Tất cả các chuyên mục
Chuyển dạ
Sinh nở
Chăm sóc sau sinh
Trẻ sinh non
Sinh mổ
Sinh thường
Sinh đa thai
Câu chuyện sinh con

Trầm cảm sau sinh và cách điều trị trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là một căn bệnh rất phổ biến và gây ảnh hướng tới 15% những người mới làm mẹ. Vậy trầm cảm sau sinh có những dấu hiệu nhận biết gì, và làm sao để cải thiện tình trạng này ở các bà mẹ mới sinh con. Cùng Huggies tìm hiểu qua bài viết dưới đây.  

>> Tham khảo thêm: 

Trầm cảm sau sinh là gì?

Rối loạn cảm xúc, xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực, buồn chán và lo lắng về nhiều vấn đề trong cuộc sống là những lý do gây nên trầm cảm sau sinh. Sau sinh con, cơ thể người mẹ có nhiều sự thay đổi đột ngột về nội tiết nên dễ dẫn đến cảm giác mệt mỏi, những bất ổn về cảm xúc cũng gây nên trầm cảm sau sinh.

>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị ho mẹ nên xử lý như thế nào?

Trầm cảm sau sinh là gì

Trầm cảm sau sinh là gì (Nguồn: Sưu tầm)

Các mức độ trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh có thể ở mức nhẹ, vừa hoặc nặng. Bệnh có thể tự khỏi hoặc cần phải có phương pháp điều trị thích hợp từ bác sĩ tâm lý. Hiện nay, trầm cảm sau sinh được phân thành 2 loại chính.

  • Loại khởi phát sớm: xuất hiện vào ngày đầu hoặc tuần đầu sau sinh con và ở mức nhẹ.
  • Loại khởi phát muộn: xuất hiện vài tuần sau sinh con, tình trạng bệnh kéo dài cho đến khi nguy cấp và được phát hiện.

Mẹ có biết:

Trầm cảm sau sinh là một bệnh tâm lý không mẹ nào mong muốn xảy ra với bản thân mình. Gia đình hãy cố gắng thấu hiểu và giúp đỡ mẹ cũng như mẹ nên chú ý giữ gìn sức khỏe, ăn uống đầy đủ để có thể chăm sóc bé yêu một cách tốt nhất. Để có thể chăm sóc bé yêu được tốt thì các sản phẩm cần thiết cho bé như tã, bỉm cũng cực kỳ quan trọng. Đối với bé sơ sinh vốn có làn da nhạy cảm, mẹ nên ưu tiên lựa chọn tã dán có thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Tã dán sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade không hề chứa hóa chất độc hại, đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh. Với bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên 100% từ châu Âu, kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé. Sản phẩm còn sở hữu thiết kế siêu mỏng nhẹ chỉ 5mm; bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội, duy trì khô thoáng lên đến 12 tiếng,... Huggies Naturemade là lựa chọn tuyệt vời để đồng hành cùng mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu.

Ngoài ra, hãng tã, bỉm Huggies còn có dòng tã dán sơ sinh Huggies Tràm Trà Tự Nhiên mới với công nghệ đột phá chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, sẽ giúp làm dịu làn da mỏng manh của bé, và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã.

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade có bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên 100% từ Châu Âu giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé (Nguồn: Huggies)

Dấu hiệu trầm cảm sau sinh

Theo Women's health, trầm cảm sau khi sinh thường biểu hiện qua những triệu chứng sau:

Trong suy nghĩ

  • Khó khăn khi đưa ra quyết định, ngay cả với những việc đơn giản nhất.
  • Giảm trí nhớ, hay bị nhầm lẫn.
  • Giảm sự tập trung, chú ý.
  • Có ý nghĩ thôi thúc hành vi tự sát, làm hại bản thân, con vừa sinh hoặc người thân.
  • Có nhiều luồng suy nghĩ đan xen trong đầu nhưng đa phần đều mơ hồ, không rõ ràng.

>> Tham khảo thêm: Cách dùng vitamin D3 K2 MK7 cho trẻ sơ sinh đúng và hiệu quả

Trong cảm xúc

  • Cảm thấy trống rỗng, tuyệt vọng, chán nản.
  • Cảm thấy buồn bã kéo dài, buồn không rõ nguyên nhân.
  • Cảm thấy cơ thể mệt mỏi, kiệt sức và thiếu năng lượng.
  • Cảm thấy bản thân xấu xí, bất tài, vô dụng, kém hấp dẫn, hối hận và tội lỗi.
  • Cảm thấy lo sợ, lo lắng thái quá trong mọi tình huống.
  • Mất giảm sự yêu thích, hứng thú và quan tâm với mọi thứ xung quanh, bao gồm hứng thú tình dục.

>> Tham khảo thêm: Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng mẹ và bé sau sinh

Trầm cảm sau sinh khiến mẹ cảm thấy tuyệt vọng và chán nản

Trầm cảm sau sinh khiến mẹ cảm thấy tuyệt vọng và chán nản (Nguồn: Sưu tầm)

Triệu chứng khác

  • Vã mồ hôi
  • Hồi hộp
  • Đau đầu
  • Ăn uống quá mức hoặc chán ăn.
  • Không quan tâm, chăm sóc bản thân.
  • Rối loạn giấc ngủ (ngủ ngày, thức đêm, ngủ quá nhiều, mất ngủ, thường xuyên gặp ác mộng,…)
  • Ngại gặp gỡ, không muốn tiếp xúc với những người xung quanh.

>> Tham khảo thêm: Phụ nữ sau sinh và những điều cần biết 

5 nguyên nhân phổ biến của nỗi buồn và chứng trầm cảm sau sinh ở các bà mẹ

Hormone thay đổi đột ngột

Sau khi sinh con, nồng độ hormone progesterone và estrogen trong cơ thể mẹ có thể bị sụt giảm một cách đột ngột, khiến mẹ dễ trở nên nhạy cảm, cáu gắt, buồn phiền,.... Ngoài ra, sự sụt giảm của hormone tuyến giáp trong giai đoạn này cũng góp phần cộng hưởng dẫn đến trầm cảm và các rối loạn cảm xúc cho mẹ.

Di truyền

Người thân trong gia đình hoặc tiền sử mẹ đã từng bị trầm cảm sau sinh ở những lần sinh trước cũng gia tăng nguy cơ làm mẹ mắc hội chứng này. Vì vậy, sản phụ có mẹ, chị/em gái bị trầm cảm sau sinh cần chủ động tầm soát để kịp thời phát hiện và điều trị.

>> Tham khảo thêm: Ở cữ sau sinh đúng cách và khoa học mẹ cần biết

Rối loạn giấc ngủ (Mất ngủ/Thiếu ngủ)

Trầm cảm có thể gây ra các triệu chứng rối loạn giấc ngủ và tình trạng mất ngủ kéo dài cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Mẹ sau sinh có thể mất ngủ do nhiều nguyên nhân: rối loạn hormone, rối loạn đồng hồ sinh học do phải chăm sóc con, lo âu, suy nghĩ quá nhiều, chất lượng giấc ngủ kém…

>> Tham khảo thêm: Mách mẹ cách chăm sóc da mặt sau sinh khoa học, chuẩn chỉnh

Rối loạn giấc ngủ gây nên trầm cảm sau sinh

Rối loạn giấc ngủ gây nên trầm cảm sau sinh (Nguồn: Sưu tầm)

Sang chấn tâm lý

Mẹ sau sinh có thể bị kích động tâm lý từ: mâu thuẫn vợ-chồng, mâu thuẫn gia đình, trải qua quá trình sinh khó, con mắc bệnh bẩm sinh, nan y hoặc con chết ngay sau khi sinh, lo lắng quá mức về việc chăm sóc con, gánh nặng tự mình chăm sóc con cái,...

Mẹ bị mệt mỏi

Mệt mỏi sau sinh cũng là một trong những nguyên nhân gây nên trầm cảm. Mẹ phải mất hàng tuần trời để hồi phục lại sức khỏe. Đặc biệt ở những sản phụ sinh mổ, thời gian hồi phục còn kéo dài hơn. 

>> Tham khảo thêm: Chăm sóc mẹ sau sinh

Hậu quả trầm cảm sau sinh

Nhiều người chưa từng bị trầm cảm sau sinh nên xem nhẹ căn bệnh này. Tuy nhiên chỉ có những người từng trải qua mới biết, trầm cảm sau sinh ảnh hưởng cực kỳ ghê gớm đến đời sống xung quanh và sức khỏe của người bệnh như thế nào.

Trầm cảm sau sinh khiến bản thân mẹ bị sụt cân, suy dinh dưỡng, suy nhược thần kinh và có những suy nghĩ hoang tưởng dẫn đến hành vi nguy hiểm như: tự tử, tự làm đau bản thân. Mẹ sẽ không còn tâm trạng để chăm sóc gia đình và em bé mới sinh được tốt khiến cho gia đình không được vui vẻ. Đối với những mẹ bị trầm cảm nặng thì còn có cảm giác bị hại nên luôn tìm cách đối phó với những người muốn đến gần mình, đặc biệt hay có suy nghĩ tự tử. Thậm chí, còn có nhiều trường hợp mẹ nghĩ con mình bị ma quỷ nhập nên tìm đủ mọi cách trừ tà, làm hại đến tính mạng của đứa bé.

Với những ai mới sinh con, việc chăm sóc một đứa trẻ sẽ là điều vô cùng khó khăn. Hiểu được tâm lý đó, Huggies mời mẹ cùng xem qua video các cách để bé lớn khôn khỏe mạnh dưới đây:

Những đối tượng nào dễ mắc trầm cảm sau sinh?

  • Người đã có tiền sử bị trầm cảm trước kia.
  • Người trong độ tuổi <18.
  • Người đã trải qua các sự kiện, công việc gây căng thẳng cho bản thân, tinh thần trước kia.
  • Người thiếu sự đồng cảm từ người thân sau khi sinh, đặc biệt là từ chồng.
  • Mâu thuẫn trong gia đình với chồng, mẹ chồng.
  • Người có 1 thai kỳ không mong muốn. 
  • Người gặp các biến chứng thai kỳ như: sảy thaithai lưu,...

Một số cách để xác định nếu mẹ có nguy cơ hoặc đang bị trầm cảm sau sinh

Bệnh trầm cảm sau sinh là một trong những cảm xúc dễ dàng kéo đến sau khi sinh, ngay cả đối với những bà mẹ bình thường vốn rất khỏe mạnh.

Việc trở thành mẹ không dễ dàng chút nào, quá nhiều những vất vả và đặc biệt là việc thiếu sót về mặt kiến thức chăm con. Chưa nói đến việc xã hội đang đánh giá chưa đúng về vai trò của một người mẹ trong gia đình. Một số dấu hiệu cho thấy mẹ có nguy cơ hoặc đang bị trầm cảm sau sinh:

  • Cảm thấy cô đơn: đây là cảm giác phổ biến nhất của chứng trầm cảm sau sinh. Mẹ thường cảm thấy khó khăn hơn để đi ra ngoài hoặc giữ liên lạc với bạn bè khi có em bé. Thậm chí, khi ra ngoài mẹ cũng thường tự so sánh mình với những người khác.
  • Cảm thấy tội lỗi và thất vọng: Mẹ có thể sẽ cảm thấy mình thật tệ vì không yêu thương con mình đủ nhiều, không phải là một người mẹ tuyệt vời hoặc cảm thấy mình không đủ sức đương đầu với vai trò làm mẹ.
  • Tâm trạng buồn, trống rỗng: mẹ thường thấy buồn nhưng không rõ lý do, đôi khi cảm thấy mọi thứ xung quanh thật trống rỗng, vô vọng
  • Thường cáu kỉnh, lo lắng, bất an
  • Có thể ăn rất ít hoặc ăn rất nhiều
  • Đau nhức cơ thể, nhức đầu, đau cơ..

Nếu mẹ cảm thấy bất cứ cảm xúc nào trong những cảm xúc ở trên, hãy tìm sự giúp đỡ cần thiết. Đây không phải là những trạng thái có thể kéo dài hay là một “căn bệnh” cần phải dùng thuốc để điều trị. Một sự giúp đỡ đúng lúc cũng có thể giúp mẹ vượt qua được cơn khủng hoảng.

>> Tham khảo: Tâm lý phụ nữ sau sinh

Một số cách để xác định nếu mẹ có nguy cơ hoặc đang bị trầm cảm sau sinh

Một số cách để xác định nếu mẹ có nguy cơ hoặc đang bị trầm cảm sau sinh (Nguồn: Sưu tầm)

Cách điều trị trầm cảm sơ sinh tại nhà

Làm sao để vượt qua trầm cảm sau sinh? Đây chắc hẳn là câu hỏi của nhiều mẹ sau sinh con. Cùng Huggies tham khảo thử các cách sau đây mẹ nhé.

  • Cố gắng tìm cho mình một giấc ngủ. Gắng đi ngủ sớm hơn nếu mẹ phải thức dậy nửa đêm cho bé bú. Vào buổi trưa, 30 phút chợp mắt cũng có thể giúp mẹ lấy lại năng lượng. Hay bất cứ khi nào em bé đã ngủ say, hãy cố gắng đặt lưng nằm nghỉ một chút trước khi thiên thần nhỏ lại trở mình khóc đòi mẹ.
  • Nói chuyện và chia sẻ với bạn bè, gia đình hoặc các chuyên gia tâm lý để trút bỏ những cảm giác mệt mỏi trong người.
  • Hãy hỏi bạn bè và gia đình về kinh nghiệm chăm sóc em bé của họ.
  • Sống tích cực, suy nghĩ lạc quan, đừng để những điều buồn chán làm ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ. Hãy nhớ rằng mẹ luôn là người mẹ tốt nhất cho con của mình, đừng bao giờ so sánh mình hay con mình với người khác, đừng để áp lực đè nặng lên đôi vai của mẹ.
  • Nếu mẹ đang cảm thấy chán nản, xoa dịu chính mình và tập trung vào những gì mẹ đang tốt . Sự tập trung đem lại hiệu quả cao cho việc mẹ đang làm, nó sẽ đem lại cảm giác vui vẻ khi hiệu quả công việc được rõ rang.
  • Nếu mẹ đang cảm thấy lo lắng bất an, viết những việc cần phải làm ra giấy, suy nghĩ đánh dấu thứ tự ưu tiên rồi làm từng việc một. Ví dụ:

1. Cho con bú.

2. Cho con ngủ.

3. Mẹ đi tắm.

4. Mẹ nghỉ ngơi 20’.

Mỗi khi xong một việc, hãy đánh dấu tích vào danh sách. Mẹ sẽ mỉm cười hài lòng khi thấy nhiều dấu tích trên tờ danh sách vốn rất dài của mình.

Nếu mẹ đang cảm thấy thất vọng hay tức giận, tập trung vào thực tế là chỉ có mẹ có thể thay đổi cảm giác tức giận, điều này thật sự không tốt cho mẹ.

>> Tham khảo thêm: Chế độ sau sinh nên ăn gì để tốt cho mẹ và bé

Cách điều trị trầm cảm sơ sinh tại nhà

Cách điều trị trầm cảm sơ sinh tại nhà (Nguồn: Sưu tầm)

Làm mẹ hẳn là một trải nghiệm mới và mẹ cần thời gian để làm quen. Để giúp mẹ có thêm thông tin chăm sóc bé yêu luôn khoẻ mạnh, mẹ hãy tham khảo chuyên mục  Cách chăm sóc trẻ sơ sinh hoặc tìm hiểu Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ cũng có thể tham khảo các vấn đề sau sinh với chuyên mục  Chăm sóc sau sinh hoặc gửi câu hỏi về các Chuyên gia Huggies® để được tư vấn thêm về trường hợp của mình.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;