Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Những nguyên nhân dẫn đến sẩy thai

Các nguyên nhân dẫn đến sẩy thai

50% trường hợp sẩy thai được cho là do vấn đề về nhiễm sắc thể. Với phụ nữ trên 35 tuổi và có chồng lớn tuổi hơn, tỷ lệ này càng tăng. 50% lý do còn lại không phải lúc nào cũng xác định được. Nếu người mẹ từng có bệnh, việc sẩy thai có thể liên quan đến căn bệnh đó. Các nguyên nhân phổ biến hơn đáng lo ngại và làm tăng nguy cơ sẩy thai như: lupus (ban đỏ), tiểu đường hoặc các rối loạn nội tiết, nhiễm trùng, các vấn đề nội tiết tố hoặc bất thường với tử cung. Đôi khi, một trứng bị hỏng được chẩn đoán ở đâu đó, vào những ngày đầu của việc thụ tinh, phôi và nhân không phân chia như bình thường.

Sẩy thai trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu thường được cho là do vấn đề về phát triển của bào thai. Sẩy thai trong 3 tháng giữa thường là do người mẹ có bệnh gì đó. Yếu tố rủi ro cao nhất cho việc sẩy thai ở giai đoạn này là tuổi của người mẹ khi thụ thai. Về cơ bản, phụ nữ lớn tuổi hơn thì nguy cơ sẩy thai cao hơn.

Hút thuốc, thừa cân hoặc béo phì và tuổi mang thai trên 35 được xem là 3 nguyên nhân sẩy thai phổ biến. Dù khó xác định nguyên nhân sẩy thai là một hay cả ba thì những lý do này cũng được cho là liên quan đến nhiều vấn đề cho cả người mẹ và em bé từ lúc thụ tinh cho đến lúc sinh.

Tham khảo: Những điều kiêng kỵ khi mang thai

Bất thường về nhiễm sắc thể

Việc thừa hưởng di truyền từ bố mẹ ở mỗi chúng ta không ai giống ai. Mỗi tế bào trong cơ thể đều có vai trò xác định. Nhiễm sắc thể là các túi DNA rất nhỏ và ngay sau khi thụ tinh, các tế bào bắt đầu phân chia và tách rời để trở thành các mô và cơ quan trong cơ thể bé. Trong mỗi tế bào bình thường ở người có 46 nhiễm sắc thể; 22 cặp từ bố mẹ kết hợp với cặp thứ 23 để trở thành nhiễm sắc thể quyết định giới tính. Khi mỗi tế bào phân chia, cần có một bản sao chính xác của mỗi nhiễm sắc thể trong tế bào mới. Nếu điều này không xảy ra hoặc một cặp không đầy đủ hoặc nhiễm sắc thể phát triển thêm, việc sẩy thai thường xảy ra sau đó.

Một số trường hợp sẩy thai do một tế bào trứng hoặc tinh trùng bất thường. Nhiễm sắc thể bất thường là nguyên nhân quan trọng gây sẩy thai và hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát của hai vợ chồng.

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng có một số lưu ý thêm:

bac si

Với những cặp vợ chồng chỉ mới sẩy thai 1 lần, việc làm nhiễm sắc thể vẫn chưa cần thiết vì có rất nhiều nguyên nhân gây sẩy thai.

Với các thai phụ sẩy thai liên tiếp > 2 lần trở lên, mẹ cần phải quan tâm hơn về vấn đề nhiễm sắc thể. Nhiễm sắc thể vợ chồng cần được thực hiện trong những trường hợp này để xem bất thường đến từ bố, hay mẹ, hay do tự phát chỉ lần mang thai này. Với những xét nghiệm ở mức cơ bản như karyotype thì chi phí có thể chỉ khoảng một triệu/người. Nhưng với những bệnh lý đặc biệt, cần xét nghiệm đơn gen thì có thể chi phí rất cao. Từ xét nghiệm các bác sĩ mới có lời khuyên cụ thể cho từng trường hợp từng cặp vợ chồng.

bac si

Một số cặp vợ chồng bị sẩy thai nhiều lần do các nhiễm sắc thể bị khuyết tật và đành chọn giải pháp giúp thụ tinh trong ống nghiệm. Bác sĩ có thể sàng lọc và chọn phôi khỏe mạnh để cấy thụ tinh sau khi chẩn đoán di truyền. Kết quả sàng lọc được báo trước cho đôi vợ chồng quyết định bởi phôi của họ có thể có bất thường về di truyền.

Bệnh mạch máu collagen và các rối loạn tự miễn dịch

Các rối loạn này xảy ra khi cơ thể người phụ nữ tạo ra các kháng thể. Để tiếp tục quá trình mang thai, cơ thể cần tiếp nhận bào thai một cách an toàn. Việc gia tăng kháng thể trong cơ thể người mẹ sản sinh ra những cục máu đông làm giảm lưu lượng máu đến bào thai.

Bệnh phù cũng được xem là một nguyên nhân chính gây hư thai. Đây là một rối lọan của ruột nơi cơ thể không dung nạp protein gluten và không thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn đúng cách. Hệ thống miễn dịch có thể nhạy cảm với việc mang thai khi phản ứng miễn dịch được kích hoạt khi người mẹ ăn một loại thức ăn nào đó.

Bất thường ở tử cung

Đôi khi hình dáng tử cung của người phụ nữ cũng là nguyên nhân gây sẩy thai. Phôi không thể bám vào một vị trí có thể cung cấp đủ máu để tăng trưởng. Ngay cả khi phôi có thể bám chắc vào những tuần đầu thì thai kỳ vẫn không thể tiếp diễn và sẩy thai vẫn xảy ra. U xơ tử cung hoặc tử cung có vách ngăn  có thể gián đoạn sự bám chặt của phôi. Trước khi cố gắng thụ thai lại, cần xem xét phẫu thuật điều chỉnh lại hình dạng và kích thước tử cung.

Tiểu đường

Ở những phụ nữ kiểm soát tốt bệnh tiểu đường thì nguy cơ hư thai cũng giảm. Bản thân bệnh tiểu đường không làm hư thai nhưng khi kết hợp với một yếu tố khác có thể tăng nguy cơ kết thúc thai kỳ sớm. Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến những phức tạp trong lúc mang bầu và sinh nở. Cần giám sát chặt chẽ để ổn định lượng đường huyết trong mức cho phép và để không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Các bà mẹ tiểu đường thường sinh con nặng ký và cần theo dõi lượng đường huyết của cả hai mẹ con trong giai đoạn ngay sau sinh.

Tham khảo: Tiểu đường thai kỳ

Nhiễm trùng

Có một loạt các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút được phát hiện trong 3 tháng đầu khi người mẹ mang thai làm tăng nguy cơ sẩy thai. Một số nhiễm trùng không gây triệu chứng gì. Hiện nay, người ta cho rằng việc nhiễm trùng qua nhau thai hoặc qua cổ tử cung của người mẹ là chính. Nhiễm trùng cũng có thể xảy ra trong chính nhau thai hoặc phôi. Đôi khi, truyền máu cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng.

Một số bệnh nhiễm trùng chủ yếu là sởi, quai bị, mụn rộp, một số loại vi khuẩn và các bệnh lây qua đường tình dục. Ngay từ đầu thai kỳ, việc thử máu được thực hiện để sàng lọc và đánh giá khả năng miễn dịch của người mẹ.

Mất cân bằng nội tiết tố

Một số phụ nữ trải qua giai đoạn hoàng thể khiếm khuyết khi buồng trứng không sản sinh đủ progesterone để hỗ trợ bào thai trong giai đoạn đầu của sự thụ tinh. Dù một số nhà nghiên cứu tin rằng nồng độ của loại nội tiết tố này thấp thường là triệu chứng hơn là nguyên nhân gây sẩy thai. Sự cân bằng progesterone, nang kích thích nội tiết tố, oestrogen và ngay cả nội tiết tố tuyến giáp cũng cần có tỷ lệ chính xác để hỗ trợ thai kỳ ở giai đoạn đầu. Quá ít hay quá nhiều bất kỳ nội tiết tố nào cũng có thể gây hư thai.

Cách sống cũng là nguyên nhân gây sẩy thai

Hút thuốc, uống quá nhiều chất chứa caffeine, dùng chất gây nghiện, nhất là cocaine, tiếp xúc với bức xạ hay các chất độc hại, uống nhiều rượu bia đều được cho là nguyên nhân làm hư thai. Máu “sạch” không được cung cấp đến phôi qua nhau thai cũng dẫn đến vấn đề về việc phân chia tế bào một cách bình thường.

Chấn thương

Đôi khi chấn thương cũng gây sẩy thai. Dù bào thai được bảo vệ chắc chắn trong xương chậu và lớp niêm mạc tử cung, nếu chấn thương đủ mạnh để tống cái thai ra ngoài, nhau thai và phôi đều có thể bung ra. Tai nạn xe cộ hoặc áp lực đè nặng lên vùng bụng dưới cũng có thể gây sẩy thai.

Dấu hiệu sẩy thai

Dấu hiệu này có thể khác nhau ở mỗi người, một số trải qua tất cả dấu hiệu nhưng số khác chỉ có những thay đổi nhẹ trên cơ thể.

  • Chảy máu âm đạo là một trong những dấu hiệu phổ biến và nhận thấy sớm nhất. Máu có thể ra rất ít với màu hồng nhạt và chất nhầy hoặc ra nhiều máu đỏ tươi.
  • Một số người ra máu cục, nhất là sau những khi nằm xuống. Lúc đứng dậy, họ cảm thấy như máu đang tuôn ra.
  • Đau bụng kèm chuột rút như đau bụng kinh hoặc đau lưng từng cơn.
  • Giảm các triệu chứng thai nghén. Biểu hiện này thường là triệu chứng về sau của việc sẩy thai khi cơ thể ngưng sản xuất ra nội tiết tố trong thai kỳ HcG.

Khi nào có thể bắt đầu có thai lại?

Nếu việc sẩy thai chưa giải quyết xong, vẫn thấy ra huyết hoặc siêu âm phát hiện có túi thai trống, bác sĩ sẽ nạo. Đây chỉ là một tiểu phẫu thực hiện dưới sự gây mê toàn thân để lấy sạch những gì của bào thai còn sót lại trong tử cung. Một số người vẫn thấy ra máu sau khi nạo thai vài hôm. Do HcG vẫn lưu thông trong cơ thể nên người phụ nữ sẽ không rụng trứng hay có kinh lại. Trong hầu hết trường hợp, phải mất khoảng 10 ngày để lượng HcG ổn định và lượng nội tiết tố trở về tình trạng bình thường trước khi có thai. Nhiều người có kinh lại trong vòng 4 - 6 tuần sau khi sẩy thai, đó là dấu hiệu sự rụng trứng và khả năng sinh sản đã trở lại bình thường.

Một số bác sĩ khuyên các đôi vợ chồng cố gắng thụ thai sau khi sẩy thai càng sớm càng tốt. Hầu hết không có khả năng tăng nguy cơ sẩy thai lần nữa. Bác sĩ cũng khuyên người phụ nữ đợi hết ra huyết, cảm thấy đã đủ khỏe về thể chất và ổn định tâm lý để có thể thụ thai lại.

Nếu việc sẩy thai trước đó do bệnh hoặc do nhiễm trùng, cần phải chắc chắn đã khỏe để có thai lại. Đợi đến khi nồng độ nội tiết tố ổn định, không bị ra huyết nữa và sức khỏe hồi phục thì cơ hội mang thai lần sau sẽ tốt hơn.

Tham khảo: Có thai lại ngay sau khi bị thai lưu

Nếu bạn vẫn cảm thấy buồn

Bị mất đi đứa con mà mình đang trông đợi có thể làm nhiều cặp vợ chồng suy sụp. Dù điều đó chỉ xảy ra ở giai đoạn đầu thai kỳ, điều này không có nghĩa là nên bỏ qua chuyện đó như một điều gì đó không quan trọng. Chăm sóc sức khỏe người phụ nữ sau khi sẩy thai tương đối đơn giản nhưng quan trọng là cũng nên quan tâm đến mặt tâm lý. Hãy tư vấn bác sĩ khi cần thiết.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;