Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Thai 19 tuần phát triển như thế nào? Sự thay đổi ở cơ thể mẹ

Sự phát triển thai nhi tuần 19

Thai nhi 19 tuần tuổi có sự phát triển chậm hơn các giai đoạn trước. Giai đoạn này, nước ối bao quanh bảo vệ thai nhi, có thể gây kích ứng da của bé. Tuy nhiên, đây lại là thời điểm mẹ cảm nhận rõ ràng về những cử động đầu đời của con. Cùng Huggies tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi tuần 19 và những lưu ý mẹ bầu cần biết trong bài viết dưới đây nhé!

>> Tham khảo:

Thai nhi 19 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Vị trí của thai nhi tuần thứ 19 bắt đầu hình thành và phát triển các chi tiết bên trong cơ thể. Cụ thể, bắt đầu hình tóc từ da đầu, nước tiểu từ thận, não đảm nhận việc chi phối các giác quan,...

Trong giai đoạn này, hệ sinh sản của bé cũng bắt đầu phát triển nhanh chóng ở từng giới tính thai nhi. Nếu là bé trai, tinh hoàn và một số cơ quan sinh sản bắt đầu phát triển. Nếu là bé gái, ống dẫn trứng, âm đạo và buồng trứng phát triển, có thể chứa đến hàng triệu quả trứng.

Não bộ và các cơ của bé đã phối hợp với nhau, có nghĩa là các cử động của bé trở nên ít ngẫu nhiên và bất chừng hơn bởi bé đã có thể điều khiển một phần hoạt động của cơ thể. Ví dụ như khi mẹ nằm ở một tư thế đặc biệt mà bé không thích, mẹ sẽ cảm thấy bé vặn vẹo để tìm không gian phù hợp.

Trong bụng mẹ, bé liên tục uống và nuốt nước ối. Chu trình nuốt nước ối, tiêu hóa và sau đó thải ra nước tiểu của bé sẽ diễn ra trong suốt thời gian mang thai. Các chất thải bắt đầu hình thành trong ruột bé và sẽ được thải ra ở lần đi tiêu đầu tiên của bé.

Bắt đầu từ tuần này, các mầm răng của bé được hình thành. Nước sinh hoạt ở khu vực các bà mẹ sinh sống nếu có bổ sung fluoride sẽ giúp ích cho quá trình này của bé. Nhau thai với nhiệm vụ lọc các chất sẽ chấp nhận fluoride nếu lượng hấp thu ở mức an toàn.

>> Tham khảo:

Thai nhi tuần thứ 19 bắt đầu hình thành và phát triển các chi tiết bên trong cơ thể

Thai nhi tuần thứ 19 bắt đầu hình thành và phát triển các chi tiết bên trong cơ thể

Thai 19 tuần nặng bao nhiêu?

Theo bảng so sánh theo kích thước các loại trái cây, thai nhi tuần thứ 19 sẽ có kích thước bằng quả chuối lớn. Cân nặng thai nhi khoảng 240 gram, có thể dao động trong ngưỡng 227 – 319 gr, khá nhỏ nhưng sẽ còn tăng lên khá nhiều trong những tháng tiếp theo. Một gợi ý nho nhỏ đối với các bà mẹ muốn ghi nhớ về quá trình tăng trưởng của bé trong bụng mẹ, các số đo của bé khi chào đời là: trọng lượng 3,5kg, vòng đầu 35cm và chiều dài cơ thể 53cm, đều là sự kết hợp của các con số 3 và 5.

Đây cũng là giai đoạn mẹ cảm nhận được những cử động đầu tiên của bé (thường xuất hiện từ tuần 18 - tuần 20). Vậy, thai 19 tuần máy như thế nào? Các cử động diễn ra nhanh chóng, mẹ sẽ cảm nhận hiện tượng sủi bọt hoặc nhẹ nhàng như nước chảy. Mẹ có thể chạm tay vào bụng để cảm nhận gián tiếp việc em bé đá nhẹ vào thành bụng. Nếu thai nhi phát triển tốt ở 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ có thể cảm nhận rõ bé đá, đấm, nấc trong bụng. Tuy nhiên, nếu thai nhi ít đạp, cử động bị giảm tần suất theo thời gian, mẹ cần đến cơ sở y tế gần nhất để khám thai.

Thai nhi tuần thứ 19 sẽ có kích thước bằng quả chuối lớn

Thai nhi tuần thứ 19 sẽ có kích thước bằng quả chuối lớn

Những thay đổi ở cơ thể mẹ khi mang thai tuần 19

Dưới đây là một số thay đổi của mẹ bầu ở tuần thai thứ 19:

  • Cơ thể mẹ bầu ở tuần 19 sản xuất máu tích cực.
  • Hệ thống tuần hoàn của mẹ bầu được mở rộng, huyết áp thấp hơn người bình thường. Đây cũng là lý do mẹ bầu hay xây xẩm, buồn nôn, ngất khi đang nằm hoặc chuyển tư thế đột ngột từ ngồi sang đứng.
  • Lượng máu lưu chuyển nhiều hơn ở tuần thai thứ 19, khiến sản phụ mệt mỏi khi mang thai, nhức đầu, nghẹt mũi, chảy máu cam. Ngoài ra, hiện tượng chảy máu chân răng và sưng đau thường xuyên diễn ra.
  • Nhịp thở nhanh hơn, dung tích phổi tăng lên, mẹ bầu thường có cảm giác hụt hơi.
  • Bầu vú to hơn ở tuần thai thứ 19, lưu lượng máu và lượng sữa cũng tăng theo.
  • Phần da ở chân và cánh tay mẹ có thể xuất hiện các đốm nhỏ khi mang thai nhi 19 tuần tuổi. Ở ba tháng giữa thai kỳ này, các bà bầu thường có vẻ xanh xao. Tuy nhiên, mẹ đừng lo lắng bởi vì đây chỉ là một biểu hiện mức oestrogen cao trong cơ thể mẹ chứ không phải những vùng này của mẹ bị thiếu máu. Sau khi sinh, mọi thứ sẽ trở lại bình thường.
  • Rốn của mẹ trước khi mang thai hơi lõm thì đến lúc này nó đã bắt đầu hơi nhô ra. Ở tuần thứ 19, rốn sẽ phẳng ra bằng với vùng da chung quanh. Bé càng lớn lên trong bụng mẹ thì rốn mẹ càng nhô ra rõ hơn. Điều thú vị là, rốn của mẹ là một trong những bộ phận cơ thể sẽ thay đổi hẳn sau sinh bé. Do đó mẹ đừng ngạc nhiên hay lo lắng nếu nó có vẻ hơi khác so với trước đây.
  • Khi thai 19 tuần, mẹ sẽ nhận ra mình bắt đầu tăng cân nhiều hơn những tuần trước đó. Trong 10 tuần tiếp theo, số cân tăng thêm của mẹ có thể sẽ gần bằng một nửa tổng số cân tăng thêm trong toàn bộ thời gian mang thai. Một trong những lý do là cơ thể bé yêu bên trong mẹ đang phát triển các lớp mỡ và các cơ.
  • Mẹ thèm ăn những thức ăn kỳ lạ, nếu mẹ bắt đầu thấy thèm thuồng muốn nếm cát, than trong lò sưởi hay lò nướng hoặc thậm chí một viên phấn mẹ cũng đừng quá lo lắng. Đây là hiện tượng mà y học gọi là “Pica”, và tuy có vẻ kỳ quặc nhưng lại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân tiềm ẩn hơn, ví dụ những thứ đó chứa các chất mà cơ thể bạn đòi hỏi vì lý do nào đó. Tuy vậy, mẹ đừng ăn những thứ này mà thay vào đó, mẹ hãy đảm bảo một thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng trong thai kỳ, đa dạng về mùi vị lẫn thành phần.

>> Xem thêm:

Mẹ bầu 19 tuần có hiện tượng buồn nôn, rốn bắt đầu lồi ra, thèm ăn những thứ lạ,.

Mẹ bầu 19 tuần có hiện tượng buồn nôn, rốn bắt đầu lồi ra, thèm ăn những thứ lạ,...

Những thay đổi về cảm xúc của mẹ trong tuần thai thứ 19

Dưới đây là một số thay đổi về mặt cảm xúc của mẹ trong tuần thai thứ 19:

  • Căng thẳng trong quá trình chuẩn bị: Ở tuần 19 của thai kỳ, mẹ có thể cảm thấy căng thẳng khi chuẩn bị cho ngày bé chào đời, đặc biệt nếu vẫn đang đi làm thì mẹ nên lên kế hoạch sớm để tránh bị động là rất cần thiết.
  • Lo lắng về tình cảm: Tâm lý mẹ bầu có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Một số mẹ đã có con có thể lo lắng về việc chia sẻ tình cảm với bé thứ hai, nhưng đây là tâm lý tự nhiên và sẽ được giải tỏa dần.

Để giải quyết những cảm xúc tiêu cực, mẹ cần:

  • Thư giãn và tận hưởng thai kỳ: Mẹ nên tận hưởng thời gian này, khi các hiện tượng khó chịu có thể đã giảm bớt và bé chưa quá lớn để gây ra sự bất tiện.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Đi bơi, đi bộ, tập yoga hoặc các bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể mẹ sản sinh endorphin, giảm căng thẳng và cảm thấy thư giãn hơn.
  • Dành thời gian trò chuyện cùng con: Mẹ có thể dành thời gian một mình để trò chuyện và cảm nhận bé, mà không cần sự hiện diện của người khác bên cạnh.

Tham khảo những tên hay cho bé yêu của mẹ:

Cảm xúc của mẹ bầu có thể trở nên lo lắng về tình cảm hay căng thẳng trong quá trình chuẩn bị sinh con

Cảm xúc của mẹ bầu có thể trở nên lo lắng về tình cảm hay căng thẳng trong quá trình chuẩn bị sinh con

Một số lời khuyên cho mẹ khi mang thai tuần 19

Dưới đây là một số lời khuyên dành cho mẹ mang thai tuần thứ 19:

Cải thiện tình trạng chóng mặt

Khi các mẹ nằm xuống, các mạch máu lớn trong cơ thể, động mạch chủ và tĩnh mạch chủ sẽ chịu áp lực từ buồng tử cung. Áp lực này là nguyên nhân khiến mẹ bị hạ huyết áp hay huyết áp thấp. Dưới đây là một số lời khuyên để mẹ bầu giảm bớt tình trạng chóng mặt ở tuần thai thứ 19:

  • Ưu tiên tư thế nằm nghiêng khi ngủ và nghỉ ngơi, không nên nằm ngửa.
  • Khi đang nằm, ngồi, hoặc quỳ, không nên đứng lên một cách đột ngột mà hãy thực hiện đổi tư thế một cách từ tốn.

>> Xem thêm: Tư thế ngủ tốt cho bà bầu trong thai kỳ an toàn

Cải thiện sức khỏe thể chất

Việc ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất theo thực đơn bà bầu là điều mẹ cần làm trong thai kỳ, Bên cạnh đó, việc vận động với cường độ vừa phải sẽ giúp hệ tuần hoàn của mẹ làm việc tốt hơn. Từ đó, sức khoẻ và não bộ của thai nhi cũng được cải thiện. Để hỗ trợ cải thiện sức khỏe về mặt thể chất khi cơ thể đang dần thay đổi, mẹ có thể tham khảo một số điều sau:

  • Đi bộ nhẹ nhàng, yoga cho bà bầu.
  • Sử dụng vớ y khoa.
  • Vận động đi lại hoặc đổi tư thế mỗi 1 – 2 tiếng/lần trong ngày.
  • Massage bắp chân thường xuyên
  • Gác chân lên một chiếc ghế thấp để lưu thông máu tốt hơn.
  • Tránh mang giày cao gót.
  • Uống đủ 8 ly nước/ngày.

Nên nói chuyện với bé thường xuyên

Khi thai nhi 19 tuần tuổi, các giác quan của bé đã phát triển và nhạy hơn những tuần trước. Việc mẹ xoa bụng cũng là một cách để tạo kết nối với bé. Ba mẹ, người thân nên trò chuyện và chơi với bé nhiều hơn để bé cảm nhận được sự vui tươi, đầm ấm của gia đình ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên chia sẻ với những người xung quanh về những khó khăn trong quá trình mang thai, giải tỏa cảm xúc, dành thêm thời gian đọc sách và tiếp cận những điều tích cực.

>> Xem thêm:

Chủ động chuẩn bị cho ngày chào đời của con

Mang thai tuần 19, các mẹ có thể thấy hơi căng thẳng. Thời điểm này chưa phải là giai đoạn “về đích" của mẹ và bé, nhưng các mẹ cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho ngày ra đời của con. Ngoài chuẩn bị về vật chất và tinh thần, mẹ bầu cũng cần chú ý những điều sau để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh:

  • Tầm soát dị tật thai nhi trong tuần thứ 19 của thai kỳ. Điều này đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của bé, trong trường hợp có vấn đề, bố mẹ có thể phát hiện sớm và có hướng giải quyết phù hợp.
  • Kiểm soát cân nặng mẹ bầu, đảm bảo đủ sức khỏe trong quá trình mang thai.
  • Tìm hiểu dấu hiệu dọa sinh non, trường hợp đa thai, bị sảy thai, sinh non,... để có đủ kiến thức để xử trí kịp thời.
  • Siêu âm thai định kỳ để nhìn thấy được hình ảnh thai nhi 19 tuần trong bụng mẹ và sự phát triển của bé.

Ngoài ra, các mẹ bầu cần thực hiện đúng lịch tái khám và tuân thủ lời dặn của bác sĩ để đảm bảo thai nhi phát triển tốt.

Một số lời khuyên cho mẹ khi mang thai tuần 19

Một số lời khuyên cho mẹ khi mang thai tuần 19

Một số câu hỏi khi thai nhi tuần 19

Thai nhi 19 tuần biết đạp chưa?

Thai nhi tuần 19 đã biết cử động, có thể biết đạp. Tùy vào sự nhạy cảm của mẹ mà có thể cảm nhận được những cú đạp của bé.

Bầu 19 tuần bụng to chưa?

Ở tuần thứ 19, rốn bắt đầu phẳng tương tự vùng da xung quanh, rốn sẽ nhô ra và bụng sẽ to lên theo sự lớn dần của thai nhi.

Tại sao nằm ngửa thai nhi đạp nhiều?

Khi mẹ nằm ngửa, thai nhi có thể đạp nhiều hơn do một số nguyên nhân sau:

  • Tử cung tạo áp lực: Khi mẹ nằm ngửa, tử cung có thể tạo áp lực lên mạch máu lớn, làm giảm lưu lượng máu đến thai nhi. Bé có thể cảm nhận sự thay đổi này và phản ứng bằng cách đạp để báo hiệu sự khó chịu.
  • Bé có nhiều không gian để cử động: Tư thế nằm ngửa có thể cung cấp không gian rộng rãi hơn cho bé trong tử cung, khiến bé dễ dàng cử động và đạp mạnh hơn.
  • Tăng cảm giác của mẹ: Khi mẹ nằm ngửa, tư thế này có thể làm tăng khả năng cảm nhận các chuyển động của bé, khiến mẹ cảm thấy bé đạp nhiều hơn.
  • Mẹ và bé đang đói: Khi mẹ đói, bé cũng có thể cảm nhận được và đáp lại bằng cách đạp như một tín hiệu đòi ăn. Việc duy trì chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng bà bầu, đảm bảo cung cấp đủ vitamin cho bà bầu và khoáng chất, là rất quan trọng trong thai kỳ để tránh tình trạng đói quá lâu.
  • Bé đang phản ứng với âm thanh quen thuộc: Bé trong bụng có khả năng nhận diện được giọng nói của bố mẹ và có thể phản ứng bằng cách đạp khi nghe thấy những âm thanh này. Đây là thời điểm lý tưởng để mẹ giao tiếp với bé, chẳng hạn như nói chuyện hoặc cho bé nghe nhạc nhẹ nhàng, giúp phát triển thính giác và tăng cường kết nối giữa mẹ và bé.
  • Bé đang còn thức: Bé có thể đang trong giai đoạn tỉnh táo và đạp nhiều hơn khi mẹ nằm ngửa như một cách để giao tiếp với mẹ.
  • Bé phản ứng với trọng lực: Khi mẹ nằm ngửa, sự thay đổi tư thế có thể làm thay đổi vị trí của bé trong tử cung, dẫn đến những phản ứng bằng cách đạp để tìm kiếm tư thế thoải mái hơn.

Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi tuần 19. Xem thêm sự phát triển của thai nhi, thay đổi cơ thể ở cơ thể mẹ và những lời khuyên dành cho mẹ bầu trong các tuần tiếp theo:

Thai nhi 20 tuần tuổi Thai nhi 26 tuần tuổi Thai nhi 32 tuần tuổi Thai nhi 38 tuần tuổi
Thai nhi 21 tuần tuổi Thai nhi 27 tuần tuổi Thai nhi 33 tuần tuổi Thai nhi 39 tuần tuổi
Thai nhi 22 tuần tuổi Thai nhi 28 tuần tuổi Thai nhi 34 tuần tuổi Thai nhi 40 tuần tuổi
Thai nhi 23 tuần tuổi Thai nhi 29 tuần tuổi Thai nhi 35 tuần tuổi  
Thai nhi 24 tuần tuổi Thai nhi 30 tuần tuổi Thai nhi 36 tuần tuổi  
Thai nhi 25 tuần tuổi Thai nhi 31 tuần tuổi Thai nhi 37 tuần tuổi  

Xem thêm thông tin liên quan ở mục Mang thai hoặc Thai nhi theo tuần. Nếu còn những câu hỏi về quá trình chăm sóc trong thai kỳ, mẹ có thể gửi vềGóc chuyên gia Huggiesđể được tư vấn thêm.

>> Nguồn tham khảo:

Ảnh bác sĩ Bùi Thị Thu Hà

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà

Với thâm niên 20 năm trong lĩnh vực sản phụ khoa, 11 năm trong việc tư vấn tiền thai sản, Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà hiện là bác sỹ chuyên khoa chăm sóc tiền sản của bệnh viện Từ Dũ TP.HCM và là thành viên trong đội ngũ Chuyên gia HUGGIES® sẽ giải đáp những thắc mắc của Mẹ.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;