Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Thai nhi 9 tuần tuổi: Sự phát triển của bé và thay đổi ở mẹ

Những thay đổi của thai nhi tuần thứ 9

Lúc thai 9 tuần tuổi, bạn sẽ chuẩn bị bước vào những tuần cuối cùng trong chu kỳ đầu tiên của quá trình mang thai. Bạn sẽ cảm thấy rất mới mẻ và phấn khích nếu đây là lần mang thai đầu tiên của bạn. Nhưng ngay cả khi bạn đã có con rồi, thì mỗi lần mang thai là một trải nghiệm khác biệt, với những thử thách mới. Cùng Huggies tìm hiểu thai 9 tuần phát triển như thế nào cũng như một số thay đổi của mẹ bầu trong giai đoạn này nhé!

>> Tham khảo: 

Thai 9 tuần là mấy tháng?

Phụ nữ mang thai tới tuần thứ 9 tức là họ đang ở tháng thứ 3 của thai kỳ thuộc giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên (từ tuần 1 đến tuần 13). Đây bước khởi đầu rất quan trọng vì lúc này em bé đang hình thành những phần trọng yếu nhất trong quá trình phát triển của chính mình.

>> Tham khảo: 

Sự phát triển của thai nhi 9 tuần tuổi

Ở tuần thai thứ 9, em bé sẽ không đơn thuần chỉ là một phôi thai mà bé đã là một cơ thể sống và đang dần hoàn thiện các chức năng của mình để chào đời.

Kích thước, cân nặng của thai nhi 9 tuần tuổi

Khi được 9 tuần, thai nhi đã phát triển hơn thai 8 tuần, nặng gần 7g, chiều dài từ đỉnh đầu đến mông khoảng 2,5-3 cm. Mẹ bầu có thể hình dung thai nhi có kích thước bằng quả quất, trong khi tử cung của mẹ đã phình to bằng quả bưởi.

>> Tham khảo thêm:

Thai 9 tuần phát triển như thế nào?

Em bé bây giờ lớn chưa bằng một quả táo to, cũng là lý do khiến bạn có cảm giác rõ ràng hơn ở vùng xương chậu. Vào cuối ngày, khi bàng quang của bạn đã căng phồng, hay sau khi bạn ăn rất no, bạn sẽ lại càng có cảm giác rõ rệt hơn nữa.

Trán của em bé sẽ bớt dồ, và mắt sẽ nằm ở khoảng giữa khuôn mặt. Ngón tay và ngón chân mới đây thôi còn dính vào nhau như chân vịt, thì giờ đã tách hẳn ra thành từng ngón riêng biệt.

Nếu bé của bạn là con gái, đây chính là thời điểm mà buồng trứng bắt đầu hình thành. Khi ra đời, em bé sẽ có đầy đủ số trứng mà một người phụ nữ mang trong mình suốt cả cuộc đời. Cơ quan sinh dục ngoài cũng bắt đầu thành hình, dù chỉ mới bé xíu xiu.

Cơ thể em bé cũng không còn cuộn tròn như trước mà bắt đầu duỗi dần ra. Mới trước đó, em bé nằm như hình chữ C, thì giờ đã thẳng hơn một chút, chỉ trừ hai chân vẫn còn co lên ngang hông.

Thai nhi tuần thứ 9 đã bắt đầu xuất hiện núm vú trên ngực. Hai tai của bé mới trước đó còn ở thấp tận dưới cổ, bây giờ đã nằm đúng chỗ.

Trong vòng ba tuần tới, thai nhi sẽ dài gấp đôi. Và có một điều chắc chắn là bạn vẫn thấy rất mệt mỏi. Ngay cả khi bạn ngủ, cơ thể bạn vẫn chăm chỉ làm việc ngoài giờ để nuôi lớn thai nhi.

>> Tham khảo thêm:

Thai nhi 9 tuần sẽ có kích thước như một quả quất

Thai nhi 9 tuần sẽ có kích thước như một quả quất (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tham khảo: 

Thai 9 tuần CRL bao nhiêu?

CRL là chỉ số đo về chiều dài đầu và chiều dài mông của thai nhi khi các mẹ bầu đến bác sĩ siêu âm. Chỉ số này giúp bác sĩ đánh giá được tốc độ phát triển của bé trong bụng mẹ. Chỉ số này sẽ bị tác động bởi các yếu tố như: sức khỏe và cân nặng của cơ thế mẹ, di truyền, tuổi tác, số lượng thai,... Theo thống kê của tổ chức y tế Thế giới WHO, thì chỉ số CRL của thai tuần thứ 9 sẽ trong khoảng như sau:

  • Thai 9 tuần tuổi: 23 cm.
  • Thai 9 tuần 1 ngày tuổi: 23- 23.5 cm.
  • Thai 9 tuần 2 ngày tuổi: 24 cm.
  • Thai 9 tuần 3 ngày tuổi: 25 cm.
  • Thai 9 tuần 4 ngày tuổi: 26 cm.
  • Thai 9 tuần 5 ngày tuổi: 28 cm.
  • Thai 9 tuần 6 ngày tuổi: 30 cm.

>> Tham khảo: 

Chỉ số CRL giúp bác sĩ đánh giá được sự phát triển của thai nhi trong bụng

Chỉ số CRL giúp bác sĩ đánh giá được sự phát triển của thai nhi trong bụng (Nguồn: Sưu tầm)

Thai 9 tuần đã máy chưa?

Hiện tượng thai máy chính là các cử động tự nhiên của bé, cử động này sẽ không tạo ra âm thanh và cũng không khiến cơ thể mẹ khó chịu, chúng sẽ xuất hiện rải rác trong ngày.

Theo nghiên cứu và thống kê thì hiện tượng thai máy đã xuất hiện khi bé ở tuần thứ 8 nhưng vì cử động này rất nhẹ và nhỏ nên người mẹ khó mà cảm nhận được. Vậy nên, thai 9 tuần tuổi đã có thai máy rồi, nhưng cử động chưa rõ ràng cho đến khi bé tiến vào tuần thứ 15 trở đi. Cứ như thế những tuần tiếp theo cường độ và tần suất của các cử động từ thai nhi sẽ tăng lên.

Thai 9 tuần biết trai hay gái chưa?

Khi mẹ mang thai tuần thứ 9, bé đang trong giai đoạn biệt hoá và hoàn thiện các cơ quan chức năng trên cơ thể như đầu, khuôn mặt, tay chân bé, nội tạng và hiển nhiên cơ quan sinh dục cũng dần được phát triển. Tuy nhiên bộ phận sinh dục vẫn chưa lộ diện một cách rõ ràng. Vậy nên việc quan sát hình ảnh siêu âm và dự đoán giới tính ngay lúc này vẫn chưa cho được kết quả chính xác 100%.

>> Xem thêm:

Thai 9 tuần đã biết máy nhưng cử động rất nhỏ nên mẹ không cảm nhận được

Thai 9 tuần đã biết máy nhưng cử động rất nhỏ nên mẹ không cảm nhận được (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tham khảo thêm:

Video hướng dẫn vệ sinh trong thai kỳ đúng cách (Nguồn: Huggies)

Những thay đổi của mẹ bầu tuần thứ 9

Thai 9 tuần bụng đã to chưa?

Tùy theo cơ địa và chế độ ăn uống của người mẹ mà kích thước vòng bụng sẽ khác nhau. Đa phần thì từ khoảng 2 tháng đầu thì vòng bụng sẽ không thay đổi rõ rệt, cho đến tuần thứ 12 thì sự giãn nở và to ra của vòng bụng mới bắt đầu xuất hiện.

Các lưu ý mà mẹ bầu cần biết:

  • Những mẹ bầu mang thai lần đầu thì sẽ có vòng bụng nhỏ hơn với những người mẹ đã có con so.
  • Vòng bụng lớn bất thường cũng rất nguy hiểm. Nó có thể là dấu cho sự thừa cân, đa ối, cao huyết áp hay tiểu đường thai kỳ.

>> Tham khảo thêm:

Những thay đổi trong cơ thể

Tóc của bạn vốn liên tục trải qua chu kỳ mọc – rụng, giờ đây lại nằm im lìm ngủ đông. Đây là một trong những lý do khiến các phụ nữ mang thai thường nói tóc họ bỗng dày hơn và đẹp đẽ hẳn ra. Các ngọn tóc giờ nằm yên trên đầu bạn thay vì quấn đầy chiếc lược hay lũ lượt trôi theo dòng nước mỗi khi bạn tắm.

Bạn có thể sẽ nhận ra những khác biệt trên móng tay khi mang thai tuần 9, bởi vì tốc độ mọc dài của chúng cũng khác thường. Chính những hoóc-môn thời kỳ mang thai đã gây ra những thay đổi này.

Nếu như cách đây hai tuần bạn cứ như tuổi dậy thì lần hai với bao nhiêu mụn nhọt trên mặt, thì khi thai nhi 9 tuần tuổi là lúc bạn được ngắm nhìn làn da sạch sẽ của mình. Hãy dùng kem hoặc sữa rửa mặt có tác dụng nhẹ nhàng, uống nhiều nước, ăn nhiều rau và hoa quả tươi. Hãy nhớ công thức này: mỗi ngày 2 miếng trái cây và 5 phần rau tươi.

Có thể bạn sẽ lên cân từ từ kể từ giai đoạn mang bầu 9 tuần trở đi. Cũng có thể bạn đã bị giảm cân vì nghén nên không thể ăn được gì, hoặc cứ nôn mửa hoài. Nhưng kể từ tuần 9, bạn sẽ nhìn thức ăn với một con mắt khác. Chúng không còn là kẻ thù của dạ dày bạn như khoảng một tuần trước đây nữa.

>> Tham khảo: 

Những thay đổi về cảm xúc

Bạn sẽ cảm thấy bớt các triệu chứng khi thai 9 tuần tuổi, và có vẻ tràn đầy năng lượng hơn trước đây. Dường như bạn không còn buồn nôn, mỏi mệt và phờ phạc như trước nữa.

Ở giai đoạn này, em bé chưa thể nhắc bạn nhớ đến sự có mặt của mình bằng cách cựa quậy trong bụng bạn, nên bạn cảm giác rất bình thường. Chớ nên cảm thấy tội lỗi nếu không phải lúc nào bạn cũng nghĩ về em bé.

Hình ảnh bụng bầu 9 tuần

Hình ảnh bụng bầu 9 tuần (Nguồn: Sưu tầm)

Siêu âm thai tuần 9 mẹ biết được những thông tin gì?

Khi thực hiện siêu âm thai ở tuần thứ 9, phụ huynh không chỉ nhận các thông tin liên quan đến chỉ số sức khỏe và tốc độ phát triển của bé mà với công nghệ hiện đại, phụ huỳnh còn có thể theo dõi hình dáng, nhịp tim và quá trình hình thành của các bộ phận, cơ quan khác của bé.

Như đã đề cập bên trên, thai 9 tuần tuổi đã phát triển tương đối hoàn chỉnh về các bộ phận như tim thai, khớp hàm và các đốt xương khớp cơ bản và các mao mạch trên cơ thể. Vì vậy, người mẹ cần được đi siêu âm ở tuần thứ 9 để kiểm tra tim thai, túi thai, mục đích là để phòng tránh tình trạng ít nước ối thậm chỉ là sảy thai.

Siêu âm thai 9 tuần nhằm mục đích gì?

Siêu âm thai ở tuần thứ 9 sẽ giúp các mẹ bầu:

  • Kiểm tra được nhịp tim của thai nhi để phát hiện những vấn đề bất thường một cách kịp thời.
  • Kiểm tra được tình trạng của nhau thai, buồng trứng và tử cung.
  • Dự đoán được ngày dự sinh để cho bố mẹ chuẩn bị được tốt nhất.
  • Giúp xác định được những điều bất thường ở thai nhi trong giai đoạn này.
  • Có thể chẩn đoán được, nếu người mẹ mang thai ngoài tử cung và có cách xử lý sớm nhất để tránh những biến chứng, hậu quả đáng tiếc sẽ xảy ra.
  • Theo dõi được quá trình phát triển hiện tại của thai nhi ở tuần 9.
  • Kiểm tra trạng thái của nước ối và đánh giá hiện trạng của thai nhi.
  • Kiểm tra, chẩn đoán xem mẹ có bị thai trứng hay không

Nhịp tim thai khi siêu âm thai 9 tuần tuổi

Khi siêu âm thai ở tuần thứ 9, người mẹ có thể biết được sự hình thành của tim thai. Tim thai thường hình thành sớm nhất khi thai 5 tuần và muộn hơn khi thai ở tuần thứ 8 đến tuần thứ 10.

Tùy theo giai đoạn mà thai nhi mà tần số nhịp tim sẽ có chỉ số khác nhau. Trung bình tim thai sẽ đập khoảng từ 170 nhịp/ phút ở tuần 9 đến khoảng 180 nhịp / phút nếu bé “nghịch ngợm” trong bụng mẹ.

Hình ảnh siêu âm thai 9 tuần

Phương pháp sử dụng siêu âm thai ở tuần thứ 9 là dùng sóng âm để cho ra hình ảnh của em bé, kèm theo đó là hình ảnh nhau thai, tử cung và các bộ phận nằm ở khung xương chậu khác.

Trong quá trình siêu âm kiểm tra đó, bác sĩ sẽ cho người mẹ thấy được những hình ảnh hoặc video rõ nét và chất lượng cao về vị trí, kích thước, các bộ phận và cử động hiện tại của bé. Bên cạnh đó, phương pháp này giúp các bác sĩ dễ dàng phát hiện những dấu hiệu bất thường của thai nhi và kịp thời xử lý chúng.

Nếu mẹ bầu đang mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, hay các biến chứng về sức khỏe khác thì hãy đi siêu âm thường xuyên hơn để có thể đánh giá được tình trạng của bé một cách chính xác nhất. Với công nghệ hiện nay, phụ nữ mang thai có thể lựa chọn siêu âm thai ở tuần thứ 9 như: siêu âm Doppler màu hay, 2D, 3D, 4D.

>> Tham khảo thêm:

Hình ảnh siêu âm thai nhi 9 tuần tuổi

Hình ảnh siêu âm thai nhi 9 tuần tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

Siêu âm thai 9 tuần có thể biết được thai nhi phát triển ra sao

Đây là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của thai nhi, bé đã bắt đầu bước sang giai đoạn bào thai, các mô và các bộ phận cơ thể sẽ phát triển nhanh chóng. Siêu âm ở giai đoạn này thì chức năng của các cơ quan ruột, gan, não, thận,... đã bắt đầu hoạt động. Thậm chí móng tay và móng chân của bé cũng đã hình thành, các màng và lông tơ trước đây cũng sẽ biến mất. Các bộ phận khác của bé như khớp vai, đầu gối, mắt cá nhân, khuỷu tay cũng đã có thể chuyển động.

Đặc biệt, các chi tiết trên gương mặt của bé như mắt, mũi, miệng cũng đã được thấy rõ ràng. Thông qua hình ảnh siêu âm thai thì cột sống của bé đã lộ ra, từ lúc này, thai nhi sẽ phát triển nhanh chóng, chiều dài sẽ tăng gấp đôi và sẽ hoàn thiện dần các bộ phận khác.

>> Tham khảo:

Thai 9 tuần nên ăn gì để em bé khỏe mạnh?

Khẩu phần ăn phù hợp, và dinh dưỡng sẽ có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai, giúp thai nhi tránh được các dị tật. Ở thời điểm tuần thứ 9 này, cơ thể sẽ sản xuất máu nhiều hơn, quá trình trao đổi chất cũng sẽ nhanh hơn và nhịp tim của thai nhi cũng tăng cao. Vì vậy, người mẹ cần cung cấp cho cơ thể tối thiểu 4 nhóm chất thiết yếu để các hoạt động này được diễn ra suôn sẻ như sau:

  • Protein(Chất đạm): Protein là một chất dinh dưỡng quan trọng cho các mẹ bầu mang thai tuần thứ 9, mỗi ngày người mẹ cần cung cấp khoảng 61g. Protein có nhiều trong: thịt nạc, trứng, đậu phụ, hải sản và các sản phẩm từ các loại đậu, các loại hạt, cá và các chế phẩm từ sữa,...
  • Carbohydrates (Tinh bột): Tinh bột đem lại nguồn năng lượng cho bé hoạt động, chúng có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây và các loại đậu. Đặc biệt, theo Báo Sức khỏe & Đời sống - Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế, các loại tinh bột từ gạo, ngô, khoai, sắn… tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi.
  • Chất béo: Lượng chất béo cần thiết mà mẹ bầu cập nạp cho cơ thể là khoảng 46.5 – 58.5g/ ngày. Chúng sẽ có nhiều trong quả bơ, các loại hạt, dầu oliu,...
  • Chất xơ: Chất xơ cũng rất cần thiết, mỗi ngày mẹ bầu cần nạp khoảng 28g chất xơ. Chất xơ chứa trong các loại hoa quả và rau củ đủ để cung cấp sự phát triển của thai nhi, đồng thời nó còn giúp người mẹ hạn chế tình trạng bị táo bón trong thai kỳ.
  • Ngoài 4 nhóm thiết yếu trên, cơ thể mẹ cần được bổ sung các loại vitamin và khoáng chất khác như: Acid Folic, Sắt, Canxi, Vitamin C, Vitamin D, … để trí não và sức khỏe của bé có thể phát triển một cách toàn diện.

>> Tham khảo: 

Mẹ bầu cần đảm bảo 4 nhóm chất để thai nhi phát triển khỏe mạnh

Mẹ bầu cần đảm bảo 4 nhóm chất để thai nhi phát triển khỏe mạnh (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ cần lưu ý những gì khi thai 9 tuần?

Mang thai là một thông tin đáng mừng, nhiều cặp đôi không thể ngăn được sự hạnh phúc và mong muốn được chia vui cùng mọi người. Tuy nhiên, nhiều cặp đôi lại muốn giữ kín đến khi chắc chắn đứa trẻ phát triển ổn định mới thông báo. Vậy thai 9 tuần có phải là thời điểm thích hợp? Hãy tham khảo những yếu tố sau:  

  • Có xuất hiện những biến chứng hay không? Nếu các mẹ thường gặp phải các biến chứng thì việc thăm khám bác sĩ thường xuyên là điều nên làm, vì vậy các mẹ nên tiết lộ sớm để mọi việc diễn ra thuận lợi.
  • Triệu chứng ốm nghén có diễn ra thường xuyên không? Một số chị em gặp phải tình trạng ốm nghén rất nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, việc giấu diếm sẽ gặp nhiều khó khăn, mẹ nên thẳng thắn để nhận được sự hỗ trợ khi cần thiết nhé.
  • Những khó khăn, nguy cơ trong cuộc sống hằng ngày có làm ảnh hưởng không? Một số nghề nghiệp sẽ mang những nguy cơ tiềm ẩn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, các mẹ có thể thông báo tin mang thai để được chuyển đến bộ phận khác có ít nguy cơ hơn.
  • Có sự trợ giúp từ môi trường xung quanh không? Nếu các mẹ nhận được sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh thì quá trình mang thai sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn nhiều đấy!

>> Tham khảo: 

Mẹ cần lưu ý những gì khi thai 9 tuần

Mẹ cần lưu ý những gì khi thai 9 tuần (Nguồn: Sưu tầm)

Những câu hỏi thường gặp về thai 9 tuần

Có nên quan hệ khi mang thai tuần thứ 9?

Mang thai 3 tháng đầu có quan hệ được không chắc hẳn là thắc mắc của các cặp vợ chồng. Thực tế trong thời gian đầu của thai kỳ, do sự thay đổi hormone trong cơ thể cùng với lưu lượng máu đến cơ quan sinh dục, tuyến vú tăng lên nhiều khiến mẹ bầu có nhu cầu vợ chồng cao hơn bình thường và người mẹ sẽ lo lắng sợ rằng quan hệ sẽ ảnh hưởng đến bé. Tuy nhiên, khi thai nhi 9 tuần tuổi, cổ tử cung vẫn sẽ đóng chặt để đảm bảo sự an toàn cho thai nhi. Bên cạnh đó, màng ối cũng làm nhiệm vụ duy trì môi trường sống, là lá chắn bảo vệ bé khỏi các tác động bên ngoài. Vậy nên việc quan hệ vợ chồng trong thời điểm này sẽ không gây nguy hiểm cho thai. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên chú ý không nên quá mạnh bạo và hãy sử dụng bao cao su trong lúc quan hệ cũng như hạn chế sự kích thích tuyến vú vì nó có thể sẽ dẫn đến sự tăng co bóp tử cung.

Thai 9 tuần ra dịch màu nâu có nguy hiểm không?

Khi người mẹ mang bầu 9 tuần, nếu âm đạo tiết ra dịch nâu có thể là do nguyên nhân:

  • Từ quá trình làm tổ của phôi thai: Thai nhi ở giai đoạn từ 4 đến 6 tuần sẽ di chuyển vào tử cung làm tổ ở đấy. Trong quá trình này, các mẹ bầu thường sẽ thấy cơ thể tiết ra một chút dịch nâu, nhưng số lượng sẽ ít, và có những trường hợp phôi thai làm tổ chậm đến tận tuần thứ 9, nên mới có hiện tượng này.
  • Do quan hệ chăn gối mạnh bạo: Việc quan hệ tình dục trong khi mang thai là việc bình thường và khá phổ biến. Tuy nhiên, ở những tháng đầu tiên, điều này sẽ dễ dẫn tới tình trạng ra dịch nâu. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do khi mang thai nội tiết tố của người mẹ thay đổi, tử cung và cổ tử cung nhạy cảm nên khi quan hệ chăn gối mạnh bạo, nó sẽ kích ứng và gây xuất huyết nhẹ cùng với sự hòa lẫn của khí hư nên sinh ra dịch nâu.

>> Xem thêm:

Quan hệ nhẹ nhàng để đảm bảo sức khỏe thai nhi

Quan hệ nhẹ nhàng để đảm bảo sức khỏe thai nhi (Nguồn: Sưu tầm)

Sự tích tụ dịch dưới màng nuôi:

  • Hiện tượng sinh ra dịch nâu này thường bắt gặp do tình trạng tụ máu ở khoảng không gian giữa nhau thai và tử cung.
  • Bị viêm nhiễm phụ khoa trong thời kỳ mang thai: Tình trạng ra nhiều khí hư lẫn mùi hôi và dịch nâu, kèm theo các triệu chứng đau rát, sưng tấy vùng kín,… ở tuần thứ 9 là dấu hiệu có thể là người mẹ đang mắc phải viêm nhiễm phụ khoa.
  • Việc dọa sảy thai: Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng ra dịch nâu khi mang thai 9 tuần. Biểu hiện của nó là: Chảy máu âm đạo, đau bụng, choáng, ngất,…
  • Thai lưu - tình trạng thai chết non trong bụng mẹ: Trường hợp phôi thai đã vào tử cung làm tổ nhưng thai nhi đã ngừng phát triển và không có tim thai hoặc tim thai ngừng hoạt động. Việc thai lưu sẽ gây ra hiện tượng này cũng như khiến cơ thể mệt mỏi,… siêu âm thai và thấy thai ngừng phát triển, mất tim thai.

Từ những trường hợp trên, nếu mẹ bầu có hiện tượng ra dịch nâu vào tuần thai thứ 9 mà nguyên nhân do quá trình làm tổ của phôi hoặc do sinh hoạt vợ chồng hoặc sự tụ dịch màng nuôi nhẹ mà không các triệu chứng bất thường khác. Thì các mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tâm lý không nên quá lo lắng, sau một thời gian nó sẽ hết.

Với trường hợp mà nguyên nhân thai lưu, dọa sảy thai, viêm nhiễm phụ khoa và có các triệu chứng bất thường, các mẹ hãy ngay lập tức đến các cơ sở y tế khám và điều trị nhanh chóng để tránh những biến chứng nguy hiểm đối với cả cơ thể mẹ và thai nhi.

Thai 9 tuần đau bụng dưới lâm râm có sao không?

Giai đoạn mang thai 3 hay 9 tháng đầu, tình trạng đau bụng lâm râm xuất hiện ở 80% mẹ bầu. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do sự giãn của cơ và dây chằng trong việc nâng đỡ tử cung và tế bào trong tử cung của mẹ bị bong tróc để nhường chỗ cho sự xuất hiện của thai nhi hoặc do chứng ốm nghén, táo bón, khó tiêu,…. gây nên. Nếu là những nguyên nhân này, người mẹ chỉ cần chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn, ăn uống đầy đủ và điều độ, tránh vận động mạnh hoặc đi lại nhiều và hãy tạm thời ngưng những chuyện chăn gối cho tới khi cảm thấy khỏe hơn.

Tuy nhiên, hiện tượng đau này xuất hiện với tần suất nhiều hơn, và càng ngày càng nghiệm trọng kèm theo những biểu hiện bất thường như: Xuất huyết với máu bị vón cục, có màu đỏ sẫm; hay đi ngoài và buồn nôn; dịch nhầy có dạng như bã cà phê; cơ thể trong tình trạng mệt mỏi, hay choáng váng và ngất xỉu,… Đây có thể là sự cảnh báo cho các dấu hiệu nguy hiểm như:

  • Bị động thai, dọa sảy thai sớm.
  • Mẹ bầu mang thai ngoài tử cung.
  • Mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa như: Viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng, vòi trứng, nhiễm trùng đường tiết niệu,…
  • Tiền sản giật hay bong nhau thai non.
  • Hiện tượng viêm ruột thừa khi mang thai.

Như vậy, hiện tượng đau bụng lâm râm ở tuần thứ 9 tồn tại các tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm đến cả cơ thể mẹ và bé. Vì vậy, khi có hiện tượng này các mẹ bầu hãy đến các bệnh viện hoặc các cơ sở y tế với chuyên khoa uy tín để các bác sĩ thăm khám, kiểm tra chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, các mẹ bầu hãy chú ý thực hiện khám thai định kỳ theo sự chỉ định của bác sĩ phụ sản để sớm phát hiện ra các dấu hiệu bất thường trong quá trình mang thai để xử lý kịp thời và đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi trong suốt quá trình mang thai.

Mẹ bầu gặp nhiều rủi ro khi mang thai

Mẹ bầu gặp nhiều rủi ro khi mang thai (Nguồn: Sưu tầm)

Mang thai 9 tuần mẹ cần trao đổi những gì với bác sĩ?

Mang thai sẽ khiến cơ thể mẹ có nhiều điều không thoải mái như nôn nghén liên tục, thèm ăn, kén ăn, đau đầu, phù chân tay, rạn da,... Nhiều triệu chứng trên là những điều thường gặp khi mang thai nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu cho những bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy hãy cập nhật cho bác sĩ những biểu hiện đáng ngờ mỗi lần khám thai để nắm bắt được tình hình nhé!

Mẹ cần thực hiện xét nghiệm nào khi thai 9 tuần?

Khi tuổi thai đến 9 tuần thì mẹ cần chú ý đến bệnh lý nhiễm khuẩn âm đạo. Đây là một căn bệnh nhiễm trùng đường sinh dục do sự tụ tập và tăng trưởng của các vi khuẩn trong môi trường âm đạo. Trên thực tế, rất nhiều trường hợp mẹ bầu bị nhiễm trùng âm đạo mà không có bất kỳ dấu hiệu nào. Bệnh lý này sẽ làm tăng nguy cơ sinh non và làm vỡ nước ối sớm hơn dự kiến. Vì vậy các mẹ nên thực hiện xét nghiệm nhiễm khuẩn âm đạo dù không có triệu chứng để đảm bảo an toàn cho bé.

>> Xem thêm: 

Để thai nhi 9 tuần tuổi được khỏe mạnh, mẹ không nên làm gì?

  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy: Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), sử dụng các chất này khi mang thai làm tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề như sảy thai, sinh non, trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh…
  • Không ăn các thực phẩm sống, chưa được nấu chín.
  • Không ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá thu. Theo FDA, bạn có thể ăn 3 lần một tuần các loại cá chứa lượng thủy ngân ít hơn để đảm bảo tốt cho sức khỏe.

Thai 9 tuần đã bám chắc chưa?

Thai nhi tuần thứ 9 đã có sự phát triển nhất định ở các bộ phận trên cơ thể nên đã có khả năng bám chặt vào tử cung để lấy dinh dưỡng từ cơ thể mẹ. Tuy nhiên, khả năng bám dính của em bé còn tùy thuộc vào một số yếu tố sau:

  • Cơ địa của mẹ bầu
  • Chế độ sinh hoạt hàng ngày của thai phụ
  • Sức khỏe, bệnh lý của thai phụ

Để biết chi tiết hơn về việc thai 9 tuần đã bám chắc chưa, mẹ có thể đến gặp bác sĩ để nhận được tư vấn kỹ càng.

>> Xem thêm:

Thai nhi tuần thứ 9 đã có sự phát triển nhất định

Thai nhi tuần thứ 9 đã có sự phát triển nhất định (Nguồn: Sưu tầm)

Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi 9 tuần tuổi. Đặc biệt, mẹ cần lưu ý sự phát triển của thai nhi theo tuần để có thể chăm sóc bé tốt nhất có thể. 

Mẹ có biết:

Đối với mẹ sắp sinh con thì việc chuẩn bị đồ dùng cho trẻ sơ sinh là một trong những việc mẹ bầu quan tâm nhất. Tã Huggies Naturemade có bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên, 100% nhập khẩu từ châu Âu. Đồng thời, sản phẩm còn kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé. Thiết kế siêu mỏng nhẹ kèm bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội giúp duy trì khô thoáng tới 12 tiếng,... Do tã bỉm không chứa hóa chất độc hại, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn tã cho bé mà không còn lo ngại rằng làn da bé nhạy cảm của bé sẽ bị kích ứng. Dòng sản phẩm có kích thước từ NB (sơ sinh), S, M, L, XXL cho đến XXL cực kỳ dễ dàng cho bố mẹ khi chọn mua. Với những ưu điểm vượt trội, Huggies Naturemade là một gợi ý tuyệt vời cho các bé yêu.

Ngoài ra, dòng tã Tràm Trà Tự Nhiên mới của thương hiệu Huggies là sản phẩm bỉm, tã đầu tiên có chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé, ngăn ngừa hăm tã. Công nghệ bong bóng 3D giúp khóa ẩm và ngăn thấm ngược đến 99%, đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Tã tràm trà cũng có kích thước từ NB cho tới tận size XXXL cho bé >20kg, mẹ thoải mái lựa chọn nhé.

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade bảo vệ làn da bé

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade bảo vệ làn da bé (Nguồn: Huggies)

Các mẹ có thể tham khảo các thông tin liên quan ở mục Mang thai hoặc gửi thư về Góc chuyên gia để được tư vấn kỹ hơn!

>> Nguồn tham khảo:

Ảnh bác sĩ Bùi Thị Thu Hà

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà

Với thâm niên 20 năm trong lĩnh vực sản phụ khoa, 11 năm trong việc tư vấn tiền thai sản, Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà hiện là bác sỹ chuyên khoa chăm sóc tiền sản của bệnh viện Từ Dũ TP.HCM và là thành viên trong đội ngũ Chuyên gia HUGGIES® sẽ giải đáp những thắc mắc của Mẹ.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;