Tất cả các chuyên mục
Chuyển dạ
Sinh nở
Chăm sóc sau sinh
Trẻ sinh non
Sinh mổ
Sinh thường
Sinh đa thai
Câu chuyện sinh con

Mách mẹ cách rặn đẻ để sinh thường dễ dàng

Mách mẹ cách rặn đẻ để sinh thường dễ dàng

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Quá trình chuyển dạ đánh dấu thời điểm thiên thần nhỏ sắp chào đời sau “9 tháng 10 ngày ngọt ngào” trong bụng mẹ. Ngoài cảm giác hồi hộp, hạnh phúc khi sắp được gặp con yêu, không ít mẹ cảm thấy rất lo lắng, căng thẳng khi sắp phải “vượt cạn”. Tuy “mang nặng đẻ đau” là điều không thể tránh khỏi khi thực hiện thiên chức làm mẹ nhưng để giúp các mẹ bớt đi nỗi lo và tự tin hơn trước khi “lâm bồn”, Huggies sẽ hướng dẫn mẹ cách rặn đẻ dễ dàng hay làm sao để sinh thường dễ dàng mẹ nhé! 

Tham khảo: Dấu hiệu sắp sinh

Quá trình chuyển dạ khi sinh thường

Giai đoạn I – Đau chuyển dạ, xoá mở tử cung 

  • Đau chuyển dạ giai đoạn đầu: Giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 6 tiếng hoặc lâu hơn. Lúc này cổ tử cung mỏng đi, bắt đầu giãn và mở ra khoảng 3 cm. Mẹ bắt đầu cảm nhận được các cơn đau nhẹ do các cơn co thắt tử cung. Trung bình kéo dài 30-60 giây và xảy ra khoảng 5-20 phút. Tần suất co thắt ngày càng mạnh và thường xuyên hơn. 
  • Đau chuyển dạ thực sự: Giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 2-8 tiếng. Lúc này tử cung của mẹ đã giãn ra khoảng 7 cm. Các cơn co thắt tiếp tục diễn ra với tần suất mạnh và gần nhau hơn. Mẹ có thể được dùng thuốc giảm đau lúc này.
Giai đoạn II – Rặn đẻ, sổ thai
  • Giai đoạn này có thể kéo dài từ vài phút đến 3 tiếng. Tử cung của mẹ đã giãn hết 10 cm. Các cơn co thắt trở nên mạnh hơn và mẹ cảm thấy đau dữ dội. Những cơn đau thúc xuống dưới và mẹ có cảm giác em bé gần ra. Mẹ sẽ thấy một cơn đau nhói và cửa âm đạo căng ra. Lúc này đầu em bé đã lộ ra ngoài. Sau khi em bé ra ngoài hoàn toàn mẹ sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Đây là giai đoạn quan trọng nhất, mẹ cần chú ý tập cách thở và rặn đẻ để em bé được đưa ra nhanh và dễ dàng. 
Giai đoạn III – Sổ nhau thai
  • Em bé đã an toàn chào đời. Tuy nhiên, mẹ vẫn còn thấy những cơn gò tử cung do tử cung co nhỏ lại và bắt đầu bong tróc để đẩy nhau thai ra. Thời gian kéo dài từ vài phút đến 30 phút với những cơn đau nhẹ. Giai đoạn này tương đối nhẹ nhàng trong khi đẻ, mẹ có thể rặn cho nhau thai ra một cách dễ dàng.

Tham khảo: Dấu hiệu chuyển dạ

Cách rặn đẻ dễ dàng khi sinh thường

  • Tư thế của sản phụ khi sinh bé: nằm đầu cao một góc 45 độ, phần mông nâng lên một chút, hai tay nắm lấy 2 càng của bàn sinh. Hai chân đạp mạnh vào giá đỡ 2 chân.
  • Khi bác sĩ cho phép được rặn, sản phụ nên tập rặn đúng cách thì mới có hiệu quả đẩy thai ra khỏi bụng mẹ và ống sinh dục được. Rặn không hiệu quả, giai đọan sổ thai kéo dài sẽ làm mất sức người mẹ và em bé có thể bị ngạt ngay khi chưa kịp sinh ra. 
  • Rặn đẻ trong lúc cơn gò bắt đầu xuất hiện, bằng cách phối hợp với các động tác hít thở làm sao cho nhịp nhàng và hiệu quả nhất.
  • Khi đến cơn gò, mẹ nên hít sâu một hơi dài bằng mũi, sau đó thở ra bằng miệng từ từ. Động tác hít thở nhịp nhàng kết hợp với rặn đẻ. Khi rặn mẹ nên dồn hơi xuống bụng, chứ không nên dồn hơi lên mặt.
  • Sau mỗi lần rặn đẻ, mẹ nên nghỉ khoảng 50 – 60 giây để bình tĩnh hơn và chuẩn bị cho cơn gò thứ hai. Rặn đẻ trong lúc có cơn gò tử cung thì mới hiệu quả và dễ dàng hơn.  
  • Sự kết hợp cộng hưởng từ lực của cơn gò tử cung, lực của sản phụ rặn đẻ và lực đẩy bụng của nữ hộ sinh khi đầu thai nhi đã thập thò ở âm hộ, em bé sẽ được ra đời tự nhiên mà không cần phải can thiệp tới bất cứ phương pháp nào khác.

Tham khảo: Hiện tượng đau đẻ

Làm sao để sinh thường dễ dàng?

Chuyển dạ là một quá trình đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ thai nghén. Sau 38 - 40 tuần “mang nặng”, thai phụ bước vào giai đọan “đẻ đau”. Quá trình này thường kéo dài từ 6 - 12  giờ với con rạ và thời gian có thể tăng gấp đôi ở người mới sinh con lần đầu, nghĩa là từ 12 - 24 giờ tính từ khi xuất hiện cơn co tử cung chuyển dạ đầu tiên. 

Lúc bắt đầu chuyển dạ thì cơn gò tử cung thường ngắn, kéo dài khoảng 10 đến 15 giây và tần số xuất hiện thường thưa khoảng 10 phút có một cơn co. Các cơn co này thường gây đau nhẹ. Sau đó, càng gần đến lúc rặn sanh thì cơn co kéo dài hơn khoảng 15 - 20 giây rồi 20 - 30 giây, và lúc cơn co kéo dài khoảng 30 - 40 giây là lúc em bé sắp ra đời. Sự xuất hiện các cơn co cũng thường xuyên hơn, 10 phút sẽ có 3 cơn co và khi 10 phút có hơn 3 cơn co và sản phụ đau bụng dữ dội là thời điểm rặn đã đến. 

Như vậy, chúng ta thấy rằng cơn co tử cung mang tính chất chu kỳ, với mỗi một cơn gò tử cung thường có 3 thì: 

  • Thì co: Bụng của thai phụ thường có cảm giác cứng lên và cơn đau tăng dần 
  • Thì kéo dài: Cảm giác đau đạt đỉnh điểm ở thì kéo dài. 
  • Thì nghỉ: Cơn đau bụng sẽ giảm dần và có thể không còn cảm giác đau nữa. Đây chính là khoảng cách giữa các cơn gò tử cung và là thời điểm để thai phụ phục hồi sức lực chuẩn bị cho cơn đau tiếp theo. 

    Thai phụ cần tập trung dựa vào chu kỳ của cơn gò tử cung để thở đúng cách: 

    • Lúc cảm thấy cơn đau, tức là có cơn co bắt đầu xuất hiện. Thai phụ nên thở nhanh dần, hít bằng mũi và thở ra bằng miệng. Đến khi cơn đau tăng dần, thai phụ sẽ thở nhanh và nông hơn, thở làm sao tạo được tiếng rít như tiếng huýt sáo nhỏ là được. 
    • Khi cơn đau giảm dần thì thai phụ nên thở chậm hơn, sâu hơn, vừa thở vừa thư giãn, để lấy lại năng lượng chuẩn bị cho cơn co tử cung kế tiếp.

    Lưu ý cho mẹ

    • Trong suốt quá trình rặn đẻ, mẹ nhớ hít thở đều đặn và đừng quá căng thẳng. Nếu cảm thấy quá sức chịu đựng của mình thì mẹ nên mạnh dạn yêu cầu sự trợ giúp của bác sĩ nhé!
    • Xác định đúng chu kỳ của cơn gò tử cung: Thời gian sinh kéo dài bao lâu tùy thuộc vào từng người. Tuy nhiên, thông thường quá trình sinh sẽ diễn ra trong khoảng 6 giờ đến 24 giờ. Chính vì vậy, việc xác định đúng các cơn gò tử cung sẽ giúp mẹ bầu có thể điều hòa nhịp thở cùng dồn sức rặn để em bé ra nhanh và thuận lợi hơn. 
    • Theo Whattoexpect, mẹ nên rặn như thể đang đi đại tiện. Mẹ nên tập trung toàn bộ sự tập trung của bạn vào việc rặn đẻ. Đừng lo lắng về việc mẹ sẽ đi đại tiện hoặc tiểu tiện trong quá trình sinh bé. 
    • Nếu em bé chưa di chuyển đến ống sinh, hãy thay đổi tư thế. Đối với sản phụ sinh thường lần đầu, do tầng sinh môn (bộ phận sinh dục nữ) chắc nên Bác sĩ sẽ tiến hành cắt tầng sinh môn trong lúc cơn gò tử cung với mục đích giúp cho đường thoát ống âm đạo rộng để sinh em bé tự nhiên dễ dàng hơn và giúp cho đầu bé không bị sang chấn, đồng thời phòng ngừa tổn thương cơ vòng hậu môn do rách tầng sinh môn sâu.
    • Sau khi bé yêu ra đời, bé sẽ được hút nhớt ở miệng và mũi. Các bác sĩ sẽ kẹp cắt rốn bé, kích thích cho bé khóc và thở tốt. Sau đó, bé sẽ được nằm da kề da với mẹ ngay.
    • Cuối cùng là giai đoạn sổ nhau. Các bác sĩ sẽ chủ động đỡ nhau sau khi mẹ được tiêm 10 đơn vị oxytocin tiêm bắp, đồng thời với oxytocin pha loãng truyền tĩnh mạch. Động tác đỡ nhau tích cực sẽ giúp phòng ngừa băng huyết sau sinh cho mẹ.

    Tâm lý lo lắng, hồi hộp của các mẹ bầu khi chuẩn bị “lâm bồn” là rất bình thường. Tuy vậy, mẹ cũng đừng nên quá căng thẳng nhé! Giữ tâm lý vững vàng và hít thở, rặn đẻ đúng cách theo những hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp mẹ vượt cạn dễ dàng hơn. Chúc các mẹ bầu sớm “mẹ tròn con vuông” nhé!

    Nếu như mẹ vẫn đang có những thắc mắc trong việc phục hồi sức khỏe sau khi sinh thì tham khảo chuyên mục Chăm sóc sau sinh hoặc đừng ngần ngại gửi ngay câu hỏi của mẹ về Góc Chuyên Gia của HUGGIES® để được các bác sĩ giải đáp nhé.

    >> Sản phẩm Huggies được bố mẹ tìm mua nhiều: tã dán Huggies, tã quần Huggiestã dán Huggies size NBtã dán Huggies tràm trà size S

    Để bé yêu luôn khoẻ mạnh, mẹ hãy tham khảo chuyên mục Cách chăm sóc bé hoặc tìm hiểu Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    BSCKII. NGUYỄN HỮU THUẬN

    EmptyView

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;