Tất cả các chuyên mục
Giai đoạn chuẩn bị có thai
Nên dùng que thử thai khi nào để có kết quả chính xác nhất?
Rụng trứng
Khả năng sinh sản
Thụ tinh trong ống nghiệm - Thụ tinh nhân tạo

7 Dấu hiệu thụ thai không thành công dễ nhận biết và cách khắc phục

Dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều

Ngoài quan tâm đến các dấu hiệu mang thai sớm thì việc nhận biết dấu hiệu thụ thai không thành công cũng là một trong những vấn đề mà chị em cần tìm hiểu để phục hồi tinh thần cũng như lên kế hoạch mang thai sau đó. Bởi trên thực tế, các dấu hiệu này có khá nhiều điểm tương đồng với tình trạng kinh nguyệt bình thường. Hiểu được tâm lý này, qua bài viết hôm nay, Huggies sẽ chia sẻ cho bạn tất tần tật các thông tin liên quan đến 7 dấu hiệu thụ thai không thành công cũng như cách điều trị hiệu quả để chị em có kế hoạch làm mẹ sớm nhận được tin vui. Cùng khám phá ngay. 

>> Tham khảo thêm:

Nguyên nhân thụ thai không thành công

Quá trình thụ thai được xem là thành công khi có sự kết hợp hoàn chỉnh giữa trứng và tinh trùng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, có thể do nguyên nhân khách quan hay chủ quan mà khiến các dấu hiệu thụ thai không thành công xuất hiện. Cụ thể, các lý do khiến sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng bị “thất bại” có thể là do: 

Tuổi của vợ chồng

Tuổi của vợ chồng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến quá trình thụ thai thành công. Thực tế, phụ nữ khi bước vào giai đoạn sau 35 tuổi cần rất nhiều thời gian để mang thai hơn các độ tuổi khác. Một số nghiên cứu trên lâm sàng đã chứng minh được sự ảnh hưởng của tuổi tác đến số lượng cũng như chất lượng của trứng. Do vậy, dù có kinh nguyệt đều đặn hằng tháng thì khả năng sinh sản của những chị em sau tuổi 35 bị giảm sút khá nhiều. 

Nam giới cũng gặp tình trạng tương tự. Phái mạnh khi ở độ tuổi sau 40 thì sức khỏe sinh lý cũng bắt đầu suy yếu dần, dẫn đến việc gặp khó khăn trong việc thụ thai. 

>> Tham khảo thêm: 20 Dấu hiệu nhận biết mang thai con trai hay con gái Sớm, Chuẩn Nhất 

Khi bước vào giai đoạn sau 35 tuổi cần rất nhiều thời gian để mang thai

Khi bước vào giai đoạn sau 35 tuổi cần rất nhiều thời gian để mang thai (Nguồn: Sưu tầm)

Vấn đề sức khỏe

Những người thường xuyên tiêu thụ thuốc lá, cần sa, hay các chất kích thích khác với mục đích giải trí thì khả năng cao khả năng sinh sản sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Ngoài ra, nếu bạn thường gặp phải cảm giác stress, căng thẳng hoặc mất ngủ liên tục thì cũng dễ ảnh hưởng đến quá trình thụ thai. 

Những người thừa cân, tập thể dục quá sức hoặc thiếu cân nặng, suy dinh dưỡng cũng làm gián đoạn khả năng sinh sản. Do đó, có thể thấy rõ ràng rằng, vấn đề sức khỏe liên quan không nhỏ đến việc thụ thai. Vì thế, để gia tăng tỉ lệ “đậu thai” thành công thì bạn cần tuân thủ chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đủ chất và hoạt động thể chất ở mức độ bình thường.

>> Xem thêm: Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào, trong bao lâu?

Vấn đề tinh trùng hoặc trứng

Dấu hiệu thụ thai không thành công xảy ra còn có thể là do vấn đề nằm ở trứng hoặc tinh trùng. Người chồng không có tinh trùng hoặc tinh trùng yếu, hình dạng không đồng nhất, bị biến dạng,...cũng làm giảm tỷ lệ đậu thai.

Bên cạnh đó, nếu người vợ không rụng trứng thì cũng không thể mang thai. Một số bệnh lý liên quan đến sự hoạt động của buồng trứng như hội chứng đa nang buồng trứng (PCOS), suy buồng trứng nguyên phát, tăng prolactin máu, rối loạn chức năng tuyến giáp hay tập thể dục quá mức…. cũng khiến cho quá trình thụ thai bị cản trở, diễn ra không thành công. 

>> Tham khảo thêm: 11 Dấu Hiệu Rụng Trứng Gặp Tinh Trùng Chính Xác Nhất  

Vấn đề tinh trùng hoặc trứng yếu sẽ ảnh hưởng đến việc thụ thai

Vấn đề tinh trùng hoặc trứng yếu sẽ ảnh hưởng đến việc thụ thai (Nguồn: Sưu tầm)

Tiền sử phẫu thuật

Nếu người nữ trước đây từng có tiền sử nạo phá thai hay thực hiện các cuộc phẫu thuật liên quan đến buồng trứng, tử cung,.... thì cũng gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến việc thụ thai thành công. Với phái mạnh cũng như vậy. Một số cuộc phẫu thuật can thiệp đến bộ phận sinh dục cũng khiến cho quá trình “đậu thai” giữa trứng và tinh trùng diễn ra không suôn sẻ như mong đợi. 

>> Xem thêm: Kiểm tra ngày rụng trứng

Tiền sử phẫu thuật có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của vợ chồng

Mẹ có tiền sử nạo phá thai có khả năng mang thai thấp hơn bình thường (Nguồn: Sưu tầm)

Những dấu hiệu thụ thai không thành công là gì?

Trong trường hợp vợ chồng đang lên kế hoạch để sinh con thì có lẽ sẽ càng ngày càng hồi hộp và lo lắng, không biết mình có mang thai thành công hay là chưa. Lúc này, việc chờ đợi đến ngày siêu âm hoặc sử dụng que thử thai sẽ khiến bạn nữ ngày càng khẩn trương hơn. Thay vì như vậy, bạn có thể chủ động nhận biết các dấu hiệu thụ thai không thành công như bên dưới đây để có kế hoạch mang thai vào dịp kế tiếp. 

Kinh nguyệt bình thường sau quan hệ - Dấu hiệu thụ thai không thành công rõ ràng nhất

Chậm kinh, trễ kinh là yếu tố “chỉ điểm” rõ ràng nhất của việc mang thai thành công hay không. Tuy nhiên, trong trường hợp kỳ kinh nguyệt đến trước thời điểm bạn sử dụng que thử thai thì chắc chắn đây là dấu hiệu thụ thai không thành công. Trong một số trường hợp, các chị em thường nhầm lẫn máu kinh nguyệt với máu báo thai nhưng hãy kiên nhẫn và quan sát thêm. Nếu lượng máu ra liên tục và ra nhiều thì đây chính là “dự báo” của một kỳ kinh mới đã đến.

>> Tham khảo thêm: Cách Tính Ngày Rụng Trứng Để Tránh Thai Và Thụ Thai Chính Xác  

Vẫn có kinh nguyệt bình thường sau quan hệ là dấu hiệu thụ thai không thành công

Kinh nguyệt bình thường là dấu hiệu thụ thai không thành công (Nguồn: Sưu tầm)

Ngực không căng tức

Căng tức ngực là hiện tượng thường xảy ra trong những tuần đầu tiên sau khi thụ thai thành công mà bất kỳ chị em nào cũng cảm nhận được. Bên cạnh đó, quầng vú chuyển màu sẫm hơn bình thường và tăng kích cỡ cũng là các biểu hiện của việc mang thai thành công. Do vậy, nếu bạn không cảm nhận được các tình trạng kể trên thì có lẽ là quá trình thụ thai diễn ra không thành công như mong đợi.

>> Xem thêm: Thụ thai ngay thời điểm rụng trứng

Không nhạy cảm với mùi hương

Nhiều chị em sẽ trở nên cực kỳ nhạy cảm với mùi hương sau khi mang thai thành công. Bạn có thể sẽ cảm thấy buồn nôn hoặc chóng mặt khi ngửi thấy mùi lạ. Điều này xảy ra là do sự thay đổi đột ngột của các hormone trong cơ thể khi mang thai. Việc nhạy cảm hơn với các mùi hương cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm trạng của bà bầu. Do vậy, nhiều chị em sẽ có xu hướng trở nên khó tính, dễ cáu gắt hơn khi mang thai. Nếu không có các biểu hiện nói trên thì có thể đó chính là dấu hiệu thụ thai không thành công. 

>> Xem thêm: Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng? Cách nhận biết chính xác

Không nhạy cảm với mùi hương là dấu hiệu thụ thai không thành công

Không nhạy cảm với mùi hương cũng chứng tỏ bạn chưa mang thai (Nguồn: Sưu tầm)

Không có triệu chứng mệt mỏi

Dấu hiệu thụ thai không thành công này có thể không chính xác ở những bạn nữ có sức đề kháng tốt. Tuy nhiên, phần lớn các chị em sẽ có biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu khi mang thai. Nguyên nhân là vì cơ thể của phái đẹp đang phải tăng năng suất làm việc nhiều hơn để chuẩn bị cung cấp một lượng máu và chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi. Nếu kiểm tra và bạn không có các triệu chứng kể trên thì chứng tỏ đây là dấu hiệu thụ thai không thành công.

>> Xem thêm: Quan hệ sau ngày rụng trứng có thai không?  

Không triệu chứng ốm nghén

Buồn nôn và nôn được biết đến là những dấu hiệu đầu tiên ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Do đó, nếu không có cảm giác nôn hay ốm nghén thì điều này chứng tỏ bạn vẫn chưa mang thai. Tuy nhiên, ở một số trường hợp thì nữ giới không bị ốm nghén vẫn chưa đủ cơ sở để kết luận đây là dấu hiệu thụ thai không thành công được. Để đảm bảo chính xác hơn, bạn cần đến các cơ sở ý tế để được thăm khám, chẩn đoán bởi các bác sĩ chuyên khoa. 

Nếu không ốm nghén hay có cảm giác buồn nôn thì có lẽ bạn chưa mang thai

Nếu không ốm nghén hay có cảm giác buồn nôn thì có lẽ bạn chưa mang thai (Nguồn: Sưu tầm)

Không triệu chứng thèm chua

Khi mang thai, hormone hCG trong cơ thể của chị em sẽ có xu hướng tăng cao trong suốt thời kỳ đầu. Điều này sẽ khiến bạn bị kích thích vị giác, có cảm giác thèm ăn đối với một số loại thực phẩm, đặc biệt là đồ chua. Vì vậy, khi không có triệu chứng thèm chua thì có lẽ là quá trình thụ thai chưa diễn ra thành công như mong đợi.

>> Xem thêm: Kiểm tra ngày rụng trứng 

Không đầy hơi táo bón

Khi có thai, sự thay đổi bất thường của các hormone nội tiết trong cơ thể bạn nữ có thể gây ra các hội chứng như khó tiêu, đầy hơi và táo bón. Tình trạng này có thể tiếp diễn liên tục và kéo dài tới hết thai kỳ ở một số người. Vì vậy, nếu hệ tiêu hóa của bạn hoạt động bình thường, không có biểu hiện của việc bị ảnh hưởng thì đây có thể là dấu hiệu thụ thai không thành công

>> Xem thêm: Điều trị tăng khả năng sinh sản

Nếu hệ tiêu hóa của bạn hoạt động bình thường có thể là dấu hiệu thụ thai không thành công

Nếu hệ tiêu hóa của bạn hoạt động bình thường có thể là dấu hiệu thụ thai không thành công (Nguồn: Sưu tầm)

Cách chẩn đoán thụ thai không thành công

Ngoài các dấu hiệu thụ thai không thành công thì bạn có thể sử dụng các biện pháp phổ biến như bên dưới đây để chẩn đoán chính xác về khả năng thụ thai thành công. 

Kiểm tra bằng que thử thai

Que thử thai được biết đến là dụng cụ hỗ trợ nhận biết có thai một cách nhanh chóng, có độ chính xác cao được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Đây là dụng cụ xét nghiệm định tính, nghĩa là xác định nồng độ hormone hCG - loại hormone chỉ tiết ra trong cơ thể phụ nữ khi mang thai. Thông thường, sau khi quan hệ được 7 ngày thì bạn có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra xem có mang thai hay không. Nếu kết quả que thử thai 1 vạch thì điều này chứng tỏ bạn vẫn chưa mang thai. 

>> Tham khảo thêm: 

Cách chẩn đoán thụ thai không thành công bằng que thử thai

Que thử thai 1 vạch nghĩa là bạn chưa mang thai (Nguồn: Sưu tầm)

Siêu âm và xét nghiệm

Nguyên lý của phương pháp xét nghiệm máu giúp phát hiện có thai sớm dựa vào hàm lượng nội tiết hCG. Xét nghiệm máu có thể đo được sự gia tăng khối lượng rất nhỏ của hormone này trong cơ thể trong vòng 6 – 8 ngày sau khi thụ thai. Do đó, đây được xem là xét nghiệm có khả năng dự đoán việc mang thai rất sớm ngay từ những tuần đầu tiên. Nếu kết quả cho thấy lượng hCG < 5mlU/ml thì chưa thể kết luận bạn đã mang thai.

Phương pháp siêu âm có thể được áp dụng để hình dung bào thai trong tử cung người mẹ khoảng 4 tuần rưỡi sau chu kỳ kinh nguyệt gần nhất. Siêu âm có thể cho bạn biết bạn đang mang thai đến tuần thứ mấy và sức khỏe, sự phát triển của thai nhi thế nào. Ngoài ra bạn còn có thể nghe nhịp tim của bé ở tuần thai thứ bảy.

Khám phụ khoa

Khi thực hiện thăm khám phụ khoa, bác sĩ sẽ khám tổng quát những chi tiết liên quan đến tất cả các cơ quan thuộc bộ phận sinh dục. Đồng thời, nữ giới sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như: Xét nghiệm nước tiểu, siêu âm ổ bụng,...nhằm phát hiện các bệnh lý gặp phải tại cơ quan sinh sản. Điều này giúp bác sĩ có thể dự đoán được khả năng thụ thai thành công của phái đẹp. 

>> Xem thêm: 

Đi khám phụ khoa để chẩn đoán thụ thai thành công hay chưa

Khám phụ khoa giúp bác sĩ có thể dự đoán được khả năng thụ thai thành công (Nguồn: Sưu tầm)

Phương pháp điều trị làm tăng khả năng thụ thai thành công

Bên cạnh việc tìm hiểu cách dấu hiệu thụ thai không thành công, nếu muốn sớm mang thai theo kế hoạch thì bạn cũng nên tham khảo các phương pháp điều trị làm tăng khả năng thụ thai thành công như bên dưới đây:

  • Vận động thể chất thường xuyên: Nghiên cứu chỉ ra rằng, với mỗi giờ tập luyện trong tuần thì bạn sẽ giảm được 5% nguy cơ vô sinh hiếm muộn. Tuy nhiên, bạn cũng cần thực hiện chế độ tập luyện điều độ, tránh gắng sức gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh sản. 
  • Ăn nhiều thực phẩm có chứa protein và chất xơ từ thực vật: Chất xơ và protein từ thực vật rất có lợi cho hệ sinh sản. Các thành phần dinh dưỡng này giúp loại bỏ đi lượng hormone dư thừa và cân bằng lại lượng đường trong máu. Điều này có ảnh hưởng tích cực đến khả năng thụ thai thành công. 
  • Cắt giảm caffeine: Caffeine có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sinh sản của nữ giới. Việc uống quá nhiều caffeine trước và trong khi mang thai cũng làm tăng nguy cơ sảy thai. Do đó, để gia tăng khả năng mang thai thì việc cắt giảm chất này là điều cần thiết. 

>> Tham khảo thêm: Quan hệ trước ngày rụng trứng có thai không? 

Phương pháp điều trị làm tăng khả năng thụ thai thành công

Tập luyện điều độ là phương thức giúp gia tăng khả năng thụ thai thành công (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ có biết:

Nếu có kế hoạch mang thai và làm mẹ thì chị em cũng nên quan tâm và tìm kiếm loại tã chất lượng cho con ngay từ bây giờ. Tã Huggies Naturemade có bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên, 100% nhập khẩu từ châu Âu. Đồng thời, sản phẩm còn kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé. Thiết kế siêu mỏng nhẹ kèm bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội giúp duy trì khô thoáng tới 12 tiếng,... Do tã không chứa hóa chất độc hại, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn tã cho bé mà không còn lo ngại rằng làn da bé nhạy cảm của bé sẽ bị kích ứng. Dòng sản phẩm có kích thước từ NB (sơ sinh), S, M, L, XXL cho đến XXL cực kỳ dễ dàng cho bố mẹ khi chọn mua. Với những ưu điểm vượt trội, Huggies Naturemade là một gợi ý tuyệt vời cho các bé yêu.

Ngoài ra, dòng tã Tràm Trà Tự Nhiên mới của thương hiệu Huggies là sản phẩm bỉm, tã đầu tiên có chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé, ngăn ngừa hăm tã. Công nghệ bong bóng 3D giúp khóa ẩm và ngăn thấm ngược đến 99%, đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Tã tràm trà cũng có kích thước từ NB cho tới tận size XXXL cho bé >20kg, mẹ thoải mái lựa chọn nhé.

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade bảo vệ làn da bé

Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade bảo vệ làn da bé (Nguồn: Huggies)

Dấu hiệu thụ thai không thành công có thể bị nhầm lẫn với tình trạng kinh nguyệt bình thường của cơ thể chị em. Do vậy, ngoài quan sát những bất thường của cơ thể thì bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám nhằm xác định bản thân mang thai hay chưa. Ngoài ra, mẹ đừng quên truy cập Góc chuyên gia của Huggies hoặc chuyên mục Thụ thai của Huggies để Sưu tầm thêm nhiều thông tin về những dấu hiệu liên quan đến sức khỏe sinh sản khác nhé. 

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;