Tất cả các chuyên mục
Chuyển dạ
Sinh nở
Chăm sóc sau sinh
Trẻ sinh non
Sinh mổ
Sinh thường
Sinh đa thai
Câu chuyện sinh con

Hội chứng căng thẳng và bệnh trầm cảm sau sinh

Hội chứng căng thẳng và trầm cảm sau sinh

"Tôi đã bị trầm cảm sau sinh!"

Chị Bảo Anh nói rằng chị không thể chịu đựng nổi kể từ khi sinh đứa con thứ hai. Chị đã hoảng sợ và lo lắng đến mức gần như không thể làm được gì cả.

Chị Bảo Anh vừa sinh bé Na, và kể từ đó chị càng ngày càng cảm thấy căng thẳng đến mức không thể suy nghĩ được những việc rất đơn giản, chẳng hạn như ngay cả việc có gội đầu hay không.

Chị Bảo Anh nói: “Tôi cảm giác như muốn được giải thoát. Tôi mệt mỏi quá và chỉ sợ mình không vượt qua nổi. Những lúc hai vợ chồng cùng đi bộ thư giãn trở về, tôi gần như thậm chí không muốn bước vô nhà. Tình trạng này không thể kéo dài nữa.”

Chị Bảo Anh đến gặp bác sỹ để khám về bệnh trầm cảm sau sinh và thấy nhẹ nhỏm hơn khi biết là sẽ có cách để giúp chị vượt qua được chứng trầm cảm sau sinh này.

Giờ đây chị Anh chia sẻ lại kinh nghiệm  của mình để nâng cao nhận thức của bệnh trầm cảm và lo lắng trước và sau khi sinh.

Trung bình cứ 7 phụ nữ mới sinh lần đầu thì sẽ có một người có khả năng bị chứng trầm cảm sau sinh, và trong 7 người phụ nữ mang thai thì có thể sẽ có một người chịu chứng trầm cảm. Tỉ lệ đối với trường hợp chỉ căng thẳng lo lắng thậm chí còn lớn hơn.

Mẹ bị căng thẳng và trầm cảm sau sinh

Một nghiên cứu bên Úc cho thấy hơn một nửa dân số cho rằng việc cảm thấy chán nản trong thai kỳ là bình thường và gần một phần tư người tin rằng trầm cảm sau sinh sẽ tự biến mất khi em bé lớn lên.

Người ta khuyến khích các bà mẹ, ông bố, những người chăm sóc bé mở lòng ra để chia sẻ để người khác có thể giúp đỡ. Ở một số nước, người ta tổ chức chương trình truyền hình, phát tờ bướm về những người thật việc thật kể về kinh nghiệm bản thân.

Chị Bảo Anh chia sẻ “nếu bạn cảm thấy căng thẳng, lo lắng và có dấu hiệu trầm cảm sau sinh, thì hãy tin vào bản thân mình có thể vượt qua được”.

" Nếu bạn cảm giác được có gì đó không thoải mái trong lòng thì tốt nhất là bạn nên đi gặp bác sỹ". Chị Bảo Anh cho biết thêm là chị gặp vấn đề tâm lý khoảng 6 tuần sau khi bé Na chào đời”.

" Điều tốt nhất mà mình nên làm cho chính mình và cho con cái là giữ gìn sức khỏe và sẻ chia mọi điều. Nhiều lúc cũng không cần phải là những chia sẻ lớn lao gì. Đơn giản chỉ là những buổi nói chuyện bình thường".

Một trường hợp khác là anh Sang, người đã có hai đứa con chia sẻ “Tôi nhận thức ra hơi muộn nhưng vẫn còn hơn không. Phải chi tôi hiểu nhiều hơn về chứng trầm cảm sau sinh ngay từ đầu thì tôi đã có thể chia sẻ và lo lắng cho vợ nhiều hơn.”

Anh cho biết là cuộc sống của 2 vợ chồng có quá nhiều chuyện từ khi bé thứ hai chào đời. Bé đầu tiên thì không được khỏe mạnh. Lúc đó gia đình lại chuyển nhà còn anh thì lại bù đầu vào công việc.

Anh Sang nói thêm: "Bây giờ nhìn lại thì thấy đúng là không tốt nhưng cụ thể thì cũng không biết nói sao. Thật ra nếu tôi nhận thức tốt hơn về bệnh trầm cảm sau sinh, thì tôi đã có thể chia sẻ với vợ nhiều hơn rồi. Lúc đó, tệ ở chỗ là 2 vợ chồng lại ít nói chuyện với nhau.

Khi vợ tôi quá căng thẳng và mệt mỏi đến mức không muốn thức dậy mỗi ngày thì cô ấy đã tự đi khám bác sĩ. Tôi thấy thương vợ quá. Nhưng với những chẩn đoán ban đầu thì bác sỹ vẫn chưa rõ đó là dấu hiệu của trầm cảm hay chỉ là việc mệt mỏi bình thường.

"Nhưng sau đó, khi chúng tôi nói chuyện với bác sĩ nhiều hơn thì mọi việc tốt lên rất nhiều và nhẹ nhõm đi hẳn".

Anh Sang nói thêm là việc người chồng hiểu được dấu hiệu và triệu chứng của chứng trầm cảm trước và sau khi sinh là cực kỳ quan trọng .

Nhìn chung, chỉ cần chồng dành thêm thời gian để quan tâm và lo lắng cho vợ. Chú ý lắng nghe, trò chuyện và chia sẻ với vợ thì mọi việc sẽ tốt hơn nhiều.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;