẹ con. Nên chú ý đến một chế độ ăn uống lành mạnh và không ăn kiêng. Tuy nhiên cũng không nên lên cân quá nhiều.

Hãy chọn ăn những loại thức ăn được nấu chín kỹ, còn nóng. Cần tránh ăn quá nhiều thức ăn nhanh vì chúng có lượng đường và chất béo bão hòa rất cao.

Hãy hạn chế lượng caffeine và bỏ rượu. Uống rượu trong khi mang thai có liên quan đến chỉ số IQ thấp ở trẻ sơ sinh, làm trẻ bị thiếu cân khi sinh hay dẫn đến khuyết tật bẩm sinh. Rượu cũng làm giảm sự hấp thụ axit folic và sắt, và làm giảm mật độ canxi trong xương của bạn.

>> Tham khảo: Các thực phẩm bổ sung canxi cho bà bầu hiệu quả trong thai kỳ

Nguyên tắc số một cần phải nhớ là ăn khi bạn đang đói. Cố gắng không lo lắng về việc thay đổi khẩu vị của bạn, chỉ cần ghi nhớ các loại thực phẩm trên để tránh.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;