Tất cả các chuyên mục
Giai đoạn chuẩn bị có thai
Nên dùng que thử thai khi nào để có kết quả chính xác nhất?
Rụng trứng
Khả năng sinh sản
Thụ tinh trong ống nghiệm - Thụ tinh nhân tạo

Các phương pháp thử thai chính xác

Các phương pháp thử thai chính xác

Chẩn đoán mang thai đòi hỏi cách tiếp cận nhiều phía, hiện nay các bác sĩ thường sử dụng 3 công cụ chẩn đoán chính: khai thác bệnh sử kết hợp khám lâm sàng, xét nghiệm và siêu âm. Hiện nay, các công cụ này giúp chẩn đoán mang thai ở thời kỳ sớm và để giúp loại trừ các bệnh lý khác. Phạm vi bài này sẽ nói về các phương pháp thử thai chính xác ra sao và siêu âm như thế nào giúp mẹ phát hiện có thai chính xác và sớm!

Hiện nay, thông qua việc sử dụng các xét nghiệm từ máu hay nước tiểu và siêu âm, các bác sĩ có khả năng chẩn đoán mang thai trước khi có nhiều dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng.

Tham khảo: Dấu hiệu mang thai tuần đầu

Cách thử thai ở phòng xét nghiệm

Tại các phòng xét nghiệm hay khoa xét nghiệm việc chẩn đoán mang thai khá chính xác nhờ việc xét nghiệm một số hormones, các hormones này có thể được đo và theo dõi để hỗ trợ chẩn đoán mang thai. Các xét nghiệm phổ biến nhất được sử dụng  là beta HCG, các hormones khác cũng đã được sử dụng  gồm progesterone và yếu tố mang thai sớm.

Thử thai tại nhà

HCG (Human Chorionic Gonadotropin):  

là một loại hormone thai kỳ được tiết ra bởi nhau thai ngay sau khi trứng thụ tinh. HCG là một glycoprotein, gồm hai tiểu đơn vị: Alpha và Beta, được liên kết với nhau bởi các phân tử ion và kỵ nước. Tuy nhiên do cấu trúc của HCG có chuỗi α giống LH vì vậy khi định lượng HCG toàn phần sẽ xảy ra tình trạng phản ứng chéo với LH. Tuy nhiên LH và HCG khác nhau về chuỗi β nên khi định lượng beta HCG sẽ phán ánh chính xác nồng độ HCG trong máu. Các bác sĩ hay đế ý đến beta HCG nhiều hơn, vì nó có thể được phát hiện trong huyết thanh hoặc nước tiểu của mẹ vào khoảng 8-9 ngày sau khi thụ thai. Xét nghiệm máu giúp phát hiện mang thai sớm và chính xác hơn. Nồng độ HCG thấp:  Có khả năng sảy thai hoặc trứng bị hỏng, hoặc thai ngoài tử cung. Nồng độ HCG cao: có thể đa thai, thai trứng, hoặc hội chứng Down. Tuy nhiên,  nhiều trường hợp beta HCG thấp nhưng thai nhi vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Việc chẩn đoán tuổi thai dựa vào beta HCG, đôi khi không chính xác.

Hiện tại, 4 thử nghiệm chính của beta HCG được sử dụng: (1) xét nghiệm miễn dịch phóng xạ có cạnh tranh (radioimmunoassay), (2) xét nghiệm miễn dịch phóng xạ không cạnh tranh (immunoradiometric assay), (3) xét nghiệm miễn dịch thử nghiệm gắn men (ELISA), và (4) xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang (fluoroimmunoassay).

Với các test này thời gian để thực hiện mất từ 2 phút cho đến 4 giờ, giúp đánh giá thời gian sau khi thụ thai khi test dương tính đầu tiên sớm nhất là từ 10 ngày cho đến 22 ngày.

Tham khảo: Chỉ số Beta hCG

Progesterone

Đo nồng độ progesterone huyết thanh có thể là một xét nghiệm hữu ích để đánh giá thai kỳ bất thường sớm. Test đo nồng độ progesterone huyết thanh là không tốn kém nhiều tiền và có thể dự đoán hay tiên lượng về thai nhi, như tuổi thai 5 tuần nồng độ Progesterone < 10ng/ml, ở tuổi thai 6 tuần nồng độ Progesterone < 20ng/ml nhưng độ nhạy và độ đặc hiệu giảm xuống. Khi nồng độ Progesterone > 25ng/ml thì cho phép chẩn đoán thai bình thường lên đến 98% hoặc thai không thể sống khi nồng độ Progesterone < 3,5ng/ml với độ chính xác là 100%. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể xác định thai hỏng mà không cần biết vị trí của thai. Có thể tiến hành nạo buồng tử cung để chẩn đoán tiếp, bên cạnh đó còn có giá trị trong việc tầm soát thai ngoài tử cung giai đoạn sớm.

Yếu tố mang thai sớm

Xét nghiệm yếu tố mang thai sớm (The early pregnancy factor -EPF) có thể hữu ích trong tương lai. EPF là một chất ức chế miễn dịch được phân lập trong huyết thanh người mẹ ngay sau khi thụ thai sớm và là dấu hiệu đánh dấu sớm nhất để cho biết thụ tinh. Nó có thể phát hiện được trong huyết thanh 36-48 giờ sau khi thụ tinh, đạt đỉnh điểm trong tam cá nguyệt đầu tiên. EPF cũng xuất hiện trong vòng 48 giờ sau khi phôi thai được thụ tinh trong ống nghiệm thành công. Nồng độ EPF sẽ không phát hiện được ở người mẹ sau sinh hoặc trường hợp mang thai ngoài tử cung. EPF có các ứng dụng lâm sàng hạn chế vào thời điểm này vì phân tử này rất khó để phân lập. 

Cách thử thai tại nhà

Hiện nay có ít nhất 25 dạng test khác nhau để thử mang thai ở nhà hiện đang được bán ở Mỹ. Các xét nghiệm này hiện nay sử dụng phương pháp miễn dịch học hiện đại. Hầu hết các test này đều xác nhận "độ chính xác 99%”. Có thể mẹ sẽ thấy trên bao bì hướng dẫn có thể thử test khoảng 7-10 ngày sau quan hệ. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên rằng nên đợi đến một tuần sau khi bị chậm kinh nguyệt thì mới nên sử dụng que thử thai, vì thời điểm này sẽ cho kết quả chính xác cao nhất. Các test này thử nước tiểu, nếu như mẹ thấy xuất hiện 2 vạch, đồng nghĩa có thai.

Cách thử thai qua siêu âm:

Bác sĩ có thể giúp mẹ chẩn đoán có thai hay không bằng siêu âm qua bụng hay siêu âm qua âm đạo. Với sự xuất hiện của siêu âm qua âm đạo, chẩn đoán mang thai có thể được thực hiện thậm chí sớm hơn so với siêu âm qua bụng. Ở Mỹ từ lâu siêu âm đã được sử dụng trong các trường hợp mang thai không không có biến chứng để kiểm tra sàng lọc dị tật thai nhi. Ở Mỹ siêu âm qua âm đạo thường không được sử dụng để chẩn đoán mang thai trừ khi bệnh nhân bị chảy máu âm đạo hoặc đau bụng sớm trong thời kỳ mang thai hoặc sản phụ có nguy cơ cao. Siêu âm qua âm đạo là phương tiện chính xác nhất để khẳng định mang thai trong tử cung và tuổi thai ở giai đoạn sớm của tam cá nguyệt đầu.

Siêu âm qua âm đạo có nhiều ưu điểm so với siêu âm qua bụng trong giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai. Siêu âm qua âm đạo có thể giúp phát hiện các dấu hiệu của thai kỳ trong tử cung sớm hơn 1 tuần so với với siêu âm qua bụng. Bệnh nhân không bắt buộc phải có dấu hiệu căng bàng quang và không bắt buộc phải chịu áp lực không thoải mái trên thành bụng từ đầu dò bên ngoài. Siêu âm qua âm đạo cũng tốt hơn cho những bệnh nhân béo phì. Một bất lợi là một số bệnh nhân có thể lo lắng về việc thăm dò âm đạo vì họ sợ nguy cơ động thai và có thể phản đối. Đầu dò âm đạo thường có tần số cao hơn (5-8 MHz) so với đầu dò bụng (3-5 MHz). Tần số cao hơn cho phép độ phân giải tốt hơn về hình ảnh.

Nhìn chung, việc chẩn đoán mang thai có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp và độ tin cậy rất là cao, mẹ yên tâm nhé, nếu như mẹ có thắc mắc nào, vui lòng đặt câu hỏi ở “Góc chuyên gia của Huggies” mẹ nhé!

Để biết thêm thông tin, mời bạn tham khảo chuyên mục Mang thai hoặc tìm hiểu Sự phát triển thai nhi theo tuần

 

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;