Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Bà bầu bị chuột rút: Nguyên nhân, cách chữa và cách phòng ngừa

Triệu chứng chuột rút lúc mang thai

Chuột rút (vọp bẻ) là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ trong thời gian mang thai. Chuột rút thường xảy ra ở chân, đùi, bàn chân, bàn tay hoặc cơ bụng khi thai nhi 28 tuần (tức tháng thứ 7 của thai kỳ). Hiện tượng này là do các cơ co thắt đột ngột, khiến các bộ phận này của các mẹ bầu rất đau nhức, không thể cử động. Đối với hầu hết phụ nữ, bị chuột rút khi mang thai nhẹ không đáng phải bận tâm. Tuy nhiên, hiện tượng chuột rút có liên quan đến tử cung có thể là dấu hiệu của biến chứng thai kỳ. Do đó cần có sự kiểm tra định kỳ bởi các y bác sĩ hoặc nữ hộ sinh.

>> Tham khảo thêm: 

Nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai ở thời kỳ đầu thai kỳ

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng vì sao bà bầu hay bị chuột rút. Dưới đây là 1 số lý giải phổ biến dẫn đến tình trạng bà bầu bị chuột rút được các bác sĩ sản khoa chỉ ra: 

  • Khi tử cung mở rộng để tạo chỗ nằm cho em bé, các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung sẽ bị kéo căng. Điều này có thể gây các cơn đau nhức cho các bà bầu, đặc biệt trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị đè gây cảm giác nặng nề khó chịu. Thường thì chuột rút co cơ có thể cảm nhận ngay ở vùng bụng dưới.
  • Do khi có thai, trọng lượng cơ thể mẹ ngày càng tăng lên. Toàn bộ cân nặng cơ thể gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân nên dễ khiến căng cơ chân gây chuột rút.
  • Ốm nghén: Tình trạng nôn ói trong thời kỳ mang thai cũng là lý do khiến cơ thể mất nhiều nước, mất cân bằng điện giải và chất dinh dưỡng, từ đó dẫn đến tình trạng cơ bị co cứng và gây chuột rút khi mang thai. 
  • Các bệnh như bầu bị táo bón, chứng ợ hơi, khó tiêu, sỏi thận, bàng quang… cũng dễ khiến bà bầu tăng nguy cơ bị chuột rút.
  • Quan hệ khi mang thai làm tĩnh mạch bị căng và tổn thương, từ đó dễ dẫn đến tình trạng bị căng cơ.
  • Thiếu canxi: Khi lượng canxi không được cung cấp đầy đủ, cơ thể mẹ có xu hướng tự “rút” canxi để truyền cho bé. Khi cơ thể thiếu canxi sẽ bị mất cân bằng chất điện giải, hạn chế sự hoạt động của các bộ phận xương, cơ, từ đó dễ xuất hiện tình trạng chuột rút nhiều lần.
  • Thiếu khoáng: Khi cơ thể mẹ có quá ít kali, canxi hoặc magiê trong chế độ ăn uống có thể góp phần gây ra chuột rút ở chân. Khi hàm lượng Kali trong máu giảm so với mức bình thường sẽ khiến cơ yếu dần, hoạt động giảm năng suất và thường xuyên co thắt gây chuột rút. 

>> Tham khảo thêm:

Một số nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai

Một số nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai

Dấu hiệu bà bầu bị chuột rút

  • Chuột rút khi mang thai nhẹ sẽ có cảm giác giống như cơn đau trong thời kỳ kinh nguyệt, khi tử cung co bóp tạo cảm giác co giật, nặng nề trong khung xương chậu. Một số cảm giác khi bị chuột rút là nặng nề, khó chịu, đau nhói…
  • Thông thường, chuột rút khi mang thai sẽ xảy ra cả ban ngày và nhiều hơn vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ.
  • Chuột rút chân khi mang thai là trường hợp gặp nhiều nhất bao gồm chuột rút bắp chân, đùi, bàn chân. Bên cạnh việc cảm nhận được những cơn đau đột ngột, mẹ cũng có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy một khối mô cứng bên dưới da. 
  • Nếu chuột rút khi mang thai kèm theo các triệu chứng như ra máu, đau mạnh ở bụng hay trên đỉnh vai, thân nhiệt tăng thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời. 

>> Xem thêm: 

Một số dấu hiệu bà bầu bị chuột rút

Một số dấu hiệu bà bầu bị chuột rút 

Cách chữa chuột rút khi mang thai hiệu quả

Bà bầu bị chuột rút là hiện tượng mà ai cũng trải qua ít nhất 1 lần trong quá trình mang thai. Mặc dù hiện tượng này không quá nguy hiểm và không để lại hậu quả nặng nề, tuy nhiên nó cũng gây ra cảm giác khó chịu khi xuất hiện. Trong một số trường hợp hiếm hoi, chuột rút cũng gây đau đớn dữ dội cho mẹ bầu do cục máu đông gây tắc nghẽn mạch. Dưới đây là một vài cách trị chuột rút khi mang thai mẹ có thể tham khảo: 

  • Nếu bị chuột rút ở chân, mẹ nên kéo căng cơ bắp chân bị ảnh hưởng ngay lập tức. Sau đó đi bộ nhẹ nhàng và nâng cao chân để ngăn chuột rút quay lại. Ngoài ra, việc tắm nước nóng, tắm nước ấm hoặc massage cơ bắp, đặc biệt là massage bằng đá cũng có thể mang lại hiệu quả.
  • Nếu mẹ thường bị chuột rút chân vào ban đêm, hãy thử kéo căng cơ trước khi đi ngủ bằng các bài tập nhẹ như đạp xe đạp đứng yên trong vài phút để giúp ngăn ngừa chuột rút khi ngủ.
  • Hãy duy trì việc tập thể dục thường xuyên vì điều này có thể giúp ngăn ngừa chuột rút chân khi mang thai.
  • Bổ sung magie cũng là một giải pháp hữu ích. Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung magie có thể giúp ngăn ngừa chuột rút ở chân khi mang thai. Mẹ có thể cân nhắc ăn nhiều thực phẩm giàu magie như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây khô, các loại hạt và hạt giống.
  • Đảm bảo bổ sung đủ canxi hàng ngày. Một số nghiên cứu cho thấy mức canxi trong máu giảm khi mang thai có thể góp phần gây ra chuột rút ở chân. Tuy nhiên, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung canxi đúng cách theo từng giai đoạn của thai kỳ. 
  • Uống đủ nước cũng rất cần thiết để duy trì sức khỏe trong thai kỳ. Đồng thời, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, giữ cho tinh thần thoải mái và tránh căng thẳng.

Chuột rút khi mang thai là hiện tượng rất phổ biến và mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên trong một số trường hợp hiếm gặp, chuột rút có thể do cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến đau đớn dữ dội. Nếu mẹ gặp tình trạng đau nặng và dai dẳng kèm theo sưng đỏ ở chân thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chữa trị kịp thời.

>> Xem thêm: 

Cách chữa chuột rút khi mang thai hiệu quả

Cách chữa chuột rút khi mang thai hiệu quả

Cách phòng tránh cho bà bầu bị chuột rút

Có nhiều biện pháp giúp phòng tránh chuột rút khi mang thai mặc dù nguyên nhân gây ra tình trạng này chưa được giải thích rõ ràng. Những phương pháp dưới đây có thể giúp cải thiện đáng kể và giúp giảm hoặc loại bỏ triệu chứng chuột rút có thể gặp phải trong thai kỳ. Mẹ có thể tham khảo: 

  • Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế: Nếu mẹ làm việc tại văn phòng hoặc đặc thù công việc đứng hoặc ngồi im một chỗ hãy tranh thủ thời gian để co duỗi bắp chân và vận động hai chân sau mỗi giờ làm việc.
  • Tránh làm việc mệt nhọc: Duy trì thói quen vận động nhẹ nhàng và điều độ để cơ thể luôn trong trạng thái cân bằng.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng khi mang thai: Các bài tập như yoga, bơi lội và đi bộ giúp cải thiện lưu thông máu và hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể, từ đó giúp các cơ hoạt động tốt và hạn chế tình trạng chuột rút.
  • Massage nhẹ nhàng: Thực hiện các động tác xoa bóp từ đùi đến bắp chân, bàn chân và các ngón chân để tăng cường lưu thông máu.
  • Nâng cao chân khi ngủ: Gác chân lên gối cao và nằm nghiêng bên trái để cải thiện tuần hoàn máu, đặc biệt là ở bắp chân.
  • Tắm bằng nước ấm: Ngâm chân trong nước ấm pha muối và gừng có thể giúp ngăn ngừa chuột rút vào ban đêm.
  • Tránh mất nước: Uống đủ nước mỗi ngày tùy thuộc vào mức độ hoạt động, thời tiết và tình trạng sức khỏe. Chất lỏng giúp cơ bắp co lại và thư giãn, giữ cho các tế bào cơ ngậm nước và giảm nguy cơ chuột rút. 

>> Xem thêm: 

Câu hỏi thường gặp về chuột rút khi mang thai

Chuột rút ở bụng khi mang thai như thế nào?

Chuột rút bụng khi mang thai tháng đầu thường sẽ hết ngay sau vài phút, sau đó sẽ gây ra những cơn đau âm ỉ, nặng hơn có thể xuất hiện những cơn co thắt vùng cơ bụng.

Bị chuột rút khi mang thai là thiếu chất gì?

Bị chuột rút khi mang thai thường do cơ thể mẹ bầu thiếu canxi, kali, magie... gây mất cân bằng điện giải, mất nước và dễ dẫn đến hiện tượng bà bầu bị chuột rút.

Bà bầu bị chuột rút nên ăn gì?

Đậu và hạt ngũ cốc được xem là phương pháp tốt nhất trong chế độ ăn uống của bà bầu giúp giảm triệu chứng chuột rút hiệu quả. Ngoài ra mẹ có thể tham khảo thêm các thực phẩm khác như hạnh nhân, hạt điều, hạt bí ngô, hạt hướng dương... 

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cũng đưa ra một số lời khuyên như sau:

bac si

Vì chuột rút một phần là do hạ can-xi máu, dẫn đến tăng hung phấn thần kinh cơ nên mẹ cần bổ sung 1000-1500 mg can-xi/ngày và việc bổ sung này phải tiến hành thường xuyên, hàng ngày. Các thực phẩm bổ sung can-xi bao gồm trứng, sữa, cá, vỏ tôm, rong biển… Ngoài ra, để can-xi được hấp thu tốt thì mẹ cần bổ sung Vitamin D bằng cách tắm nắng 20-30 phút/ ngày và cũng cần tránh những ánh nắng gắt, nhiều tia cực tím vào giữa trưa hay đầu giờ chiều.

bac si

Chú ý: bất cứ khi nào mẹ cảm nhận được hiện tượng chuột rút trong kỳ đầu mang thai, hãy đến ngay các trung tâm y tế có kinh nghiệm để có thể được kiểm tra kỹ lưỡng.

>> Tham khảo thêm: 

Nguồn tham khảo: https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-concerns/cramping-during-pregnancy/

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;