Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Sự phát triển của thai nhi tuần 30 và những thay đổi ở cơ thể mẹ

Những thay đổi thai nhi tuần thứ 30

Thai nhi tuần 30 chỉ còn hơn 2 tháng sẽ chào đời. Đây là tuần đặc biệt khó khăn khi mẹ bỉm phải sẵn sàng để học cách tự chăm sóc mình và bé. Vậy thai 30 tuần nặng bao nhiêu kg? Thai nhi 30 tuần tuổi phát triển như thế nào? Sau đây, hãy cùng Huggies tìm hiểu những lưu ý khi mang thai 30 tuần về sự phát triển của thai nhi 30 tuần và nhu cầu dinh dưỡng bà bầu cần thiết trong bài viết này nhé!

Thai nhi 30 tuần là mấy tháng?

Bầu 30 tuần là mấy tháng? 30 tuần 3 ngày là mấy tháng? Thai nhi tuần 30 là đang ở tháng thứ 7 của thai kỳ. Chỉ còn khoảng 10 tuần (hơn 2 tháng) nữa là bé sẽ chào đời. Lúc này, 30 tuần thai nhi nặng bao nhiêu? Chiều dài thai nhi tầm 38 - 40 cm, cân nặng thai nhi 30 tuần đạt 1,3 kg.

Thai 30 tuần phát triển như thế nào?

Ở tuần thai thứ 30, bé có sự phát triển khác biệt so với giai đoạn trước. Dưới đây là một số thay đổi của thai nhi tuần 30:

Thai 30 tuần nặng bao nhiêu?

Thai 30 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Thai nhi 30 tuần nặng bao nhiêu? Thông thường thai 30 tuần nặng khoảng 1,3kg - 1,4kg và tăng thêm khoảng 200 - 400g mỗi tuần. Chiều dài từ đầu đến mông của bé là 27,5cm, chiều dài xương đùi khoảng 57mm.

Thai 30 tuần nặng khoảng 1,3kg - 1,4kg

Thai 30 tuần nặng khoảng 1,3kg - 1,4kg (Nguồn: Huggies)

Thai nhi 30 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Kích thước của thai nhi 30 tuần tuổi bằng một quả bắp cải và có sự phát triển đáng kể. Cùng với sự phát triển này, nước ối cũng giảm dần đi. Dưới đây là một số sự phát triển của thai nhi tuần 30:

  • Bé rất hay liếm, nuốt, cử động tay xung quanh, nhăn mặt và nhíu mày.
  • Thai 30 tuần đã có thể quay đầu từ hướng ngay sang hướng kia. Thậm chí bé còn quay đầu từ bên này sang bên nọ và mở mắt, nhắm mắt.
  • Thân hình và khuôn mặt của bé đã rõ nét hơn. Mắt của bé đã nhìn được xung quanh, phân biệt được ánh sáng và bóng tối
  • Đây cũng là lúc bé bắt đầu hiếu động, ngọ nguậy nhiều hơn. Mẹ bỉm có thể cảm nhận rõ cử động của các bé lúc rảnh rỗi như trước khi đi ngủ, khi nằm thư giãn.
  • Giờ thì bé choán đầy tử cung của mẹ, chạm vào gờ tử cung và tự xoay xở trong bụng mẹ. Các đầu dây thần kinh của mẹ nhận biết mọi chuyển động của bé, vì vậy mẹ cảm nhận rất rõ có một cơ thể bé nhỏ bên trong cơ thể mình.
  • Bước vào giai đoạn này, đầu của bé càng ngày càng to, não bộ “lớn” rất nhanh, kích thước vòng đầu cũng tăng trưởng không ngừng để kịp đáp ứng. Đồng thời để chuẩn bị cho quá trình hô hấp sau này, bé sẽ bắt chước các động tác thở bằng cách chuyển động liên tục cơ hoành của mình. Theo What To Expect, nếp nhăn não trong giai đoạn này cũng bắt đầu hình thành rõ nét hơn.
  • Thính lục của bé dần hoàn thiện, bé sẽ có những phản ứng khi nghe các tiếng động lớn.
  • Nếu là bé trai, tinh hoàn đã di chuyển từ gần thận về háng. Nếu là bé gái, âm vật đã “nhô” lên bởi hai môi (môi lớn, môi bé) của âm vật chưa đủ lớn để che đi. Quá trình phát triển này sẽ tiếp tục hoàn thiện vài tuần trước khi sinh.
  • Cũng trong tuần 30, lông tơ của bé dần biến mất và cơ thể dần hoàn thiện. Da của bé giờ đây bớt trong hơn và đã trông giống da của một em bé sơ sinh. Lớp mỡ dưới da bắt đầu hình thành và tạo thành các nếp.
  • Xương của bé chắc hơn và chứa nhiều canxi hơn. Điều này có nghĩa chế độ ăn của mẹ ở giai đoạn này rất quan trọng. Hãy đảm bảo mẹ ăn một lượng thực phẩm giàu can-xi nhiều hơn 3-4 lần so với một người bình thường: sữa, pho-mát, sữa chua, hạt hạnh nhân, các loại cá có thể ăn cả xương, rau lá xanh. Nếu cơ thể mẹ không hấp thụ sữa bò thì hãy chọn các loại sữa đậu nành có bổ sung canxi cho bà bầu.
  • Ở tuần tuổi thứ 30, bé bắt đầu có những giấc mơ khi ngủ.

Kích thước của thai nhi 30 tuần tuổi bằng một quả bắp cải

Kích thước của thai nhi 30 tuần tuổi bằng một quả bắp cải (Nguồn: Huggies)

Tư thế nằm của thai nhi 30 tuần

Ở tuần thứ 30, thai nhi có tư thế nằm đầu hướng xuống. Lúc này, thai nhi có xu hướng hạ sâu vào khung chậu của mẹ trong các tuần tiếp theo.

Ở tuần thứ 30, thai nhi có tư thế nằm đầu hướng xuống

Ở tuần thứ 30, thai nhi có tư thế nằm đầu hướng xuống (Nguồn: Huggies)

Hình ảnh thai nhi 30 tuần tuổi

Dưới đây là một số hình ảnh thai nhi 30 tuần tuổi:

Hình ảnh minh họa thai nhi 30 tuần tuổi

Hình ảnh minh họa thai nhi 30 tuần tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Thai nhi tuần 30 có kích thước như một quả dưa hấu nhỏ

Thai nhi tuần 30 có kích thước như một quả dưa hấu nhỏ (Nguồn: Sưu tầm)

Hình ảnh thai nhi tuần 30 đang mơ

Hình ảnh thai nhi tuần 30 đang mơ (Nguồn: Sưu tầm)

Hình ảnh siêu âm thai nhi tuần 30

Hình ảnh siêu âm thai nhi tuần 30 (Nguồn: Sưu tầm)

Những thay đổi cơ thể của mẹ mang thai 30 tuần

Càng gần ngày sinh, mẹ bầu sẽ càng cảm thấy mệt mỏi bởi có nhiều sự thay đổi trong cơ thể. Dưới đây là những thay đổi thường thấy ở cơ thể mẹ mang thai 30 tuần:

  • Tuần thứ ba mươi của tai kỳ, tử cung sẽ giãn ra dưới xương sườn do thai nhi cần không gian rộng lớn hơn. Điều này khiến bụng mẹ lớn hơn và trọng tâm cơ thể thay đổi, gây khó khăn trong quá trình mang thai, sinh hoạt và giữ thăng bằng.
  • Ngực mẹ bầu tuần 30 cũng lớn hơn khi mang thai. Càng ngày mẹ càng khó nhìn thấy đầu gối hơn, và rốn có thể đã lồi ra. Ngực và phần đầu của bụng không còn cách nhau bao nhiêu. Bây giờ có lẽ mẹ sẽ thấy thoải mái hơn nếu thường xuyên mặc áo ngực cho mẹ bầu, bởi vì bầu vú ngày càng to và nặng hơn. Một số chị em thậm chí còn thấy cần mặc áo ngực khi ngủ.
  • Hãy để ý xem có các nốt mẩn đỏ dưới ngực hay không; mồ hôi sẽ làm các nốt ban này nổi nhiều hơn. Mẹ có thể tắm mát, bôi một lớp mỏng phấn rôm để tránh bị nấm.
  • Có khi mẹ thấy mình “xì hơi” khi ngồi xuống – là do cơ thể tự xả hơi để giảm trọng lượng đè lên đôi chân. Hãy tránh những chỗ đông người, và hãy tập đi lại thong thả. Hãy tìm cách nghỉ ngơi và thư giãn trong ngày.
  • Cơ thể mẹ sẽ tăng cân cùng với sự phát triển của bé khi thai nhi 30 tuần tuổi. Trong những tuần này, cân nặng mẹ bầu có thể tăng nửa kg mỗi tuần. Tình trạng cơ thể giữ nước là một trong những nguyên nhân làm tăng cân, nhưng hãy chú ý xem mẹ có tăng cân nhanh và đột ngột, hoặc có nhiều cơn đau đầu nặng hay không. Đây những triệu chứng bất thường, hãy hỏi bác sĩ nếu mẹ có những thay đổi này.

Từ đây đến khi thai nhi 36 tuần, mẹ cần kiểm tra tiền sản hai tuần một lần, từ tuần thứ 36 trở đi sẽ kiểm tra hàng tuần. Hãy làm quen với việc kiểm tra nước tiểu, đo huyết áp và đo mạch bụng. Việc này khá nhàm chán và mất thời gian, nhưng việc mẹ và thai nhi được theo dõi cẩn thận là quan trọng nhất. Ở ba tháng cuối của thai kỳ, mẹ dễ mắc các chứng tiền sản giật, chứng tiểu đường thai kỳ và chuyển dạ sinh non hơn

Mẹ bầu tuần 30 vùng ngực sẽ to lên, tăng cân và thường có cảm giác đau đầu

Mẹ bầu tuần 30 vùng ngực sẽ to lên, tăng cân và thường có cảm giác đau đầu (Nguồn: Huggies)

Những thay đổi cảm xúc của mẹ mang thai 30 tuần

Dưới đây là những thay đổi về mặt cảm xúc của mẹ bầu 30 tuần:

  • Cảm thấy mệt mỏi vì phải vừa làm mẹ bỉm, vừa chăm con nhỏ. Nếu mẹ không chỉ có một con, gánh nặng của mẹ sẽ rất lớn, đè nặng tâm lý mẹ bầu, đặc biệt trong giai đoạn gần cuối thai kỳ này.
  • Mẹ thấy như thể chỉ một mình mẹ phải gánh vác tất cả những chuyện liên quan đến thai nhi. Giai đoạn này, chồng chỉ là người hỗ trợ chứ không trực tiếp giúp đỡ vợ về mặt cảm xúc. Chính vì thế, mẹ bầu sẽ dễ cảm thấy tủi thân, ấm ức và khó tâm sự trong thời gian tuần thứ 30 này.

Mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi khi mang thai tuần 30

Mẹ bầu thường cảm thấy mệt mỏi khi mang thai tuần 30 (Nguồn: Huggies)

Các triệu chứng mẹ có thể gặp ở tuần thứ 30

Vào tuần thứ 30 của thai kỳ, mẹ có thể gặp phải một số triệu chứng sau:

  • Khó ngủ: Mẹ bầu mệt mỏi và khó đi vào giấc ngủ hơn. Mẹ nên thử các tư thế ngủ khác nhau có thể giúp cải thiện tình trạng này. Nếu không hiệu quả, mẹ nên đi khám bác sĩ.
  • Đau lưng: Có bầu đau lưng là triệu chứng phổ biến, thường trở nên nghiêm trọng hơn trong quý thứ ba.
  • Bầu bị chuột rút: Cơ thể mẹ phải chịu nhiều áp lực từ thai nhi đang lớn. Uống đủ nước và nghỉ ngơi là cần thiết. Nếu chuột rút không thuyên giảm, mẹ nên tìm đến bác sĩ.
  • Thay đổi tâm trạng: Tâm lý mẹ bầu ảnh hưởng đến thai nhi, sự thay đổi tâm trạng là bình thường trong thai kỳ. Nếu nó ảnh hưởng đến giấc ngủ và hoạt động hàng ngày, mẹ hãy báo với bác sĩ để nhận được sự tư vấn.
  • Bầu bị phù chân: Một số phụ nữ có thể tăng một cỡ giày trong thai kỳ. Mẹ nên chọn giày thoải mái và tránh giày cao gót, đồng thời chăm sóc bàn chân cẩn thận.

Mẹ bầu tuần 30 thường có triệu chứng khó ngủ, đau lưng, chuột rút,

Mẹ bầu tuần 30 thường có triệu chứng khó ngủ, đau lưng, chuột rút,... (Nguồn: Huggies)

Mẹ mang thai tuần 30 nên làm gì?

Dưới đây là những lời khuyên và lưu ý dành cho các mẹ bầu 30 tuần:

  • Thường xuyên vận động, đi bộ nhiều lần trong tuần, mỗi lần khoảng 30 phút. Ngoài ra mẹ cũng có thể nhảy múa, bơi lội để rút ngắn thời gian mang thai, thời gian chuyển dạ.
  • Chú ý tránh các hoạt động đột ngột dễ làm đau lưng khi mang thai. Khi mẹ ra khỏi giường, đầu tiên hãy nằm nghiêng một bên, rồi dùng hai tay chống cơ thể lên để mẹ ngồi được thoải mái. Xê mông đến gần thành giường để không phải vươn người về phía trước quá mức. Mẹ hãy tập thói quen ngồi một, hai phút trên giường như thế trước khi đứng dậy. Huyết áp của mẹ giảm xuống khi nằm so với khi đứng, vì vậy hãy cho cơ thể mẹ một vài phút để thích ứng.
  • Cảm giác hụt hơi hay hiện tượng bà bầu khó thở có thể khiến mẹ khó chịu nhưng điều này không hề ảnh hưởng đến bé 30 tuần trong bụng. Bé vẫn nhận đủ lượng oxy cần thiết thông qua nhau thai.
  • Càng gần ngày sinh, bà bầu mất ngủ càng nhiều. Tuy nhiên, không nên sử dụng bất cứ loại thuốc ngủ nào khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Hiện nay, không có bất kỳ loại thuốc ngủ nào hoàn toàn an toàn cho phụ nữ có thai.
  • Hãy đầu tư mua một số quần cho bà bầu có độ co dãn tốt. Mặc dù không đẹp, nhưng chúng là những người bạn đồng hành thân thiết của mẹ. Loại quần này được thiết kế để phù hợp với bụng bầu ngày càng to, để ôm sát và vừa vặn với mẹ cả khi ngồi cũng như lúc đứng, chúng sẽ giúp mẹ loại bỏ cảm giác khó chịu vì cấn bụng.
  • Bầu không nên ăn gì? Tránh ăn nhiều, ăn không điều độ. Mẹ nên ăn thức ăn giàu tinh bột như ngũ cốc, sữa cho bà bầu, khoai tây, các thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như trái cây cho bà bầu, rau, bánh mì kẹp nướng, rau sống trộn, sữa chua, ngũ gốc, bánh quy giòn, các loại hạt tốt cho bà bầu và pho mát để giảm nguy cơ bầu bị tiêu chảy. Nhớ uống nhiều nước. Cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp tinh thần tỉnh táo và thận hoạt động tốt.
  • Mẹ nên bổ sung vitamin cho bà bầu và khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng.
  • Nếu mẹ chưa có máy ảnh tốt thì hãy tìm hiểu đôi chút để mua. Có thể mẹ sẽ mong muốn ghi lại những khoảnh khắc khi bé chào đời đấy.
  • Hãy hỏi bác sĩ về những lợi ích của việc tập giãn các cơ tầng sinh môn. Nếu mẹ định sinh thường, tầng sinh môn của mẹ cần phải giãn rất nhiều để giúp đầu của bé lọt ra. Đôi khi cần phẫu thuật mở âm đạo để cửa âm đạo rộng ra hơn. Mẹ nên tập co giãn tầng sinh môn để có thể không cần phẫu thuật mở âm đạo.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ nếu mẹ bị nhiều hơn 4 cơn co thắt trong 1 giờ hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào khác của sinh non như: tiết nhiều dịch âm đạo hoặc thay đổi dạng dịch; dịch trở nên loãng, giống nhầy hay có máu, kể cả nếu dịch có màu hồng hay chỉ có chút hiện tượng ra máu nâu khi mang thai; đau bụng khi mang thai hoặc đau thắt như khi hành kinh, áp lực gia tăng ở vùng xương chậu hoặc đau lưng dưới, nhất là khi mẹ chưa từng bao giờ bị như vậy.

Mẹ bầu tuần 30 nên tập thể dụng, bổ sung vitamin và ăn những thức ăn dễ tiêu

Mẹ bầu tuần 30 nên tập thể dụng, bổ sung vitamin và ăn những thức ăn dễ tiêu (Nguồn: Huggies)

Mẹ có biết:

Hành trình chuẩn bị đón chào bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã cho bé đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, bỉm sơ sinh Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.

Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!

Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu u, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Tã Huggies Skin Perfect 2 vùng thấm

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Một số câu hỏi thường gặp về thai nhi tuần 30

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về thai nhi tuần 30:

Thai nhi 30 tuần đã quay đầu chưa?

Thai nhi quay đầu là một biểu hiện và là giai đoạn rất quan trọng. Khi đó, đầu của bé sẽ hướng xuống dưới, gáy quay về phía bụng mẹ và tạo áp lực lên tử cung. Khi chuẩn bị sinh, tử cung dần mở, càng rộng càng gây ra những cơn co thắt. Khả năng những “thiên thần” sẽ chào đời với tư thế tự nhiên, dễ dàng và an toàn.

Theo các chuyên gia cho biết, thời gian quay đầu của thai nhi không giống nhau. Nó còn phụ thuộc vào số lần mẹ mang thai, cụ thể:

  • Mẹ mang thai lần đầu: Với những mẹ khi lần đầu mang thai thường tử cung và xương chậu chưa bị ảnh hưởng nên thường từ tuần thứ 34, 35 thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu.
  • Mẹ mang thai lần hai: Với các mẹ mang thai lần hai sẽ quay đầu muộn hơn, từ tuần thứ 36 hoặc 37.

Song, vẫn có rất nhiều trường hợp ở thai nhi 28 tuần đã có dấu hiệu ngôi đầu. Vậy nên, tốt nhất mẹ nên đi siêu âm thai để có thể xác định chính xác thai nhi đã thực sự quay đầu hay chưa. Bên cạnh đó, thông qua việc theo dõi thai máy, vị trí cử động của chân tay bé, mẹ cũng có thể dự đoán được điều này.

Thai nhi 30 tuần tuổi đạp như thế nào?

Trong những tháng cuối thai kỳ, khi kích thước của thai nhi lớn hơn, bé buộc phải tìm cách ổn định vị trí và quay đầu về cổ tử cung mẹ. Như vậy, phần mông của bé sẽ ở đáy tử cung, lưng bé sẽ đặt ở bên trái hoặc phải, chân ở hướng ngược lại. Mẹ sẽ cảm nhận được thai máy vùng bụng gần chân của bé.

Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức mang thai, cũng như về sự phát triển của thai nhi 30 tuần tuổi. Xem tiếp sự phát triển của thai nhi các tuần tiếp theo:

Thai nhi 31 tuần tuổi Thai nhi 32 tuần tuổi Thai nhi 33 tuần tuổi Thai nhi 34 tuần tuổi
Thai nhi 35 tuần tuổi Thai nhi 36 tuần tuổi Thai nhi 37 tuần tuổi Thai nhi 38 tuần tuổi
Thai nhi 39 tuần tuổi Thai nhi 40 tuần tuổi

Để biết thêm thông tin, hãy xem phần Mang thai

>> Nguồn tham khảo:

Ảnh bác sĩ Bùi Thị Thu Hà

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà

Với thâm niên 20 năm trong lĩnh vực sản phụ khoa, 11 năm trong việc tư vấn tiền thai sản, Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà hiện là bác sỹ chuyên khoa chăm sóc tiền sản của bệnh viện Từ Dũ TP.HCM và là thành viên trong đội ngũ Chuyên gia HUGGIES® sẽ giải đáp những thắc mắc của Mẹ.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;